Ưu tiên xây dựng luật phục vụ tái cơ cấu kinh tế
Ngày 24.12, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1.1.2014 tới.
ảnh minh họa
Trình kế hoạch tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay sau khi Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực, ngoài việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Hiến pháp tới các tầng lớp nhân dân, sẽ rà soát hệ thống văn bản pháp luật để sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp theo thứ tự ưu tiên. “Bên cạnh việc rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, Ủy ban TVQH phải tiến hành đồng thời rà soát các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, HĐND… nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật”, ông Lý nói.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị trước mắt cần ưu tiên xây dựng các luật phục vụ cho nội dung tái cơ cấu kinh tế để đất nước phát triển bền vững. Nội dung thứ 2 cần ưu tiên là thể chế hóa các quy định mới về công tác tư pháp, “vì vừa đụng đến quyền của công dân, của con người, vừa đụng đến trật tự kỷ cương của đất nước”; và thứ ba là thể chế hóa các quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân.
Theo TNO
Video đang HOT
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Vinashin đã giảm nợ 13.152 tỉ đồng
Trong báo cáo vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại 3 kỳ họp gần đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, Vinashin đã giảm nợ gốc và lãi vay được 13.152 tỉ đồng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng - Ảnh: Ngọc Thắng
Một trong 7 nội dung (nội dung thứ 7) được Bộ trưởng nêu trong báo cáo là công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa (CPH) và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nội dung tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Gần 1/3 lao động của Vinashin đang không có việc
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ đã trình và được Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 của Vinashin và các Tổng công ty: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Vinalines; đã phê duyệt và triển khai Đề án tái cấu trúc các tổng công ty thuộc Bộ, với 15 doanh nghiệp (DN).
Riêng với Vinashin, Bộ trưởng cho hay thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và quyết định của Thủ tướng, ngày 21.10.2013, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định thành lập Vinashin trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của tập đoàn này. Theo đó, đã sắp xếp được 52 DN trong tổng số 236 DN không giữ lại trong mô hình tập đoàn; trong đó, rút vốn 15 đơn vị, giải thể 14 đơn vị, chuyển nhượng phần góp vốn, bán tài sản 15 đơn vị, sáp nhập 4 đơn vị, bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 4 đơn vị...
Về lao động, tại thời điểm năm 2009, tập đoàn có khoảng 70.000 lao động, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo tập đoàn căn cứ yêu cầu sản xuất, kinh doanh, rà soát, cơ cấu lại lao động, vì vậy, số lao động giảm dần theo từng năm: Năm 2010, lao động bình quân là 46.532 người; 2011 là 36.402 người; đến 31.12.2012, tổng số lao động của tập đoàn là 28.533 người; đến 31.8.2013 chỉ còn 25.306 người, trong đó, số người có việc làm là 17.367 người (chiếm 68,63%), không có việc làm là 7.939 người (chiếm 31,37%).
"Việc tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng so với yêu cầu đề ra còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu tập đoàn còn chậm, nhất là tái cơ cấu tài chính và sản xuất, kinh doanh của tập đoàn vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do thị trường đóng tàu thế giới tiếp tục suy giảm mạnh, xấu hơn dự báo; căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, nguồn tài chính để tái cơ cấu, nhất là để xử lý nợ của tập đoàn rất hạn hẹp; chưa có kinh nghiệm thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, có nhiều đơn vị thành viên, hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực, cả trong và ngoài nước, nên phải vừa làm, vừa thăm dò, vừa rút kinh nghiệm". (Ông Đinh La Thăng báo cáo)
Theo Bộ trưởng, hiện Vinashin tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động, theo hướng giữ lại công ty mẹ - tập đoàn và 8 đơn vị thành viên khoảng 8.000 người, lao động tiếp tục làm việc tại các DN không giữ lại trong mô hình khoảng 6.000 người. Lao động dự kiến cắt giảm, giải quyết chế độ cùng quá trình tái cơ cấu DN còn khoảng 14.000; trong đó, theo lộ trình giai đoạn 1 sẽ cắt giảm khoảng 8.000 lao động hiện không có việc làm, giai đoạn 2 sẽ cắt giảm số còn lại cùng với quá trình tái cơ cấu DN.
Giảm nợ hơn 13.000 tỉ đồng
Với nội dung tái cơ cấu tài chính, Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo đối với các khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước, đến nay Vinashin, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tái cơ cấu đợt 1 theo hình thức phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8,9%/năm. Theo đó, Vinashin giảm nợ gốc và lãi được 13.152 tỉ đồng. Khoản nợ này sau tái cơ cấu còn 3.462 tỉ đồng, sẽ trả một lần sau 10 năm (2023).
Đối với khoản nợ tập đoàn này vay các tổ chức tín dụng nước ngoài 600 triệu USD, ngày 10.10.2013, tập đoàn và DATC đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu DN có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore, theo phương án này tổng mệnh giá phát hành tính đến ngày 10.10.2013 là 626.799.000 USD, tương đương 13.163 tỉ đồng, lãi suất đơn 1%/năm, thời hạn 12 năm, lãi và gốc được thanh toán toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn (năm 2025).
"Với phương án này quy về giá trị hiện tại thuần tương đương khoảng 48% nợ gốc, giảm được 25% nghĩa vụ nợ so với phương án phải thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ nếu không thực hiện tái cơ cấu", Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích.
Với khoản nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, trong đó, nghĩa vụ nợ có thể đàm phán giảm nợ với các chủ nợ nước ngoài, con số nêu tại báo cáo là 135,1 triệu USD, đến nay, Vinashin đã hoàn thành cơ cấu nợ tương đương 112 triệu USD với điều kiện mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Theo Bộ trưởng, như vậy đã giảm được khoảng 85 triệu USD, tương đương 1.704 tỉ đồng.
Ông Thăng cũng khẳng định sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của tập đoàn này cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được tập đoàn thực hiện mua lại nợ. Số nợ còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến 2023 và 2025. Theo tính toán, tổng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ của tập đoàn.
Về tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, theo ông Thăng, trong 9 tháng đầu năm 2010, Tập đoàn chỉ bàn giao được 22 tàu, sản xuất gần như đình trệ...; năm 2013, dự kiến Vinashin bàn giao 39 tàu trị giá 146 triệu USD, có 19 tàu xuất khẩu trị giá 79 triệu USD.
Theo TNO
Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay "Bỏ phiếu không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã nói thế khi góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại phiên họp TVQH chiều qua, 12.12....