USD tiếp tục tăng giá, chưa lo lắng về VND
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố duy trì chính sách hiện tại cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ vẫn lạc quan, hỗ trợ đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh. Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND.
Về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa nên chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND. Ảnh: Internet
Đây là nội dung đáng chú ý tại báo cáo nghiên cứu về thị trường tiền tệ tuần từ 10-14/2/2020 vừa được bộ phận nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI công bố.
Theo bộ phận nghiên cứu của SSI, diễn biến dịch bệnh Covid -19 tiếp tục là nhân tố chính chi phối diễn biến thị trường. Tuy vậy, điểm sáng là số ca nhiễm và tử vong mới đang có xu hướng giảm xuống. Một số đồng tiền châu Á (KWR, THB, TWD…) phục hồi nhẹ trong tuần sau khi đã sụt giảm rất sâu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn bao trùm, vàng tăng giá thêm 0,72%, lên mức 1.584 USD/oz.
Mặc dù là nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nhất từ dịch bệnh nhưng đồng CNY của Trung Quốc chỉ mất giá khoảng 0,34% tính từ đầu năm đến nay nhờ các các nỗ lực nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giúp CNY phục hồi 0,22% trong tuần qua, ở mức 6,987CNY/USD. GBP cũng phục hồi 1,2%, lên trên mốc 1,3 USD/GBP nhờ thông tin tăng trưởng Q4/2019 của Anh cao hơn mức kỳ vọng (đạt 1,1% so với cùng kỳ năm trước) và kế hoạch đầu tư tới 106 tỷ GBP để xây dựng đường sắt cao tốc của Chính Phủ Anh.
Ở chiều ngược lại, EUR tiếp tục giảm sâu (giảm 1% so với tuần trước) xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm. Đầu tầu kinh tế khu vực là Đức vẫn đang giảm tốc, doanh số bán lẻ và đơn hàng sản xuất công nghiệp của nước này đều sụt giảm rất mạnh trong tháng 12/2019, lần lượt là -3,3% và -2,1% so với tháng trước. Triển vọng kinh tế ảm đạm đã kéo giảm chỉ số lạc quan của nhà đầu tư khu vực EU.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, việc Fed tuyên bố duy trì chính sách hiện tại cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ vẫn lạc quan, hỗ trợ đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh. Chỉ số DXY đã tăng liên tục, chốt tuần ở mức 99,12 điềm. Áp lực quốc tế khiến tỷ giá USD/VND cũng nhích tăng 5đ/USD lên mức 23.145/23.3165 trên ngân hàng, tăng 10đ/USD lên mức 23.200/23.220 trên thị trường tự do. Tỷ giá trung tâm cũng tăng thêm 14đ/USD, lên mức đỉnh mới 23.215đ/USD.
Diễn biến dịch bệnh và chênh lệch lãi suất VND-USD trên liên ngân hàng thu hẹp có thể tạo sức ép tâm lý nhất định lên tỷ giá. Tuy nhiên cán cân cung cầu ngoại tệ vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều vì việc nhập khẩu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng cũng đang chậm lại. Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND.
Tuần qua, NHNN tiếp tục hút ròng 25 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu kỳ hạn 91 ngày, lãi suất 2,65%. Tổng lượng tín phiếu lưu hành hiện tại là 86 nghìn tỷ đồng trong khi kênh OMO vẫn duy trì số dư bằng 0 và ngừng các giao dịch ngoại tệ. Nguồn cung dồi dào từ các NHTM lớn khiến lãi suất trên liên ngân hàng tiếp tục giảm. Chốt tuần ở mức 2,16%/năm (giảm 39 điểm cơ bản) với kỳ hạn qua đêm và 2,52%/năm (giảm 28 điểm cơ bản) với kỳ hạn 1 tuần. Chênh lệch lãi suất VND-USD tiếp tục thu hẹp từ mức 0,9%/năm xuống 0,53%/năm với kỳ hạn qua đêm.
Trên thị trường 1, lãi suất tiền gửi ổn định ở mức 4,1-5,0%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3-7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Trong bối cảnh tiền đồng dồi dào sau Tết và tình hình dịch bệnh làm gia tăng rủi ro trên thị trường tài chính, việc duy trì lãi suất tiền gửi hấp dẫn đã giúp lượng tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tăng trưởng khá tích cực trong vài tuần gần đây.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Thị trường trái phiếu: Khối doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành
Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) giảm mạnh trong tháng 1, ngược lại khối DN bất động sản phát hành tăng mạnh TPDN. Đây là thông tin từ Công ty Cổ phần chứng khoán SSI.
