Ưu, nhược điểm khi thiết kế cầu thang dọc cho nhà ống
Tương tự những loại cầu thang truyền thống, cầu thang dọc cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Hiểu rõ những đặc tính này, gia chủ sẽ có cách lựa chọn loại cầu thang phù hợp cho không gian sống của gia đình.
Ưu điểm của cầu thang dọc
Ưu điểm đầu tiên và dễ thấy nhất ở cầu thang dọc là giúp tiết kiệm diện tích, giải phóng không gian cho căn nhà.
So với các loại cầu thang truyền thống khác như cầu thang tròn, cầu thang uốn cong… cầu thang dọc không phân tách không gian thành các khối chức năng khác nhau. Nhờ ưu điểm này, không gian mỗi tầng trong những căn nhà sử dụng cầu thang dọc luôn được liền mạch và có tính liên tục.
Cầu thang dọc không chỉ tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của căn nhà. Đồ họa: Phương Duy
Cầu thang dọc giúp việc di chuyển trên cùng một mặt bằng tầng dễ dàng hơn do không có vật cản và ngăn cách không gian.
Khu vực gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để bố trí làm phòng vệ sinh hoặc không gian lưu trữ đồ dùng… tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Về thẩm mỹ, rất nhiều loại vật liệu và phong cách kiến trúc có thể áp dụng được trong thiết kế cầu thang dọc. Bên cạnh việc đáp ứng công năng, thẩm mỹ cũng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong thiết kế nội thất, nhất là với các gia đình trẻ.
Video đang HOT
Nhược điểm của cầu thang dọc
Dù có nhiều ưu điểm song nhược điểm lớn nhất của thiết kế cầu thang dọc nhà là không có chiếu nghỉ do nằm trên một đường thẳng tắp. Đây chính là hạn chế của kiểu cầu thang này so với các loại cầu thang truyền thống khác.
Việc thiếu đi chiếu nghỉ vô tình gây cảm giác mệt mỏi khi di chuyển, vận chuyển đồ đạc, hơn thế nữa đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì đây lại là bất lợi lớn.
Những điều cần biết khi thiết kế cầu thang dọc nhà
Cầu thang luôn được ví như xương sống của ngôi nhà, tạo nên sự liền mạch giữa các tầng. Bên cạnh đó, cầu thang còn có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố phong thủy của tổng thể công trình. Vì thế, khi thiết kế cầu thang việc nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản là điều rất cần thiết.
Đảm bảo tính an toàn
Khi thiết kế cầu thang dọc nhà trước tiên phải chú ý đến độ an toàn, sau đó mới đến tính thẩm mỹ. Bởi đó là lối đi lên tầng có độ cao tăng dần. Nếu không đảm bảo an toàn sẽ nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ và người già.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Thiết kế cầu thang dọc nhà để bảo đảm các yếu tố thẩm mỹ thì vế thang đầu tiên phải được xoay vuông góc. Nếu đặt ở phòng khách, thì nên bố trí vách ngăn cầu thang, hệ thống lam đứng để tránh hướng trực tiếp từ cửa chính.
Cầu thang phải được thông xuyên suốt các tầng. Việc này sẽ giúp cho các tầng thuận tiện di chuyển, không qua khâu trung gian, đồng thời tạo độ thoáng cho ngôi nhà.
Đối với nhà ống hẹp, cầu thang phải hài hòa với không gian thiết kế nội thất. Để đáp ứng về xu hướng kiến trúc hiện đại, cầu thang nhà ống được cải tiến với nhiều kiểu dáng vì thế bạn có thể chọn kiểu cầu thang phù hợp.
Nhược điểm lớn nhất của cầu thang dọc là không có chiếu nghỉ, gây bất tiện cho người già và trẻ nhỏ. Đồ họa: Phương Duy
Đảm bảo yếu tố phong thủy
Cầu thang không nên đặt ở chính giữa của ngôi nhà vì theo phong thủy, điều này sẽ không tốt cho các mối quan hệ (bạn bè, đối tác, vợ chồng) của gia chủ. Không nên đặt thẳng hướng cửa chính, nhà vệ sinh và nhà bếp.
Không làm cầu thang quá dài bởi càng dài thì khí lưu thông giữa hai tầng càng yếu.
Những loại khí độc hại trong nhà không phải ai cũng biết
Không khí để hít thở, để sống cần sạch sẽ, trong lành. Điều đó thật dễ hiểu và ai cũng biết. Nhưng thực tế không khí trong môi trường sống của chúng ta không như vậy.
