Ủy ban bí mật của Trung Quốc chuyên chọn lọc ứng viên thay thế công nghệ Mỹ
Trung Quốc được cho là đang âm thầm trao quyền cho một tổ chức bí mật thực hiện xem xét và phê duyệt các nhà cung cấp địa phương trong những lĩnh vực công nghệ nhạy cảm, nhằm thay thế nguồn cung từ Mỹ và nước ngoài.
Công nhân kiểm tra linh kiện chip điện thoại thông minh tại một nhà máy ở Đông Quản, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/Getty Images
Bloomberg dẫn những nguồn tin thạo chuyện cho biết Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch thay thế công nghệ của Mỹ và nước ngoài, âm thầm trao quyền cho một cơ quan bí mật được chính phủ hậu thuẫn để kiểm tra và phê duyệt các nhà cung cấp địa phương trong các lĩnh vực nhạy cảm, từ dữ liệu đám mây đến chip bán dẫn.
Được thành lập từ năm 2016 để cố vấn cho chính phủ, Ủy ban Công tác Đổi mới Ứng dụng Công nghệ Thông tin nay được Bắc Kinh giao phó để giúp thiết lập các tiêu chuẩn ngành và đào tạo nhân sự vận hành những phần mềm đáng tin cậy. Cơ quan bán chính phủ này sẽ đề ra và thực hiện cái gọi là kế hoạch “Đổi mới Ứng dụng IT”, còn được biết đến với cái tên “Xinchuang” trong tiếng Trung. Họ có nhiệm vụ chọn lọc từ một “rổ” các nhà cung cấp, theo kế hoạch cung cấp công nghệ cho các ngành nhạy cảm, từ ngân hàng cho đến trung tâm lưu trữ dữ liệu chính phủ – một thị trường có thể trị giá tới 125 tỉ USD vào năm 2025.
Nguồn tin trên cho biết, tới nay 1.800 nhà cung cấp máy tính cá nhân (PC), vi mạch bán dẫn, mạng và phần mềm đã được mời tham gia “Ủy ban Xichuang”. Trong năm nay, Ủy ban đã chứng nhận cho hàng trăm công ty địa phương trở thành thành viên – một bước đi mở rộng mạnh nhất trong nhiều năm qua.
Giới phân tích cho rằng sự tồn tại của “danh sách trắng Xinchuang”, mà các thành viên và mục tiêu hoạt động chưa từng được biết đến trước đây, có khả năng làm bùng phát căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến song phương đầu tiên. Kế hoạch “Đổi mới Ứng dụng IT” mang lại cho Bắc Kinh thêm đòn bẩy để thay thế vai trò cung cấp của các công ty công nghệ nước ngoài trong những lĩnh vực nhạy cảm, và thúc đẩy nhanh chóng hỗ trợ các nhà cung cấp địa phương đạt được tự chủ công nghệ, cũng như vượt qua các lệnh trừng phạt được áp đặt từ thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các lĩnh vực như mạng và chất bán dẫn.
Người Trung Quốc dùng bữa tại nhà hàng có màn hình lớn đưa tin về cuộc gặp trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: FT
Video đang HOT
Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, cho biết: “Trung Quốc đang cố gắng phát triển các công nghệ cây nhà lá vườn. Nỗ lực này ngày càng nghiêm túc hơn khi nhiều công ty trong nước hiện chia sẻ mục tiêu chính trị đó, vì không ai có thể chắc chắn rằng các công nghệ của Mỹ có thể tránh được các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington”.
Việc thúc đẩy thay thế các nhà cung cấp là một phần trong nỗ lực lớn hơn từ Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh kiểm soát ngành công nghiệp công nghệ khổng lồ của nước này, bao gồm cả an ninh dữ liệu. Chính phủ hiện đã buộc các nhà cung cấp đám mây dữ liệu nước ngoài như Amazon Web Service và Microsoft thành lập các liên doanh để hoạt động tại đại lục. Apple cũng đã nhượng lại mảng kinh doanh dữ liệu người dùng cho một nhà điều hành được chính phủ hậu thuẫn ở Quý Châu. Bắc Kinh cũng đề xuất các quy định mới yêu cầu dữ liệu quan trọng phải được lưu trữ trong nước.
Mặc dù có rất ít thông tin được tiết lộ về “Ủy ban Xinchuang” hay các thành viên của ủy ban này, bất cứ công ty nào có trên 25% vốn nước ngoài sẽ bị loại khỏi ủy ban; các nhà cung cấp ở nước ngoài bao gồm Intel và Microsoft cũng bị loại.
Công nhân kiểm tra vi mạch bán dẫn tại một công ty của Trung Quốc.
Cũng theo nguồn tin, các công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc chủ yếu được tài trợ bởi đầu tư nước ngoài cũng sẽ gặp phải rào cản cao hơn, mặc dù Alibaba và Tencent, hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất của đất nước, đã tìm cách phá vỡ các quy tắc đó bằng cách đăng ký trở thành thành viên Ủy ban thông qua những công ty con ở địa phương.
Công ty nghiên cứu iResearch có trụ sở tại Thượng Hải cho biết trong một báo cáo vào tháng 7: “Danh sách đen [của Mỹ] nhấn mạnh sự cấp thiết đối với Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ và có những công nghệ quan trọng được sản xuất trong nước.”
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cũng như Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Điện tử Trung Quốc, cơ quan giám sát ủy ban nói trên, đã không trả lời yêu cầu bình luận từ Bloomberg. Đại diện của Alibaba cũng không trả lời yêu cầu bình luận bằng văn bản trong khi người phát ngôn của Tencent từ chối bình luận.
Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược tự chủ công nghệ. Ảnh: Bloomberg
