USD kỳ hạn: Doanh nghiệp dễ bị thiệt!
Doanh nghiệp mua USD kỳ hạn của các ngân hàng thương mại lo bị thiệt nếu mức độ tăng, giảm của tỉ giá không như dự đoán
Sau 10 phiên giao dịch áp dụng cơ chế tỉ giá trung tâm do Ngân hàng (NH) Nhà nước công bố hằng ngày, đã có 3 phiên giảm, 1 phiên giữ nguyên và 6 phiên tăng tổng cộng 27 đồng/USD; ngược lại, tỉ giá tại các NH thương mại lại giảm 90 đồng/USD. Với đà giảm này, hầu hết doanh nghiệp (DN) chưa dám mua USD kỳ hạn từ các NH thương mại.
Khó đoán tỉ giá
Giả sử, trong những ngày đầu của tháng 1-2016, DN ký hợp đồng mua USD kỳ hạn 2 tuần với mức giá mà NH thương mại đưa ra bằng giá USD giao ngay của ngày ký hợp đồng là 22.540 đồng/USD cộng với một biên độ nhất định thì đến nay, bên mua đã bị thiệt bởi giá USD giao ngay của ngày 16-1 xuống còn 22.450 đồng/USD.
Một số NH thương mại cho biết do USD trong các ngày gần đây giảm giá nên DN không mua USD kỳ hạn. Mặt khác, điều kiện tiên quyết của việc mua USD kỳ hạn là ngay khi ký hợp đồng, DN phải đặt tiền cọc với tỉ lệ nhất định và đến thời hạn giao dịch, nếu DN không mua sẽ bị mất tiền cọc. Từ đó, DN e ngại rủi ro chưa dám mua trước USD.
Tuy đã vay hàng trăm ngàn USD của NH thương mại với thời hạn 6 tháng nhưng lãnh đạo một DN xuất nhập khẩu ở TP HCM cho biết vẫn không mua USD kỳ hạn vì rất khó đoán tỉ giá lên hay xuống. Mặt khác, các NH thương mại đưa ra giá bán trong 6 tháng tới là 23.011 đồng/USD, đồng thời DN phải đặt cọc 5% giá trị giao dịch. “Hiện nay, giá USD giao ngay là 22.450 đồng/USD và nếu 6 tháng tới, USD tăng giá 2%, tức lên tới 22.899 đồng/USD. Như vậy, DN mua trước USD với kỳ hạn 6 tháng sẽ bị thiệt. Còn nếu trong 6 tháng tới, tỉ giá VNĐ/USD tăng giá 3%, tức lên tới 23.123 đồng/USD thì lúc này, DN mua trước USD mới có lợi” – vị lãnh đạo DN này phân tích.
Mua – bán USD kỳ hạn cần thay đổi để doanh nghiệp an tâm giao dịch Ảnh: Tấn Thạnh
Trong khi đó, nhiều chuyên gia, tổ chức tài chính dự báo cả năm 2016, tỉ giá tại Việt Nam biến động 3%-4%
Cần sòng phẳng giữa DN và NH thương mại
Video đang HOT
Một vấn đề mà không ít DN than phiền là giao dịch USD kỳ hạn thiếu sòng phẳng. Đơn cử, DN mua USD kỳ hạn của NH thương mại không được hủy hợp đồng, trong khi NH thương mại mua USD kỳ hạn của NH Nhà nước lại được phép hủy giao dịch.
Lý giải vấn đề này, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NH Nhà nước), nói việc NH Nhà nước cho phép hủy ngang hợp đồng là để khuyến khích NH thương mại thu mua USD từ các DN. Ví dụ, đến thời điểm giao dịch, giá USD tại các NH thương mại thấp hơn mức mà NH Nhà nước đã bán thì NH thương mại được phép từ chối mua dù đã ký hợp đồng.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Mùi (nguyên Phó Viện trưởng Học viện Tài chính – Bộ Tài chính), giao dịch USD kỳ hạn là một trong nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá và không có hủy ngang. NH thương mại được phép hủy ngang hợp đồng mua USD kỳ hạn từ NH Nhà nước, đồng nghĩa họ đã giảm thiểu rủi ro. Còn DN mua USD kỳ hạn của NH thương mại sẽ tăng thêm rủi ro về tỉ giá.