TPCP có tỷ lệ trúng thầu giảm gần 1 nửa
Theo SSI, 2 phiên đấu thầu đầu năm 2020 rất thành công với 100% lượng gọi thầu được phát hành hết dù lãi suất trúng thầu giảm mạnh 3 - 7% ở các kỳ hạn. Trong phiên đấu thầu cuối tháng 1 (trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán) do diễn biến quốc tế và giá cả hàng hóa trong nước, có sự nhích tăng của tỷ giá đã ảnh hưởng đến trái phiếu. Vùng lãi suất đăng ký các kỳ hạn đều nhích tăng, nhưng lãi suất trúng thầu cơ bản đi ngang. Tỷ lệ trúng thầu giảm từ 100% xuống còn 50,5% lượng gọi thầu.
Biểu đồ lãi suất và lợi tức TPCP trong tháng 1/2020.
Tính chung cả tháng 1/2020, KBNN thực hiện 3 phiên đấu thầu với tổng cộng 9.526 tỷ đồng TPCP được phát hành ở tất cả các kỳ hạn 5, 7, 10, 15, 20, 30 năm.
Trên thị trường thứ cấp, lợi tức TPCP diễn biến tương đồng với thị trường sơ cấp trong 2 tuần đầu tháng 1, nhưng nửa cuối tháng đã bật tăng mạnh. Tại cuối tháng lợi tức TPCP các kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 1.42%/năm, 1.69%/năm, 1.89%/năm, 3.14%/năm, 3.23% năm, 3.31%/năm và 3.71%/năm.
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp trong tháng 1, đạt 160.800 tỷ đồng, bình quân 9.458 tỷ đồng/phiên - tương đương so với các phiên trong tháng 12. Nhà đầu tư nước ngoài, đã gia tăng giao dịch ở cả 2 chiều mua và bán. Trong tháng, tính chung lại khối này mua ròng 732 tỷ đồng TPCP.
Tháng 1 và tháng 2/2020 là 2 tháng cao điểm đáo hạn TPCP nên nhu cầu tái đầu tư khá lớn. Điều này sẽ khiến cho lợi tức trái phiếu khó tăng thêm và sẽ đi ngang ở vùng hiện tại.
Các doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành TPDN
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, tổng lượng phát hành trái TPDN trong tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng. Trong đó, nhóm các DN bất động sản phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm 55% tổng lượng phát hành. Lãi suất phát hành bình quân toàn thị trường là 10.03%/năm và kỳ hạn bình quân là 4.98 năm.
Khu vực DN bất động sản tănh mạnh khối lượng phát hành.
Theo nhận định của giới chuyên môn, khối DN bất động sản tăng lượng phát hành trái phiếu trong tháng 1 là do, đây là tháng cao điểm các đơn vị phải thanh toán các khoản nợ cho công trình, trả lương công nhân và các chi phí khác,...
Nhà đầu tư cá nhân đã mua 2.354 tỷ đồng TPDN. Trong số này chỉ có 495 tỷ đồng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu của ngân hàng mã MBS và TPB, còn lại đều đầu tư vào trái phiếu các doanh nghiệp BĐS.
Các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán (CTCK) mua 2.733 tỷ đồng TPDN trong tháng 1. Trong đó, VPB mua toàn bộ 1.598 tỷ đồng trái phiếu của CTCP City Garden và 125 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch và đầu tư Cù Lao Chàm; Techcombank và CTCK Techcombank mua 950 tỷ trái phiếu Vinfast; Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội mua 60 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Phú Tài. Tổ chức nước ngoài mua 98,2 tỷ đồng, còn lại là tổ chức trong nước khác mua.
Theo kinhtedothi.vn
SSI phát hành 15 triệu chứng quyền cho 5 mã mới, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn Ngày 14/2, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tiếp tục phát hành thêm 15 triệu chứng quyền, dựa trên 5 mã, trong đó có 2 mã cũ là HPG và MWG và 3 mã mới là VPB, HDB và TCB. Bổ sung danh mục đầu tư Theo đại diện SSI, có một số mã đã đáo hạn nên công ty phát hành...