Update hình ảnh ‘Mặt trăng máu’ đang diễn ra trên bầu trời
Cùng xem video trực tiếp tường thuật hiện tượng “ Mặt trăng máu” trên bầu trời nước Mỹ cùng những hình ảnh mới nhất đang diễn ra ngay tại thời điểm này…
Hiện tượng mặt trăng máu
Như đã đưa tin, vào lúc 2.00 giờ EDT (khoảng 13h theo giờ Việt Nam), bóng tối của Trái đất sẽ bắt đầu bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ – điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng “ Mặt trăng máu“.
Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi và nước Úc sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này. Do lệch múi giờ nên ở Việt Nam không có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng “Mặt trăng máu” độc đáo này.
Diễn biến của nguyệt thực toàn phần – khi Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ.
Video đang HOT
Richard Fuentes đang chuẩn bị thiết bị quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần màu đỏ tại khu vực đài thiên văn Griffith, Los Angeles (Mỹ).
Hình ảnh ghi lại cảnh nguyệt thực toàn phần ở Los Angeles.
Những hình ảnh cho thấy Trái đất bắt đầu dần dần tiến vào che phủ ánh sáng chiếu từ Mặt trời tới Mặt trăng trên đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ..
Hình ảnh được ghi lại ở thành phố Rockford, Illinois.
Bóng tối đã lan tỏa che được 1/4 Mặt trăng.
Hình ảnh chụp lại của đài thiên văn Prescott, bang Arizona, Mỹ.
Nhiếp ảnh gia John W. Johnson đã “bắt” được khoảnh khắc này tại bang Nebraska, Mỹ.
Mặt trăng chuyển dần sang “màu máu” – Hình ảnh trên ghi lại được từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ.
Theo Xahoi
Phát hiện thêm hành tinh ngoài Hệ Mặt trời giống Trái Đất
Nhà thiên văn học người Thomas Barclay mới đây đã phát hiện một hành tinh giống Trái Đất bên ngoài Hệ Mặt trời và có thể tồn tại sự sống.
Hành tinh mới được phát hiện có kích thước tương tự Trái Đất (chỉ lớn hơn khoảng 1/10) và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Red Dwarf .
Theo nhận định, hành tinh này có nhiệt độ tương đối mát mẻ và có thể tồn tại nước. Những hành tinh như vậy trong khu vực " Goldilocks " được các nhà khoa học gọi với cái tên "Đồ ăn nhẹ của Goldilocks ". Chúng không quá nóng và cũng không quá lạnh, do đó có khả năng hỗ trợ sự sống .
Hình ảnh hành tinh mới quay quanh ngôi sao Red Dwarf mới được phát hiện
Ngoài hành tinh mới này, có ít nhất là 5 hành tinh khác đang quay quanh Red Dwarf . Ngược lại, Mặt trời của Trái đất có tên gọi là G- dwarf , một ngôi sao lớn hơn nhiều.
Bán kính của hành tinh mới được phát hiện chỉ lớn hơn 1,1 lần kích thước so với hành tinh của chúng ta. Cho đến nay, hành tinh giống Trái Đất nhỏ nhất được phát hiện là Kepler- 62f, kích thước chỉ bằng 1,4 lần Trái Đất và ở cách xa 1.200 năm ánh sáng.
Nhiệm vụ Kepler được NASA phát động năm 2009, với mục đích tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất. Kể từ đó, các chuyên gia vũ trụ đã phát hiện khoảng 3.000 hành tinh có thể có sự sống. Những thông tin thêm về các phát hiện mới sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Trước đó, tháng 10/2013, kính viễn vọng Kepler của NASA cũng đã phát hiện hành tinh ngoài Hệ Mặt trời Kepler 78b có kích thước lớn hơn Trái Đất 1,2 lần, khối lượng lớn hơn 1,8 lần. Nhiệt độ bề mặt nóng hơn so với Trái Đất và lên tới khoảng 2.000 độ C. Theo tính toán của các nhà khoa học, Kepler 78b cũng có thành phần cấu tạo gồm sắt và đá, tương tự như Trái Đất.
Theo VNE
Nghẹt thở với cảnh dòng sông sương mù trên dãy Grand Canyon Sáng thứ Sáu (29/11) vừa qua, những du khách tới tham quan khe núi đá Grand Canyon nổi tiếng tại bang Arizona, Mỹ đã được chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ thú chỉ xảy ra 10 năm một lần, khi một dòng sông sương mù tuyệt đẹp phủ đầy hẻm núi. Theo trang Facebook của công viên quốc gia...