“NH thương mại và DN đều là đơn vị kinh doanh nên cần được bình đẳng. Do đó, NH Nhà nước cần xem xét ban hành quy định DN mua USD kỳ hạn từ NH thương mại được tính bằng giá USD giao ngay cộng với biên độ nhất định, như NH thương mại đã mua USD kỳ hạn 3 tháng của NH Nhà nước với mức bằng giá giao ngay của ngày 31-12-2015 là 22.475 đồng/USD cộng với biên độ 1%” – bà Mùi đề xuất.
Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sữa Hanoimilk, cho rằng NH Nhà nước điều tiết tỉ giá trung tâm lên xuống hằng ngày, vừa bán USD kỳ hạn được phép hủy ngang cho NH thương mại là chưa hợp lý. Bởi lẽ, đến thời điểm giao dịch, tỉ giá có thể biến động theo hướng có lợi cho NH thương mại. “Việc mua USD kỳ hạn giữa DN với NH thương mại, giữa NH thương mại với NH Nhà nước cần hài hòa về mức độ rủi ro. Khi đó, DN mới sẵn sàng mua USD kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỉ giá trong tương lai” – ông Tuấn nói.
Trước những băn khoăn của DN, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết tới đây, NH Nhà nước sẽ ban hành thông tư hướng dẫn các NH thương mại về các công cụ phái sinh tỉ giá, trong đó có công cụ mua – bán USD kỳ hạn để DN mạnh dạn giao dịch hơn.
90% DN nhập khẩu không bảo hiểm tỉ giá
Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc NH HSBC Việt Nam, trong đợt biến động tỉ giá vào giữa tháng 8-2015, 90% DN nhập khẩu không bảo hiểm tỉ giá. Các hợp đồng bảo hiểm tỉ giá của các DN Việt Nam thường là ngắn hạn (80% dưới 3 tháng). Các DN cũng thường bỏ qua việc bảo hiểm cho các nghĩa vụ thanh toán dài hạn, như các khoản vay USD trung và dài hạn ở nước ngoài. Đến khi thị trường biến động mạnh, DN mới tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro dài hạn. Khi đó, chi phí bảo hiểm sẽ rất cao so với lúc thị trường ổn định. Vì vậy, DN nên chủ động có các biện pháp quản trị rủi ro về tỉ giá để tránh bị thiệt hại trước những biến động của thị trường tương lai.
Theo_Người lao động
Giữ tiền đồng hay USD?
Tuy tỉ giá VNĐ/USD được dự báo điều chỉnh không quá 5% nhưng với mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VNĐ và USD lên tới 5%-7% đang sinh lời cho người nắm giữ VNĐ.
Sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi USD xuống 0%, thị trường ngoại tệ đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, điều mà thị trường quan tâm là trong năm 2016, tỉ giá VNĐ/USD sẽ biến động thế nào?
USD không hấp dẫn bằng VNĐ
Cầm trên tay 100 triệu đồng nhàn rỗi, anh Lê Văn Tâm (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) băn khoăn nên gửi tiết kiệm hay mua USD. Sau khi tính toán kỹ, anh Tâm quyết định gửi tiết kiệm NH vì cho rằng tỉ giá có tăng cũng không sinh lời bằng lãi suất VNĐ từ 5%-7%/năm.