Tính đến tháng 7/2020, Ủy ban Xinchuang đã có 1.160 thành viên tính, theo Netis, một công ty điện toán đám mây tuyên bố rằng họ đã vượt qua một quy trình xem xét phức tạp. Các công ty nổi bật khác bao gồm nhà sản xuất CPU Loongson có trụ sở tại Bắc Kinh, nhà sản xuất máy chủ Inspur và nhà phát triển hệ điều hành Standard Software. Westone, một công ty bảo mật thông tin có khả năng được Bắc Kinh giao nhiệm vụ tiếp quản việc quản lý dữ liệu của Didi Global, cũng là một thành viên.
Quy chế thành viên ủy ban có thể cho phép các nhà cung cấp địa phương lợi thế quan trọng để công nghệ của họ được phê chuẩn theo kế hoạch Xinchuang, nhằm mở khóa thị trường hàng tỉ USD. Các hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh nghiệp trong danh sách Xinchuang đã thu về 162 tỉ nhân dân tệ (25 tỉ USD) doanh thu trong năm ngoái và đang trên đường đạt 800 tỉ nhân dân tệ vào năm 2025 – theo một báo cáo mà Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm Trung Quốc là đồng tác giả.
'Thung lũng Silicon' của Trung Quốc đạt doanh thu 807 tỷ USD
Các doanh nghiệp công nghệ cao ở Trung Quan Thôn, nơi được mệnh danh là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc, đã ghi nhận mức tăng trưởng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhân viên hãng công nghệ y sinh Beijing Jiaxun Feihong Electrical Co., Ltd. lắp ráp sản phẩm trong mùa dịch bệnh tại thung lũng Trung Quan Thôn ngày 9 tháng 4 năm 2020. Ảnh: Tân Hoa xã
Số liệu thống kê của thành phố Bắc Kinh cho thấy, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ cao tại khu công nghiệp Trung Quan Thôn (Zhongguancun) ở thủ đô Bắc Kinh đã đạt 5,2 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 807 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay.
Theo đó, các công ty trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin, kỹ thuật sinh học và công nghệ y sinh tại Trung Quan Thôn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Hiện tổng số lượng nhân viên trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) tại "thung lũng Silicon" Trung Quan Thôn đạt 751.000 người, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu công nghiệp công nghệ cao Trung Quan Thôn được chính phủ Trung Quốc thành lập vào năm 1988 ở phía tây bắc thủ đô Bắc Kinh, gắn liền với các cụm trường đại học và viện nghiên cứu. Đây cũng là tổ hợp công nghiệp công nghệ cao quốc gia đầu tiên của Trung Quốc.
Theo tờ WSJ, nhiều năm qua các doanh nhân trẻ đã khởi nghiệp bằng cách hợp tác với những nhà đầu tư giàu có tại Trung Quan Thôn- vốn phần lớn là những người thành danh trong thời đại hoàng kim của kỷ nguyên Internet tại Trung Quốc, để cùng cho ra những sản phẩm nổi tiếng như Baidu, Weibo hay Renren...Đây là những nền tảng công nghệ có ý tưởng và nội dung tương tự như Google, Twitter và Facebook nhưng bị cấm hoặc hạn chế sử dụng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
"Thế hệ doanh nhân mới tại Trung Quan Thôn chú trọng vào những ứng dụng smartphone thiết kế riêng cho đối tượng khách hàng trẻ Trung Quốc. Với họ, smartphone là hình thức giải trí chủ yếu, thay vì truyền hình hoặc máy tính như trước. Chẳng hạn, ứng dụng Taigang từ Hoodin cho phép người sử dụng thảo luận bằng tin nhắn thoại với bạn bè hoặc người xa lạ về bất cứ chủ đề nào, từ ô nhiễm không khí cho đến chuyện tình cảm cá nhân", theo WSJ.
Cách nay hai năm, Trung Quan Thôn được coi là niềm hy vọng đổi mới đất nước lớn nhất của Trung Quốc khi chính phủ gọi đây là một cuộc "đổi mới tự thân" xuất phát từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Trong một chuyến thăm Trung Quan Thôn hồi năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nhu cầu phát triển kinh tế chất lượng cao tại đây và cần đẩy nhanh chuyển dịch từ lắp ráp sản phẩm công nghệ sang chế tạo.
Theo Bloomberg, dòng tiền đầu tư đổ vào các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đã tăng nhanh trong vòng mười năm qua với mức đầu tư mạo hiểm hàng năm ngang bằng với Mỹ. Nhờ có sẵn vốn trong tay, một doanh nghiệp mới có thể tìm không gian văn phòng nhanh chóng và dễ dàng và tìm kiếm những tài năng công nghệ tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá nhất, khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không còn là phiên bản sao chép tại thung lũng Silicon của Mỹ. Thậm chí một số doanh nghiệp mới nhất tại đây còn áp dụng nhiều mô hình kinh doanh chưa từng có tại Mỹ như Bytedance với ứng dụng chia sẻ video hiện đang nổi đình đám là TikTok.
Cơn ác mộng sẽ không kết thúc với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc Sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát, giá trị vốn hóa của các công ty Internet lớn tại Trung Quốc bay hơi hơn 1.500 tỷ USD. Tuy nhiên, đà bán tháo có thể chưa kết thúc. Theo Bloomberg , giá cổ phiếu sụt giảm khiến cổ phiếu của Tencent Holdings Ltd. được giao dịch với P/B (thị giá/giá trị sổ sách) thấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh báo rủi ro từ thuế quan mới của Mỹ với kinh tế toàn cầu

