Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô: Ai hưởng lợi?
Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô theo Nghị định số 125/2017 đã giúp ngân sách nhà nước tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô: Ai hưởng lợi?
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP đã mang lại hiệu quả nhất định, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu.
Đánh giá về số thu ngân sách, đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện nhưng góp phần tăng thu ở các sắc thuế nội địa.
Video đang HOT
Phó Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu lấy dẫn chứng, trong báo cáo của các doanh nghiệp tham gia chương trình (Công ty Toyota và Công ty cổ phần sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam, Công ty Trường Hải, Công ty Ford Việt Nam) cho thấy, các doanh nghiệp này đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2018 tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng khoảng 4.000 tỷ đồng.
“Có thể nói thông qua Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, qua đó đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, từ đó tác động tích cực đến ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước phát triển”, bà Trang nói.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô theo quy định tại Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP đã có 13 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình với số tiền thuế nhập khẩu đã được hoàn (các kỳ xét ưu đãi thuế từ ngày 16/11/2017 đến 31/12/2019) là 9.557 tỷ đồng và số tiền thuế hoàn theo kỳ xét ưu đãi từ 1/1/2020 đến hết ngày 30/6/2020 là 2.854 tỷ đồng.
Quy định mới về thuế nhập khẩu linh kiện ô tô
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,
Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP quy định mới về thuế nhập khẩu với linh kiện ô tô được áp dụng từ ngày 1/1/2020.
Bổ sung thêm 27 mã hàng để lắp ráp cho ô tô chạy xăng và 30 mã hàng để lắp ráp cho ô tô chạy điện vào diện ưu đãi thuế. Ảnh: HP
Thêm nhiều linh kiện được ưu đãi thuế
Về bổ sung linh kiện được áp dụng thuế suất 0% thuộc nhóm 98.49, Nghị định số 125 quy định cụ thể các linh kiện, phụ tùng ô tô được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% tại nhóm 98.49. Trước đó, một doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa có đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm 27 mã hàng để lắp ráp cho ô tô chạy xăng và 30 mã hàng để lắp ráp cho ô tô chạy điện vào nhóm 98.49 do trong nước chưa sản xuất được..
Cân nhắc thực tế, khi ban hành, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã bổ sung 1 mã hàng 3926.30.00 với mô tả chi tiết "Phụ kiện lắp trên thân xe (coachwork) trừ các mặt hàng vít, bu lông, đai ốc, vít đầu vuông, vít treo, đinh tán, chốt hãm, chốt định vị, vòng đệm bằng plastic". Các mã hàng còn lại không quy định cụ thể là bộ phận, phụ kiện của xe và việc tách riêng theo công dụng sẽ khó có thể kiểm soát nên không bổ sung vào nhóm 98.49. Đồng thời qua rà soát, cơ quan soạn thảo cũng bổ sung 3 mã hàng dùng cho xe có động cơ vào nhóm 98.49 gồm: mã hàng 8302.30.10 - bản lề để móc khóa (Hasps) dùng cho xe có động cơ; mã hàng 8527.29.00 - máy thu thanh sóng vô tuyến không thể hoạt động khi không có nguồn điện ngoài, loại dùng cho xe có động cơ/loại khác; mã hàng 8527.21.00 - máy thu thanh sóng vô tuyến không thể hoạt động khi không có nguồn điện ngoài, loại dùng cho xe có động cơ/ kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh vì đây cũng là mặt hàng.
Trong số 30 mã hàng linh kiện ô tô để lắp ráp xe điện gồm linh kiện chuyên dùng cho ô tô điện như động cơ cho xe điện (nhóm 85.01), pin xe điện (nhóm 85.06)..., có 14 mã hàng có thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành là 0% nên không cần bổ sung tại nhóm 98.49; 9 mã hàng là động cơ điện và pin, bộ phận của pin là bộ phận chuyên dùng của xe ô tô điện đã được bổ sung, sửa đổi đưa vào Nghị định số 57/2020/NĐ-CP với mức thuế suất 0%.
