USAID hỗ trợ thúc đẩy nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức sức khỏe toàn cầu PATH đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án 8 năm với tên gọi “Thúc đẩy tăng trưởng thị trường” và khởi động dự án “ Hỗ trợ kỹ thuật và bền vững khu vực tư nhân tại Việt Nam” (STEPS) sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm – cả hai dự án đều do PATH thực hiện với tài trợ từ USAID.
Dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường trị giá 20,7 triệu USD được tài trợ trong khuôn khổ kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) đã được triển khai từ năm 2014 đến năm 2021. Thông qua dự án này, USAID và PATH đã phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC), Bộ Y tế để triển khai chương trình theo cách tiếp cận bền vững, nhằm gia tăng đầu tư, tạo cầu và tăng cung các hàng hóa và dịch vụ HIV mới mang tính đột phá.
Dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường là đối tác quan trọng của Bộ Y tế trong việc giới thiệu và mở rộng các mô hình mới và sáng tạo như dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Đây là ba dịch vụ quan trọng góp phần làm giảm tới 57% số ca nhiễm mới HIV trong một thập kỷ qua1. Bộ dụng cụ tự xét nghiệm HIV hiện được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và các kênh thương mại điện tử, trong khi đó dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng đã được triển khai tại 33 trên 63 tỉnh, thành phố và dịch vụ PrEP đã được mở rộng tới 29 tỉnh, thành phố. Chỉ tính thông qua các mô hình dịch vụ do dự án hỗ trợ, đã có gần 218.000 người được xét nghiệm HIV tại cộng đồng, trong đó 8.986 người được chẩn đoán nhiễm HIV mới và được kết nối với dịch vụ điều trị. Ngoài ra, hơn 46.000 bộ dụng cụ tự xét nghiệm HIV đã được phân phát miễn phí và 16.700 người đã sử dụng PrEP – loại thuốc uống có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV khi tuân thủ chỉ định.
Video đang HOT
PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết, USAID/PATH Healthy Markets đã liên tục có các sáng kiến, đóng góp rất hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam.
Dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường đã khẳng định lại vai trò của cộng đồng trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cộng đồng đích có nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm chuyển giới nữ, người hành nghề mại dâm và người tiêm chích ma tuý thường có nhu cầu được nhận tư vấn về HIV và các dịch vụ sức khoẻ khác từ chính các đồng đẳng viên trong cộng đồng của họ. Cũng thông qua dự án, các doanh nghiệp xã hội và phòng khám cộng đồng đầu tiên do cộng đồng đích điều hành tại Việt Nam đã được thành lập và phát triển, đồng thời các nhân viên cộng đồng được trang bị công cụ và kỹ năng cần thiết để cung cấp một loạt các dịch vụ tổng hợp và lấy khách hàng làm trung tâm liên quan đến HIV và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cho tới nay, hàng trăm các tổ chức do cộng đồng đích lãnh đạo đang đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ HIV cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông tạo cầu sáng tạo trên toàn quốc.
Dự án đã huy động hơn 12,6 triệu đô la đầu tư tư nhân cho hoạt động ứng phó với HIV/AIDS thông qua tăng cường quan hệ hợp tác cùng chia sẻ giá trị và cùng có lợi với hơn 150 đối tác gồm các nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa HIV, các nhà phân phối và bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng và các công ty truyền thông đa phương tiện.
“Trong 8 năm qua, hỗ trợ của USAID đã giúp giải quyết những khoảng trống quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc HIV dựa vào cộng đồng dễ tiếp cận, giá thành hợp lý, đồng thời củng cố thị trường trong nước cho hàng hóa và dịch vụ liên quan đến HIV. Trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh cuộc chiến chống HIV, dự án mới của chúng tôi sẽ tập trung vào việc đảm bảo tính bền vững của những tiến bộ chung và giải quyết những khoảng trống quan trọng còn lại để hướng tới mục tiêu cuối cùng là giúp Việt Nam đạt được cam kết chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030″, Phó Giám đốc USAID Việt Nam Bradley Bessire chia sẻ.
Tại sự kiện, USAID cũng đã công bố dự án mới “Hỗ trợ kỹ thuật và bền vững khu vực tư nhân tại Việt Nam” (STEPS) có ngân sách 15 triệu đô la và thực hiện trong 5 năm. Dự án sẽ được thực hiện phối hợp với Tổ chức PATH và đối tác chiến lược là Doanh nghiệp xã hội Glink để duy trì những nỗ lực đạt được từ dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường và phát triển hơn nữa thị trường dịch vụ chăm sóc HIV và sức khỏe ban đầu.
Dự án STEPS sẽ tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ lồng ghép HIV và chăm sóc sức khỏe ban đầu lấy khách hàng làm trung tâm thông qua các mô hình chăm sóc đổi mới; thúc đẩy nhu cầu và việc sử dụng các công nghệ y tế đột phá; đồng thời xác định các cách tiếp cận hợp tác công-tư mới đầy hứa hẹn có thể tăng cường nguồn cung bền vững, thúc đẩy cung cấp dịch vụ và tạo cầu cho các hàng hoá, dịch vụ về HIV và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Khi được kết hợp lại, những nỗ lực này sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu kiểm soát dịch được nêu trong Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030. Dự án STEPS sẽ thúc đẩy cộng đồng cùng kiến tạo, hỗ trợ công tác quản lý của của Cục phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường năng lực lãnh đạo của cộng đồng đích, đồng thời đẩy mạnh sáng tạo trong cung cấp dịch vụ và mở rộng thị trường nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Facebook tiếp tục bị 'réo tên' sau vụ xả súng thảm khốc ở trường học Mỹ
Vài phút trước khi nhẫn tâm sát hại bà mình và xả súng tại một trường tiểu học khiến 19 đứa trẻ thiệt mạng, nghi phạm Salvador Ramos đã gửi cảnh báo qua tin nhắn Facebook.