Diễn biến từ đầu năm đến nay cho thấy giá USD tại các NH tăng từ 21.415 đồng lên 22.547 đồng/USD (hơn 5%). Còn giá USD trên thị trường tự do từ 21.600 đồng tăng lên 22.700 đồng/USD (hơn 5%). Trong khi đó, lãi suất tiền gửi VNĐ ổn định ở mức 5%-7%/năm; còn lãi suất tiền gửi USD từ đầu năm là 0,75%, sau đó xuống còn 0,25%/năm và mới nhất là ngày 18-12, giảm còn 0%. Như thế, người nắm giữ USD trong suốt năm 2015 chỉ sinh lời hơn 5%, thấp hơn so với việc gửi tiết kiệm bằng VNĐ.
Giao dịch tiền đồng tại Ngân hàng TMCP Đông Á ngày 24-12 Ảnh: TẤN THẠNH
Tuy vậy, thị trường luôn tồn tại những người lướt sóng ngoại tệ bằng cách mua USD với số lượng lớn rồi gửi tiết kiệm. Sau đó, họ thế chấp sổ tiết kiệm cho NH, vay lại VNĐ với lãi suất 6%-7%/năm (khoảng 0,5%/tháng) rồi tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ tại các NH khác với lãi suất cao hơn so với lãi suất mà họ đã vay để chờ tỉ giá tăng. Nếu trong vòng 1 tháng, tỉ giá tăng 1%, họ sẽ bán USD tất toán khoản vay VNĐ, tính ra đối tượng lướt sóng ngoại tệ lời được 0,5%. Điều này phần nào lý giải vì sao thị trường luôn kỳ vọng tỉ giá đi lên, thậm chí giới đầu tư tài chính còn đưa ra dự báo tỉ giá sẽ tăng vài phần trăm trong vài tháng tới.
Chặn lướt sóng
Theo các NH, do việc lướt sóng ngoại tệ phải bỏ ra số tiền quá lớn, lợi nhuận nắm giữ USD trong 1 năm không đáng kể nên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, NH Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%, thị trường ngoại tệ khá im ắng.
Để giảm thiểu tình trạng lướt sóng USD, gần đây, một số NH đã siết chặt cho vay bằng thế chấp sổ tiết kiệm USD, theo hướng khách hành vay 1 tỉ đồng trở lên phải chứng minh mục đích sử dụng vốn mới được giải ngân (trước ngày 21-12 không có điều kiện này). Lập tức, thị trường không có hiện tượng thu gom USD. Biểu hiện rõ nhất là giá USD tự do đã giảm 90 đồng/USD, từ mức cao nhất 22.780 đồng/USD (ngày 18-12) xuống còn 22.690 đồng/USD (ngày 24-12). Còn giá USD tại các NH vẫn trụ ở mức trần 22.547 đồng/USD. Nguyên nhân do cầu ngoại tệ của doanh nghiệp (DN) nhiều hơn cung, các NH thương mại chưa mua được USD từ NH Nhà nước khi trạng thái ngoại tệ chưa âm trên 5%.
Khó có bất ngờ trong năm 2016
Tâm điểm của thị trường lúc này là tỉ giá VNĐ/USD trong năm 2016 sẽ được điều hành ra sao, nhất là khi FED tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất USD mỗi quý 0,25%.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, biên độ tỉ giá cần giữ ở mức vừa đủ để NH Nhà nước kiểm soát thị trường. Riêng tỉ giá bình quân liên NH tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là Trung Quốc - đối tác thương mại lớn của Việt Nam - sẽ điều chỉnh giá trị đồng nhân dân tệ như thế nào? Bởi, đồng nhân dân tệ hiện được định giá cao hơn USD 3%-4%. Nếu Trung Quốc tiếp tục giảm giá đồng tiền quốc gia để cân bằng mức chênh lệch so với USD sẽ tác động mạnh đến tỉ giá tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc mở rộng thị trường, cho phép nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tỉ giá tại nước này, đồng thời sau lần giảm giá đồng nhân dân tệ 4% vào giữa tháng 8-2015, Trung Quốc đã điều chỉnh tỉ giá tăng giảm theo thị trường nên yếu tố "bất ngờ giảm giá mạnh đồng nhân dân tệ" không còn quan ngại.