Duy trì ưu đãi với linh kiện trong nước chưa sản xuất được
Liên quan đến chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu cho linh kiện ô tô, trước đây, Phó Thủ tướng Vướng Đình Huệ có ý kiến đề nghị xem xét đánh giá 2 phương án đối với linh kiện ô tô nhập khẩu gồm duy trì Chương trình ưu đãi thuế đối với linh kiện trong nước chưa sản xuất được và giảm thuế nhập khẩu để phù hợp với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thực sự, mở rộng quy mô sản xuất, khắc phục được tình trạng doanh nghiệp chỉ hưởng ưu đãi thuế mà không đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam, Nghị định số 125 ban hành trước đây đã quy định Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó quy định doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của Chương trình được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Tuy nhiên, khi sửa đổi Nghị định số 125, một số ý kiến lại đề nghị giảm thuế nhập khẩu toàn bộ linh kiện, phụ tùng ô tô để phù hợp với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Sau khi rà soát, đánh giá Chương trình ưu đãi thực hiện trong thời gian qua, cơ quan soạn thảo đã trình và được Chính phủ phê duyệt theo hướng tiếp tục duy trì thực hiện theo Chương trình ưu đãi thuế sản xuất lắp ráp ô tô như đã nêu trên và không giảm thuế tất cả các linh kiện ô tô mà không có ràng buộc điều kiện đối với các doanh nghiệp. Lý do được đưa ra là, hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc và linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại 15 Biểu thuế ưu đãi và ưu đãi đặc biệt (bao gồm cả Biểu thuế ASEAN- Hồng Kông sẽ có hiệu lực từ ngày 20/02/2020). Chỉ có Biểu thuế ưu đãi đặc biệt khu vực ASEAN (theo Hiệp định ATIGA) cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với ô tô xuống mức 0% (từ năm 2018). Các biểu thuế còn lại cơ bản áp dụng mức thuế bằng mức thuế MFN (mức cao nhất là 70% đối với ô tô chở người và ô tô tải, mức thấp nhất là 47% đối với ô tô chở người và 10% đối với ô tô tải) và sẽ giảm thuế theo lộ trình, 2 Hiệp định EVFTA hoặc CPTPP cam kết xóa bỏ thuế suất theo lộ trình sau 9 đến 13 năm.
Đối với linh kiện ô tô, chỉ có Biểu thuế nhập khẩu ASEAN và ASEAN-Trung Quốc quy định mức thuế nhập khẩu 0%, các Biểu thuế còn lại cơ bản theo MFN từ 0% đến 30% và sẽ cơ bản xuống 0% vào năm thứ 11. Như vậy, đối với trường hợp nhập khẩu từ các quốc gia ngoài ASEAN thì thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô hiện nay cơ bản thấp hơn thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Đối với trường hợp nhập khẩu từ các nước ASEAN, thì thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô bằng thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (0%) nên vẫn đảm bảo nguyên tắc thuế nhập khẩu linh kiện thấp hơn sản phẩm nguyên chiếc theo quy định của Luật thuế Xuất nhập khẩu.
Trước lo ngại về việc Chương trình ưu đãi thuế quan đối với sản xuất, lắp ráp ô tô có khả năng vi phạm cam kết WTO, cơ quan soạn thảo khẳng định không cần lo lắng bởi Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô quy định điều kiện để áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu. Theo đó bất kỳ doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ đều được phép tham gia Chương trình và được hưởng thuế suất ưu đãi của Chương trình nếu đáp ứng các điều kiện. Mặt khác, Chương trình quy định thuế suất ưu đãi MFN 0% đối với các linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu. Đây là mức ưu đãi hơn so với các mức thuế suất ưu đãi MFN và thuế suất ưu đãi đặc biệt FTA, như vậy được coi là tạo thuận lợi thương mại hơn.
Pháp luật thuế xuất nhập khẩu cũng có quy định các trường hợp miễn thuế theo lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu trong nhiều năm qua (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay) và Việt Nam cũng đã qua nhiều lần rà soát báo cáo nghĩa vụ thực thi cam kết WTO nhưng không có trường hợp nào coi là vi phạm cam kết. Việc miễn thuế cho linh kiện, phụ tùng sản xuất, lắp ráp ô tô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu được áp dụng cho các đối tượng đáp ứng (không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài) cũng tương tự các trường hợp miễn thuế quy định tại Luật thuế Xuất nhập khẩu.
Chương trình đã thực hiện hơn 2 năm và chưa nhận được ý kiến phản ứng nào về việc vi phạm nguyên tắc của WTO, các đối tác quan trọng của Việt Nam đối với lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô đều đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình này (hiện nay có 3 tập đoàn (7 doanh nghiệp) và 2 công ty đạt điều kiện của Chương trình và sắp tới sẽ có thêm 5 công ty có khả năng đạt điều kiện. Chương trình chỉ kéo dài 5 năm.
Việc xây dựng chính sách thuế cho ngành công nghiệp ô tô là cần thiết trong bối cảnh hàng rào thuế quan cắt giảm, góp phần an sinh xã hội và phát triển công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, để chủ động trong quan hệ thương mại, Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì (Bộ Tài chính và các bộ liên quan phối hợp) có trách nhiệm giải trình và thực hiện các biện pháp ứng phó khi có các ý kiến bất lợi từ các đối tác thương mại xảy ra.
Quy định mới về thuế nhập khẩu với linh kiện ô tô được áp dụng từ ngày 1/1/2020.
Sản lượng 2 triệu ô tô mỗi năm nhưng Thái Lan có ít nhà máy hơn Việt Nam Việt Nam hiện có dung lượng thị trường nhỏ hơn, số lượng nhà cung cấp ít hơn nhưng lại có số lượng nhà sản xuất ô tô nhiều hơn cả Thái Lan. Xe Mercedes do MBV lắp ráp tại Trung tâm kiểm tra hoàn thiện xe tại KCN Long Hậu, tỉnh Long An. Ảnh: Lam Anh Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược...