Ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS hiện nay được cung cấp khá rộng rãi trên toàn bộ các dòng xe hơi. TCS được trang bị nhằm làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu.
Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh. Hệ thống này còn có các tên gọi khác như ASR, DSC, TRC.
TCS có vai trò giúp xe bám đường ở mức tối đa và chống trơn trượt khi xe di chuyển ở địa hình xấu hay trong thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đường bùn trơn.
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh
Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo
Ưu điểm
Một trong những lợi thế quan trọng nhất của hệ thống TCS là làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết hoặc đường trơn trượt.
Hơn thế nữa, không giống với một số công nghệ an toàn hay tiện ích khác trên ô tô, việc cài đặt hệ thống TCS khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị phanh ABS và hệ thống TCS.
Tuy nhiên, chủ xe vẫn cần lái xe cẩn thận và không chủ quan, mặc dù đã có cài đặt hệ thống chống trượt trên xe.
Video đang HOT
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS hiện nay được cung cấp khá là rộng rãi trên toàn bộ các dòng xe hơi
Nhược điểm
Do sự tiện lợi của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, ô tô được lắp đặt công nghệ mới nhất này thường có giá cao hơn những ô tô khác. Ngoài ra, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau. Và chắc chắn những bộ phận này sẽ trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, còn sửa chữa chúng thì khá tốn kém. Cuối cùng, vấn đề với TCS chỉ là nó không phù hợp với tài chính của một số chủ xe.
Ngoài ra, không phải lái xe nào cũng thích TCS, một số người muốn tự kiểm soát, điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt. Ví dụ, các tay lái sẽ không thể thực hiện được các pha drift vì hệ thống TSC sẽ ngăn cho việc trượt bánh xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng
Đèn báo trượt xe nhấp nháy đôi khi không chỉ để thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS, mà còn có thể báo lỗi ở một số bộ phận liện quan. Cụ thể, nếu đèn báo trượt vẫn bật sáng mặc dù xe đã đi qua đoạn đường trơn trượt, hệ thống phanh ABS có thế đã gặp trục trặc hay cảm biến trọng lực trên bánh xe đã hỏng.
Vì vậy, khi gặp trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra các bộ phận liên quan đề phòng hỏng hóc thì cần được sửa chữa ngay, đảm bảo sự an toàn khi lái xe.
Giá lăn bánh Mitsubishi Xpander tháng 3/2022, giảm 100% lệ phí trước bạ để xả hàng đón bản nâng cấp
Mitsubishi Xpander sắp có bản nâng cấp nên các đại lý đang tiến hành xả kho với mức ưu đãi sâu.
Mitsubishi Xpander là mẫu MPV đắt khách nhất tại thị trường Việt Nam kể từ khi ra mắt vào năm 2018. Đến nay, Mitsubishi Xpander sắp có phiên bản nâng cấp giữa vòng đời với thay đổi mạnh mẽ về thiết kế khiến người dùng chờ đợi.
Mitsubishi Xpander đang bán ở Việt Nam. Ảnh M.T.
Được biết, Mitsubishi Xpander 2022 đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và chỉ chờ ngày ra mắt chính thức. Mẫu xe này sẽ phải cạnh tranh với bộ đôi Toyota Avanza Premio, Veloz Cross sắp bán ở nước ta.
Giá lăn bánh Mitsubishi Xpander tháng 3/2022
Mitsubishi Xpander nhận ưu đãi lớn. Ảnh Mitsubishi.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, ngoài việc hãng giảm 50% trước bạ những bản nhập khẩu, Mitsubishi Xpander lắp ráp còn nhận thêm 50% lệ phí trước bạ từ đại lý. Theo đó, khách hàng mua xe Mitsubishi Xpander hiện nay sẽ nhận được ưu đãi kép với việc giảm 100% lệ phí trước bạ.
Bọc nỉ, ghế lái chỉnh cơ 4 hướngHàng ghế thứ 2Gập 60:40, 4 cửa gió điều hòaHàng ghế thứ 3Gập 50:50Vô lăngBọc da, điều chỉnh 4 hướng, tích hợp nút điều khiển âm thanh và đàm thoại rảnh tay-Cần sốBọc da-Hệ thống giải trí
Ở Việt Nam, Mitsubishi Xpander sở hữu kích thước chiều Dài x Rộng x Cao lần lượt là 4.475 x 1.750 x 1.730 mm, chiều dài cơ sở đạt 2.775mm, khoảng sảng gầm 205mm.
Ngoại thất xe Mitsubishi Xpander khá trẻ trung. Ảnh Mitsubishi.
Trong phân khúc, Mitsubishi Xpander nổi bật với thiết kế trẻ trung, hiện đại bậc nhất phân khúc MPV tại Việt Nam. Mẫu xe này được trang hệ thống đèn pha LED với thiết kế thấp, đèn định ban ngày trên cao. Xe sử dụng bộ mâm 16 inch phay bóng và đuôi xe là cụm đèn hậu LED hình chữ "L".
Nội thất
Nội thất Mitsubishi Xpander tại Việt Nam. Ảnh Mitsubishi.
Khoang nội thất của Mitsubishi Xpander đơn giản với những vật liệu chủ yếu là nhựa cứng. Xe có màn hình giải trí 7 inch tích hợp Apple CarPlay và Android Auto, thay cho màn hình 6,2 inch DVD.
Ghế ngồi của Mitsubishi Xpander giờ đây đã được bọc da hoàn toàn, ghế chỉnh cơ. Hàng ghế thứ 2 và thứ 3 có thể gập phẳng với mặt sàn mang thế khả năng tối ưu không gian tốt cho xe.
Động cơ
Động cơ xe Mitsubishi Xpander. Ảnh Mitsubishi.
"Trái tim" của Mitsubishi Xpander là khối động cơ MIVEC 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 1.5L cho công suất tối đa 103 mã lực. Truyền sức mạnh đến bánh xe là hộp số sàn 5 cấp và tự động 4 cấp tùy từng phiên bản.
Trang bị an toàn
Về an toàn, Mitsubishi Xpander có những công nghệ tiêu chuẩn như: Hệ thống phanh ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử ASC, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA, camera lùi, hệ thống kiểm soát lực kéo TCL, cảnh báo phanh khẩn cấp ESS.
So sánh ưu nhược điểm giữa phanh đĩa và phanh tang trống Phân biệt các hệ thống phanh có rất nhiều cách và trên các dòng xe hiện nay thường chỉ trang bị 2 hệ thống phanh phổ biến nhất là phanh đĩa và phanh tang trống. So sánh về ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống để nhận thấy rõ sự khác biệt. Phanh tang trống Ưu điểm: Phanh tang trống...