Ưu tiên chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ người DTTS
“Dù là bùng nổ hay suy giảm dân số, giải pháp với tỷ suất sinh luôn nằm ở việc ưu tiên cho sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản của tất cả mọi người”.
Thông điệp của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) gửi tới các quốc gia cũng là vấn đề mà Việt Nam luôn quan tâm, nhất là với các đối tượng yếu thế.
Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ người DTTS
Liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara cho biết, đây là một vấn đề còn nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể, qua chuyến khảo sát tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, phụ nữ mang thai tại các vùng DTTS tỉnh Lai Châu của UNFPA với Bộ Y tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã cho thấy rõ nét điều này.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ, Lai Châu, thói quen đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ của người dân nơi đây còn phổ biến. Tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, nhất là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Mảng,… mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây ra những nguy cơ tai biến sản khoa trong cộng đồng.
Cần chú trọng hơn tới sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng DTTS và miền núi.
Không chỉ riêng thời điểm COVID-19, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng DTTS trong nhiều năm qua luôn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản. Thời gian qua, dù Việt Nam rất chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS. Tuy nhiên, vấn đề này chưa thật sự đồng đều giữa các dân tộc.
Video đang HOT
Chia sẻ thông điệp Ngày dân số thế giới năm nay, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Do đó, UNFPA đã đưa ra thông điệp “Dù là bùng nổ hay suy giảm dân số, giải pháp với tỷ suất sinh luôn nằm ở việc ưu tiên cho sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản của tất cả mọi người”.
Theo UNFPA phân tích, trong đại dịch COVID-19, một số quốc gia buộc phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, từ đó làm ảnh hưởng, gián đoạn đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản bởi các quốc gia này coi đây là dịch vụ không thiết yếu.
Từ thực trạng này, UNFPA đã đưa ra khuyến cáo, các quốc gia cần quan tâm ưu tiên hơn tới vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân. Theo đó, các quốc gia cần tăng cường hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ yếu thế tiếp cận thông tin, chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ trẻ em sơ sinh tại nhà và nỗ lực đảm bảo mức độ bình đẳng giới. Đặc biệt, đối với phụ nữ là người DTTS và miền núi càng cần được ưu tiên chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Góp phần nhằm giảm tối đa tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ý nghĩa nhân văn từ dự án “Hành trình bảo vệ sức khỏe sinh sản vùng cao”
“Hành trình bảo vệ sức khỏe sinh sản vùng cao” là tên Dự án của Nguyễn Minh Thiện, sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, với mục đích góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS.
Là sinh viên Y khoa, sinh ra và lớn lên tại một vùng quê còn nhiều khó khăn thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Từ nhỏ, Thiện đã chứng kiến những người phụ nữ DTTS quê mình không được chăm sóc sức khỏe sinh sản đến nơi đến chốn. Tất cả những bất cập đó đã thôi thúc Thiện thực hiện Dự án ý nghĩa này.
Thiện chia sẻ, Dự án này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và kết hôn cận huyết cũng như vấn đề bảo vệ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đồng thời, thăm khám, đánh giá tình trạng sức khoẻ sinh sản, sàng lọc, phát hiện bệnh lý sản phụ khoa, định hướng điều trị,…cho phụ nữ người DTTS trong độ tuổi sinh đẻ.
Nhóm đối tượng thụ hưởng mà Dự án hướng đến, trước tiên là đồng bào dân tộc Mông. Địa bàn triển khai Dự án khởi nguồn tại tỉnh Lai Châu. Sau đó nhân rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc có đồng bào dân tộc Mông sinh sống, có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai,…
Dự án của Nguyễn Minh Thiện đã vượt qua hàng trăm đề tài và đạt giải Nhì tại cuộc thi Dự án tình nguyện do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuối năm 2020.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản - kiến thức cần thiết trang bị cho các em học sinh ứng phó với các nguy cơ
Hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục trẻ vị thành niên là một trong những kiến thức cần thiết trang bị cho các em học sinh ứng phó với các nguy cơ có thể gặp phải trong cuộc sống.
Dự án " Tự tin là chính mình" giúp lứa tuổi vị thành niên biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với tổ chức Plan Việt Nam triển khai Dự án " Tự tin là chính mình", nhằm giúp các em gái vị thành niên biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân, đảm bảo quyền của trẻ em gái, bình đẳng trong sức khỏe và tiếp cận cơ hội phát triển.
Truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.
Theo bà Dương Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Gia đình xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, dự án " Tự tin là chính mình" được triển khai thực hiện tại 2 địa phương gồm: TP Hà Nội và tỉnh Quảng Bình trong thời gian 3 năm từ năm 2020 đến năm 2023. Với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em vị thành niên, thanh niên thông qua các hoạt động tập huấn, cuộc thi, sự kiện, sinh hoạt câu lạc bộ... để các em tự tin hơn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Qua việc triển khai dự án này, cha mẹ, thầy cô giáo cũng sẽ được tập huấn, bồi dưỡng để đóng vai trò định hướng, hỗ trợ cho các em trong các vấn đề về sức khỏe sinh sản một cách an toàn, thoải mái. Đồng thời sẽ tự tin đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục với đầy đủ kiến thức, thông tin, đặc biệt là góp phần đảm bảo quyền cho các trẻ em gái.
Đẩy mạnh truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản
Liên quan đến vấn đề bổ sung kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong thời gian qua, Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Hà Nội đã triển khai kế hoạch truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh tại 17 Trường THCS trên địa bàn quận.
Theo các chuyên gia, lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, là giai đoạn đánh dấu bước phát triển các kỹ năng cần thiết để các em bước vào giai đoạn của tuổi trưởng thành. Chính vì vậy, các em cần được quan tâm chu đáo về mọi mặt từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc làm quan trọng.
Lứa tuổi vị thành niên hiện nay đang có những nguy cơ quan hệ tình dục sớm, không an toàn dễ dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS; mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn... Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do các em còn thiếu hiểu biết về giới tính, tình dục, thiếu kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ.
Thông qua buổi tuyên truyền sẽ giúp trang bị cho các em học sinh những kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe tuổi vị thành niên, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi về tâm, sinh lý. Những kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên, cách để tránh bị lạm dụng tình dục, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, tránh mang thai ngoài ý muốn.
Ngoài ra, các em học sinh còn được các chuyên gia giải đáp những băn khoăn, lo lắng cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên và những vấn đề sức khỏe liên quan đến sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và tình dục an toàn, để giúp các em có kiến thức, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là việc làm quan trọng, cần nhận được sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội. Qua đó, không chỉ giúp các em phát triển một các toàn diện về tâm sinh lý mà còn góp phần phòng ngừa các tệ nạn và các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể mang thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt không? Nếu bạn đang cố gắng mang thai (hoặc chưa muốn có thai), việc theo dõi chu kỳ của bạn là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn theo dõi những ngày đậu thai chuẩn nhất để có thể dễ dàng thụ thai hơn. Một quan niệm phổ biến về khả năng sinh sản là phụ nữ không thể mang thai khi đang trong...