"Do đó năm 2016, NH Nhà nước có thể công bố mức điều chỉnh tỉ giá nhất định. Trường hợp NH Nhà nước không công bố thì cần linh hoạt điều chỉnh tỉ giá trong khoảng 3%-5% là hợp lý" - ông Nghĩa nói.
Điều mà cộng đồng DN đang mong đợi là NH Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh tỉ giá ở mức nào để họ tính toán kinh doanh. TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng NH Nhà nước có công bố hay không cũng không sao. Vấn đề hiện nay là cần "mềm hóa" cơ chế điều hành tỉ giá, như linh hoạt đối với biên độ, cách thức công bố tỉ giá bình quân liên NH cũng cần linh hoạt hơn để thị trường đoán được bước đi của tỉ giá.
"Nếu năm 2016, FED tiếp tục tăng lãi suất USD thì NH Nhà nước không nên điều chỉnh tỉ giá quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, truyền dẫn vào lạm phát nước ta. Mặt khác, lãi suất tiền gửi VNĐ hiện đã chạm đáy ở mức 5%-7%/năm, lãi suất tiền gửi USD 0%, sự chênh lệch lớn này đang có lợi cho người nắm giữ VNĐ. Như thế, nhiều khả năng cầu USD sẽ ở mức thấp, tỉ giá được điều chỉnh 3%-5% là có cơ sở" - ông Phước phân tích.
Sẽ có thông tin định hướng Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NH Nhà nước), cho biết trước áp lực FED tiếp tục tăng lãi suất, NH Nhà nước đã kịp thời triển khai một số biện pháp ứng phó và đến nay đã có những tín hiệu tích cực. Riêng chính sách điều hành tỉ giá năm 2016, NH Nhà nước sẽ có thông tin định hướng vào những ngày cuối năm 2015 để các thành phần kinh tế dự liệu phương hướng sản xuất, kinh doanh. Trong ngày 24-12, NH Nhà nước cho biết năm 2016, lãi suất và tỉ giá sẽ được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; lạm phát (kiểm soát dưới 5%), thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Cần gấp công cụ bảo hiểm TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng vấn đề mà DN xuất nhập khẩu luôn quan tâm là phòng ngừa rủi ro tỉ giá bằng cách nào? Theo TS Trương Văn Phước, để tỉ giá ổn định và phòng ngừa rủi ro cho DN, NH Nhà nước nên sớm hình thành một thị trường bảo hiểm về tỉ giá. "Giải pháp có thể là các NH thương mại sẽ đưa ra sản phẩm quyền chọn mua bán USD theo kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm với một tỉ giá được hình thành trong tương lai. Mức tỉ giá này hình thành trên cơ sở tỉ giá niêm yết tại thời điểm ký hợp đồng, cộng với chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa VNĐ và USD. Như thế, thị trường sẽ hình thành trạng thái ngoại tệ tại một thời điểm trong tương lai, tức là trạng thái ngoại tệ của các NH thương mại đã lan tỏa toàn thị trường để bù trừ qua lại. Nếu thiếu hụt thì NH Nhà nước sẽ là người mua bán cuối cùng trạng thái đó với một tỉ giá công khai. Khi đó, NH Nhà nước không cần công bố trước việc điều chỉnh tỉ giá, thị trường sẽ nhìn vào mức giá của quyền chọn mua bán USD theo từng kỳ hạn để biết được điểm đến của tỉ giá hối đoái" - ông Phước đề xuất.
Theo_24h
Phát hành 3 tỉ đô la trái phiếu quốc tế: còn cân nhắc Bộ Tài chính vẫn chưa quyết được thời điểm phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) trị giá 3 tỉ đô ra thị trường vốn quốc tế. Một nguồn tin từ bộ này nói với Báo rằng kế hoạch phát hành có thể phải dời sang năm 2016. Vấn đề tỉ giá đồng đô la đang điều chỉnh mạnh ảnh hưởng đến kế...