Phố Wall 'dậy sóng': Hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa bốc hơi vì 'bóng ma' thuế quan

Tổng thống Zelensky lên tiếng về tình hình căng thẳng ở mặt trận Sumy

Giới chuyên gia cảnh báo 'con dao hai lưỡi' đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới

Động đất tại Myanmar: Thủ đô Bangkok tuyên bố kết thúc tình trạng thảm họa

EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong

Iran rút lực lượng khỏi Yemen giữa lúc Mỹ không kích Houthi?

Lầu Năm Góc điều tra bộ trưởng sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat Signal

Phố Wall trải qua ngày kinh hoàng sau lệnh áp thuế đối ứng của ông Trump

Căng thẳng Trung Đông tăng nhiệt

Tàu ngầm Mỹ nổi gần cảng công ty Trung Quốc thuê 99 năm ở Thái Bình Dương

Tìm được ánh sáng đầu tiên của vũ trụ?
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố
Sao việt
19:35:55 04/04/2025
Chồng tôi lén lút mua đất để em trai đứng tên vì không muốn có tài sản chung với vợ, sau 3 năm quả đắng anh nhận về là 2 bàn tay trắng
Góc tâm tình
19:33:41 04/04/2025
Con muốn đi thủy cung, mẹ đưa đến nơi không ai ngờ, người chê "thế hệ cợt nhả làm mẹ", người khen "dạy con hay"
Netizen
19:01:24 04/04/2025
Hai quý tử nhà Beckham "không thèm nói chuyện với nhau" chỉ vì một cô gái?
Sao thể thao
18:58:32 04/04/2025
'Bi hài' thủ đoạn kê gạch rồi tháo trộm 4 bánh ô tô đỗ ngay cửa nhà dân
Pháp luật
18:46:28 04/04/2025
Lý Nhã Kỳ quyến rũ hút mắt khi xuất hiện tại sự kiện thời trang
Phong cách sao
18:44:16 04/04/2025
Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi gục mặt xuống đường ở TPHCM
Tin nổi bật
18:36:58 04/04/2025
Bí mật hậu trường bom tấn Địa Đạo: Gian nan gấp 6 lần phim khác, "thoát nạn" nhờ công lao của 1 người
Hậu trường phim
18:30:44 04/04/2025
Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối - Cuộc chiến không ánh mặt trời vẫn rực cháy tinh thần dân tộc
Phim việt
17:32:59 04/04/2025
Sau 2 tháng Từ Hy Viên qua đời: Trang sức bị gia đình âm thầm mang đi bán?
Sao châu á
17:18:02 04/04/2025