Ủy ban châu Âu ra tuyên bố về tình hình biển Đông
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) về chính sách an ninh và đối ngoại, bà Maja Kocijancic, hôm 28-8 đã đề cập những diễn biến gần đây ở biển Đông.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) về chính sách an ninh và đối ngoại, bà Maja Kocijancic. Ảnh: EU
Trong tuyên bố đăng tải trên trang web của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS), bà Kocijancic cho rằng các hành động đơn phương ở biển Đông khoảng vài tuần trở lại đây khiến căng thẳng gia tăng, gây nguy hại cho môi trường an ninh hàng hải, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực.
Tuyên bố nhấn mạnh điều quan trọng đối với tất cả các bên là phải kiềm chế, thực hiện các bước cụ thể để khôi phục nguyên trạng, tránh quân sự hóa và giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS).
Video đang HOT
Các bên cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bên thứ ba dưới hình thức hòa giải hoặc phân xử để tạo điều kiện giải quyết khiếu nại nếu thấy cần thiết.
Theo bà Kocijancic, Liên minh châu Âu (EU) cam kết tiếp tục hỗ trợ đầy đủ cho các chương trình được Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dẫn đầu nhằm thúc đẩy trật tự khu vực và quốc tế dựa trên các quy tắc, củng cố hợp tác đa phương và hợp tác chặt chẽ hơn với các bên thứ ba.
“Chúng tôi đang mong chờ kết quả đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhanh chóng, minh bạch, đầy đủ hiệu lực, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý” – bà Kocijancic nói.
Ngoài ra, EU còn cam kết đảm bảo trật tự pháp lý tại các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, hợp tác và an ninh hàng hải cũng như tự do hàng hải và hàng không, vì lợi ích của tất cả quốc gia.
Theo Danviet
Ủy ban châu Âu ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh Maja Kocijancic vừa ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông.
Tuyên bố nhấn mạnh, các hành động đơn phương trong những tuần qua ở Biển Đông dẫn đến căng thẳng gia tăng và làm xói mòn môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh Maja Kocijancic
Bà Maja Kocijancic khẳng định, điều quan trọng đối với tất cả các bên trong khu vực là tự kiềm chế, thực hiện các bước cụ thể để trở lại nguyên trạng, kiềm chế quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Theo người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh, các bên nếu thấy hữu ích cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bên thứ ba bằng hình thức hòa giải hoặc phân xử để tạo thuận lợi cho việc giải quyết các khiếu nại.
EU sẽ tiếp tục ủng hộ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm, nhằm thúc đẩy hơn nữa một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, nhằm tăng cường hợp tác đa phương, cũng như hợp tác chặt chẽ hơn với các bên thứ ba.
"Chúng tôi đang mong chờ việc hoàn tất nhanh chóng, minh bạch về tiến trình đàm phán một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý", bà Maja Kocijancic cho biết.
Tuyên bố nêu rõ, EU cam kết trật tự pháp lý trên các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
Thái An
Theo Vietnamnet
Philippines ra điều kiện để tàu nước ngoài được khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Các tàu nước ngoài có thể thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines (EEZ) nhưng phải đặt dưới sự giám sát của các nhà khoa học nước này. Tuyên bố này được Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đưa ra hôm 14/8. Trước đó, ông Locsin lưu ý rằng Manila không cấm các nước thực hiện các hoạt động...