Ảnh minh họa biểu tượng Facebook trên điện thoại ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Liệu rằng Facebook có nhận diện được mối đe dọa từ những dòng tin nhắn do chính kẻ xả súng gửi đi và báo cho lực lượng chức năng? Đây là câu hỏi mà Thống đốc bang Texas Greg Abbott đặt ra cho mạng xã hội lớn nhất thế giới, nhấn mạnh các nền tảng cần thực sự đầu tư công nghệ để phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng.
Theo hãng tin AP, mặc dù Thống đốc Abbott gọi những dòng tin nhắn của nghi phạm Ramos là bài đăng - nội dung được lượng độc giả lớn tiếp cận song khi bắt tay vào điều tra, Meta - công ty mẹ của Facebook - giải thích nghi phạm đã gửi những dòng tin nhắn đó trong mục tin nhắn riêng và những nội dung này không được phát hiện cho đến sau khi "thảm kịch tồi tệ xảy ra".
Các vụ xả súng hàng loạt mới nhất ở Mỹ đang gây thêm sức ép đối với các công ty truyền thông trong việc tăng cường giám sát các nền tảng chia sẻ trực tuyến.
Trong một tuyên bố, Meta cho biết công ty giám sát các tin nhắn cá nhân của người dùng để loại bỏ một số nội dung có hại, chẳng hạn như liên kết đến phần mềm độc hại hoặc hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em. Các liên kết hoặc hình ảnh này có thể được phát hiện bằng cách sử dụng các mã nhận dạng duy nhất - một loại chữ ký số - khiến chúng tương đối dễ dàng để các hệ thống máy tính gắn nhãn cảnh báo. Tuy nhiên, đối với việc nhận diện các từ ngữ đe dọa - nhiều khi được dùng trong các câu nói đùa, châm biếm hoặc lời bài hát, nhiệm vụ đó trở nên khó khăn hơn nhiều đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Ví dụ, Facebook có thể gắn nhãn cảnh báo đối với những nội dung có từ "sẽ giết" hoặc "sẽ bắn", nhưng nếu không trong ngữ cảnh cụ thể, công nghệ AI nhìn chung sẽ gặp khó khăn và đưa ra rất nhiều cảnh báo giả để Meta phân tích. Chính vì vậy, Facebook và các nền tảng khác phụ thuộc vào báo cáo của người dùng để xác định các nội dung đe dọa, vi phạm quy định chính sách. Tuy nhiên, thông thường khi đến được bước đó thì mọi chuyện đã quá muộn.
Meta cho hay ngay cả hệ thống giám sát hiện giờ trên Facebook cũng sẽ sớm lỗi thời. Công ty này có kế hoạch triển khai một hệ thống mã hóa tin nhắn trên Facebook và Instagram vào năm tới. Trong hệ thống mã hóa này, ngoại trừ người nhận và người gửi, ngay cả Meta cũng không thể đọc được nội dung tin nhắn. Nền tảng WhatsApp trước đó đã áp dụng công nghệ mã hóa này.
Một báo cáo gần đây của Meta đã nhấn mạnh những lợi ích về quyền riêng tư nhưng cũng lưu ý một số rủi ro, trong đó người dùng có thể lạm dụng mã hóa để xâm phạm tình dục trẻ em, thực hiện hành vi buôn bán người và phát tán ngôn từ kích động thù địch.
Từ lâu ông lớn công nghệ Apple áp dụng công nghệ mã hóa đối với hệ thống nhắn tin. Tuy nhiên, điều này luôn khiến nhà sản xuất iPhone đi ngược với quan điểm của Bộ Tư pháp Mỹ về quyền riêng tư trong nhắn tin. Sau vụ bắn chết ba thủy thủ Mỹ tại một cơ sở của Hải quân vào tháng 12/2019, Bộ Tư pháp khẳng định các nhà điều tra cần quyền truy cập vào dữ liệu từ hai chiếc iPhone đã bị khóa của nghi phạm.
Các chuyên gia bảo mật giải thích việc này có thể được thực hiện nếu như Apple thiết kế một "cửa sau" cho phép truy cập vào các tin nhắn được nghi phạm gửi đi. Nhưng cũng chính các chuyên gia cảnh báo những "cửa sau" như vậy trong hệ thống mã hóa sẽ khiến chúng trở nên không an toàn. Chỉ cần biết rằng tồn tại một lỗ hổng là đủ để gián điệp và tội phạm trên thế giới dễ dàng mở khóa an toàn.
Sức hút đầu tư bất động sản đổ dồn về Tân Uyên Những tháng đầu năm 2022, Tân Uyên liên tục đón nhận nhiều thông tin tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản, giúp khu vực này ngày càng sôi động và hấp dẫn giới đầu tư. Thời kỳ thịnh vượng của bất động sản Tân Uyên Thị trường bất động sản trên cả nước đang trở lại với...