Không khí không sạch, có nhiều loại khí độc tồn tại ở hầu hết các loại nhà ở, trong môi trường sống của con người. Không kể những loại khí đặc biệt gây độc hại phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt, thì trong môi trường nhà ở thường tồn tại những loại khí độc sau đây:
- Khí phát thải từ bếp nấu: Trong nhà bếp, các loại nhiên liệu phổ biến như than, dầu hỏa, khí gas khi cháy đều sinh ra các loại khí độc hại như Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO), Nitơ đioxit (NO2), Sunfurơ (SO2)... Các khí này đều gây độc hại đối với đường hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, làm suy giảm sức khỏe của con người. Các loại nhiên liệu trên khi cháy còn sinh ra chất Benzopyren - một chất gây ung thư mạnh. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sử dụng khí gas nấu ăn có thể làm không khí trong nhà ô nhiễm gấp 2-5 lần không khí bình thường. Ngoài ra, nếu sử dụng chất đốt là khí gas mà rò rỉ còn có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Nhà bếp (Ảnh: Hà Thành)
- Khí phát thải từ phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh là nơi liên quan đến các hệ thống thoát nước, thoát chất thải, bể phốt nên thường xuyên có các loại khí đặc thù, đó là khí Metan (CH4), Amoniac (NH3), Hidro Sunfua (H2S), Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO) Các loại khí này đều là khí độc hại đối với sức khỏe. Đặc biệt khí Amoniac và Hidro Sunfua có mùi rất khó chịu. Đặc điểm của phòng vệ sinh là không gian nhỏ và nhiều khi không có cửa sổ thông thoáng nên các loại khí này thường làm "nhiễm độc" không gian này ở mức độ cao, lây lan ra cả những không gian kế cận, không gian chung trong nhà, ảnh hưởng đến mức độ tiện nghi sinh hoạt của người sử dụng.
Nhà vệ sinh
- Khí phát thải từ vật liệu xây dựng: Trong các loại vật liệu xây dựng dùng để tạo dựng nên các thành phần kiến trúc và nội thất, có một số vật liệu - tiêu biểu là sơn tường và gỗ công nghiệp có chứa các các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compound - VOC). Một số hợp chất VOC thường gặp bao gồm Formaldehyd, Benzen, Perchloroethyene... Các loại khí này thải vào không gian sống trong thời gian dài. VOC nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp, hay mắt, mũi, cổ họng. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận. Thậm chí, VOC còn được biết đến là chất gây ung thư mức độ cao khi tiếp xúc nhiều với thời gian lâu dài. Trẻ em và những người bị hen suyễn dễ bị tác động xấu từ hợp chất này.
Với các loại khí độc tồn tại thường xuyên trong nhà, trong không gian sống như vậy, thì việc thải khí độc là rất cần thiết để đảm bảo không khí trong lành, nâng cao chất lượng sống và tăng độ an toàn cho sức khỏe. Việc thiết kế một hệ thống thông gió là hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng không khí, nhất là đối với các không gian bếp và nhà vệ sinh. Sử dụng "vật liệu xanh" với những tiêu chuẩn VOC được chứng nhận cũng là điều cần thiết để môi trường sống trong lành, an toàn hơn.
Để thông gió cho nhà nên có cả hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí (dùng quạt thông gió). Đó là việc thiết kế hệ thống cửa đi, cửa sổ hợp lý, thiết kế giếng trời để tăng cường thông gió. Các phòng bếp và vệ sinh nhất thiết phải có quạt thông gió (kể cả khi có cửa sổ thông gió tự nhiên). Trong điều kiện bình thường, thời tiết và khí hậu tốt nên mở cửa để không khí được luân chuyển, thải khí cũ và đón khí tươi vào.
Còn khi vì lý do gì đó không mở cửa để thông thoáng tự nhiên được hay các phòng không có cửa sổ thì cần sử dụng quạt thông gió. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quạt thông gió sử dụng cho nhà ở, phố biến là loại quạt xuyên tường và âm trần, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt./.
Ảnh: Hà Thành
Không ngờ nút ấn bí mật trong toilet ở máy bay có thể mở cánh cửa ra bên ngoài, lý do liên quan đến sự an toàn của cả phi hành đoàn Chắc bạn không thể ngờ tới nút ẩn trên cánh cửa Toilet này lại có công dụng vô cùng đặc biệt. Tất cả các máy bay đều có phòng vệ sinh khá sạch sẽ và được thiết kế tối ưu, đủ để người dùng xoay xở, và phù hợp để tiết kiệm không gian trên máy bay. Nhưng có một sự thật về...