URC Việt Nam đổi mới sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
URC Việt Nam thuộc Tập đoàn URC Philippines tiếp tục kiên định với cam kết về chất lượng và an toàn sản phẩm bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0.
URC Việt Nam đã ứng dụng tự động hóa vào sản xuất
Vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam. Hiểu được điều đó, URC Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng, sự an toàn của các sản phẩm. Công ty đang tăng tốc chuẩn bị cho việc áp dụng những công nghệ 4.0 mới nhất tại nhà máy với mục tiêu thúc đẩy năng suất, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam.
Theo ông Ronaldo Villanueva, Giám đốc IT của URC Việt Nam, công ty đã thực hiện tự động hóa các dây chuyền sản xuất với robot và hệ thống kệ tự động. Công ty có kế hoạch sẽ cài đặt thêm phần mềm tích hợp sản xuất và thông tin (SAP MII) và hệ thống điều hành sản xuất (MES) để kết nối các thiết bị sản xuất với hệ thống backend bắt đầu từ năm nay. Hệ thống SAP MII sẽ giúp công ty giảm thời gian nghỉ máy nhờ phương pháp bảo trì dự báo cũng như có thể dự đoán khi nào xảy ra hỏng hóc và tiến hành bảo trì máy trước khi sự cố xảy ra.
Video đang HOT
Mặc dù đang ở giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ 4.0, công ty đã trang bị những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên trước khi triển khai hàng loạt các dự án tự động hóa. URC Việt Nam tin rằng tự động hóa toàn bộ nhà máy với những công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp công ty tăng năng suất, hợp lý hóa các hoạt động cũng như có thể giám sát và phân tích hiệu suất hoạt động trong thời gian thực. Với việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa, công ty không chỉ cải thiện được chất lượng và sự sẵn sàng của nguyên liệu mà còn cắt giảm chi phí và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Ông Villanueva nhấn mạnh: “Việc ứng dụng công nghệ 4.0 giúp URC Việt Nam đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, chúng tôi có thể cắt giảm chi phí sản xuất và cung cấp sản phẩm đến khách hàng nhanh hơn. Công ty có thể cho ra mắt nhiều sản phẩm mới trên thị trường với khả năng chi phí sản phẩm và hiệu suất tốt hơn”.
Tất cả những dự án nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện rõ cam kết của URC tại thị trường Việt Nam. Công ty mong muốn nắm bắt công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng, an toàn, vệ sinh và truy suất nguồn gốc với mục tiêu đẩy mạnh các sản phẩm “Made in Vietnam” cho thị trường toàn cầu, tiếp tục xuất khẩu thực phẩm và đồ uống được sản xuất trong nước vượt ra khỏi biên giới 8 thị trường nước ngoài đang hiện có.
Nhà máy URC Việt Nam tại khu công nghiệp VSIP 1 Bình Dương
Trên hết, người tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc URC nhanh chóng triển khai sản xuất thông minh để giải quyết những mối lo ngại về sức khỏe ngày càng gia tăng. Do đó, người tiêu dùng có thể tận hưởng những sản phẩm chất lượng cao nhất với giá thành phải chăng cũng như hệ thống thu hồi sản phẩm và phản hồi thông tin của khách hàng nhanh hơn.
Ứng dụng công nghệ 4.0 thể hiện rõ sự cam kết của URC Việt Nam trong việc vượt qua những qui định và tiêu chuẩn ngành để vươn tới một chuẩn mực cao hơn về chất lượng và an toàn thực phẩm. Trong những năm qua, tất cả nhà máy của URC tại Việt Nam đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015 và Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2015. Nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát tại khu công nghiệp VSIP 1 và nhà máy nước giải khát tại Hà Nội của URC Việt Nam cũng đã nhận được chứng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm FSSC 22000. Công ty cũng đang trong giai đoạn đánh giá cho chứng nhận về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001.
Không những thế, URC còn đầu tư vào việc xây dựng phòng Thí nghiệm trung tâm với các công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại và do các nhà phân tích có trình độ chuyên môn cao quản lý. Phòng thí nghiệm này đang chờ nhận chứng chỉ ISO 17025 của Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2003, URC Việt Nam đã xây dựng năm nhà máy với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu đô. URC Việt Nam hiện nay là một trong những công ty đi đầu về lĩnh vực F&B với các thương hiệu nổi tiếng như trà xanh C2, nước tăng lực Rồng Đỏ, bánh quy Cream-O và Magic, kẹo Dynamite, bánh snack Jack ‘n Jill Puff Corn và Chikki.
Theo Báo Mới
Công ty bảo mật quốc tế Fortinet mua lại ZoneFox
Fortinet - công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng được tích hợp và tự động hóa trên phạm vi rộng, vừa công bố hoàn tất việc mua lại ZoneFox - một công ty chuyên về phát hiện và phản hồi các mối đe dọa từ nội bộ dựa trên nền tảng đám mây có trụ sở tại Edinburgh, Scotland.
Việc mua lại ZoneFox sẽ giúp Fortinet tăng cường hơn nữa khả năng bảo mật của công nghệ Fortinet Security Fabric, đồng thời củng cố thiết bị đầu cuối hiện có của Fortinet và lĩnh vực kinh doanh về an ninh mạng SIEM bằng việc cung cấp cho khách hàng.
Việc tích hợp công nghệ săn tìm mối đe dọa dựa trên kỹ thuật máy học đã từng đạt giải thưởng của ZoneFox sẽ bổ sung cho công nghệ FortiClient endpoint security, nhằm cung cấp khả năng phát hiện và phản ứng tự động trên thiết bị đầu cuối (EDR) và sẽ mở rộng khả năng của FortiSIEM với các tính năng phân tích hành vi người dùng (UEBA) ngay trong mạng lưới hay trong đám mây.
Fortinet hy vọng rằng khả năng bảo mật thiết bị đầu cuối mới được cung cấp bởi ZoneFox sẽ cho phép các tổ chức doanh nghiệp tận dụng tốt hơn kỹ thuật Máy học để phát hiện các hành vi bất thường và triển khai phản ứng nhanh hơn đối với các mối đe dọa từ nội bộ.
Theo Báo Mới
Robot chế tạo robot tại nhà máy trị giá 150 triệu USD ở Trung Quốc Robot sẽ chế tạo robot tại một nhà máy mới ở Trung Quốc của tập đoàn kỹ thuật Thụy Sĩ ABB. Ảnh minh họa. (Nguồn: ABB). ABB cho biết họ có kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo robot trị giá 150 triệu USD ở Thượng Hải trong một nỗ lực bảo vệ vị trí nhà sản xuất robot công nghiệp...