Uống trà thế này chẳng khác nào uống… thuốc độc
Trà thực sự tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu uống trà sai cách khiến trà trở thành thuốc độc, gây hại cho sức khỏe.
Làm chắc răng, cải thiện thị lực, thanh nhiệt, loại bỏ thức ăn tích tụ, tiêu mỡ, giải độc, chữa kiết lỵ, lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận phế, kéo dài tuổi thọ… đều là những tác dụng của trà. Do đó hiện nay không những người già, mà cả người trẻ cũng thích uống trà.
Trà thực sự tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu uống trà sai cách sẽ khiến trà trở thành “thuốc độc”, gây hại cho sức khỏe.
1. Uống trà trong 1 bộ ấm pha trà cáu bẩn, lâu ngày không rửa
Ảnh minh họa
Uống trà lâu ngày sẽ khiến bộ ấm pha trà dễ tích tụ nhiều cặn bẩn. Cặn bẩn trên bộ ấm pha trà chính là cặn của các nguyên tố trong trà, lâu ngày chất bẩn trong trà sẽ sinh ra các chất độc hại như cadmium, chì, thủy ngân, asen và các chất gây ung thư khác.
Giải pháp: Ngâm bộ ấm pha trà với baking soda cả ngày rồi dùng bàn chải đánh răng chà, rất dễ dàng làm sạch.
2. Uống trà nóng dễ làm tổn thương thực quản
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà ở nhiệt độ cao từ 70 độ C sẽ gây tổn thương thực quản. Niêm mạc ngoài cùng của thực quản chỉ chịu được nhiệt độ 50-60 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá nhiệt độ này, niêm mạc thực quản sẽ bị bỏng, thời gian dài dễ gây ung thư thực quản. Một số người nói rằng, trà ngon thực sự phải thưởng thức khi còn nóng. Trên thực tế, nếm trà trước tiên là ngửi mùi thơm, thứ hai là nhìn màu sắc của nước trà, sau đó mới nếm thử hương vị, lúc này nhiệt độ của trà đã giảm xuống khoảng 50-60 độ C, thích hợp để mọi người sử dụng trà.
Giải pháp: Làm thế nào để đánh giá nhiệt độ của trà? Rất đơn giản, nhiệt độ của trà mới pha cao đến 80-90 độ C. Bạn có thể uống sau 3 hoặc 4 phút, lúc này nhiệt độ của trà thường giảm xuống dưới 70 độ C.
3. Uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Ảnh minh họa
Trà pha đi pha lại nhiều lần nước không chỉ giảm chất lượng và độ ngon của trà, mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên chiết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu pha lại nhiều lần, trà bị biến chất sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe.
Giải pháp: Bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2-3 sau đó thay trà mới.
4. Uống trà để qua đêm
Ảnh minh họa
Trà uống ngon và tốt nhất là ngay sau khi pha. Nếu để quá lâu, nhất là hãm trong phích nước nóng, nước chè dễ bị xỉn màu, có mùi khó chịu, biến chất; các thành phần vitamin B và C bị phân hủy. Lượng caffeine trong nước chè cũng tăng cao, uống vào càng gây kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể khó chịu. Axit tannic trong nước chè để lâu, đặc biệt là để qua đêm tăng lên sẽ có hại cho người bị gút hoặc người có lượng axit uric cao trong máu.
Giải pháp: Uống trà sau khi pha 4 – 6 phút là hợp lý nhất.
Uống trà rất tốt cho sức khỏe nhưng có 4 thói quen uống trà có hại
Uống trà có thể giúp thư giãn tâm trạng của con người và đem lại nhiều niềm vui trong cuộc sống, vì vậy nhiều người thích uống trà. Tuy nhiên, nếu uống trà theo 4 cách này, không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống trà, đặc biệt là trà xanh và trà đen có thể giúp ích cho việc duy trì hệ thống tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Caffeine trong trà có thể làm tăng lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh trung ương, tiếp thêm sinh lực cho con người, xua tan cơn buồn ngủ và giảm mệt mỏi. Trà (đặc biệt là trà đen) có chứa flavonoid, chất chống oxy hóa có thể làm giãn mạch máu động mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, và cải thiện khả năng cung cấp máu cho tim.
Đồng thời, các polyphenol và oxit của chúng trong trà có thể hấp thụ một số chất phóng xạ, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do bức xạ, cũng có lợi cho việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Vì vậy, uống trà có lợi cho sức khỏe tim mạch và có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não ở một mức độ nhất định. Bởi vậy, Nhật Bản có hẳn cả nghệ thuật trà đạo.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều người có một số thói quen uống trà mang lại những nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 thói quen như thế bạn nên tránh xa khi uống trà.
1. Thích uống trà nóng trên 65 độ C
Một số người thích pha trà trong nước sôi, nhưng thay vì đợi nhiệt độ của trà nguội, họ lại háo hức uống trà nóng! Tuy nhiên, trà quá nóng (trên 65 độ C) sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, có thể gây ung thư thực quản!
Không riêng uống trà nóng mà bạn uống bất kể loại đồ uống nào có nhiệt độ trên 65 độ C cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Điều này cũng lý giải tại sao ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư thực quản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng uống đồ uống nóng trên 65 độ C có thể gây ung thư. Vì vậy, những người bạn thích uống trà nóng nên bỏ thói quen này và đợi cho đến khi nhiệt độ của trà giảm xuống rồi mới thưởng thức cũng chưa muộn.
2. Thích trà mạnh, đặc
Caffeine có trong trà quá đặc có thể dễ dàng gây ra nhịp tim đập nhanh, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương.
Ngoài ra, nếu bạn uống trà mạnh trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà lớn có thể làm tăng lượng hấp thụ vào cơ thể khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh sỏi thận hơn. Do đó, hãy chỉ nên uống trà đặc-loãng vừa đủ để cảm nhận vị ngon của trà.
3. Thích uống trà trước khi đi ngủ
Do caffein, theophylline và các chất khác trong trà được cơ thể con người hấp thụ, chúng có thể tạo ra các tác động kích thích rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương của con người, khiến tinh thần con người hưng phấn, thậm chí khiến con người mất ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, tốt nhất bạn đừng nên uống trà trước khi đi ngủ.
4. Thích uống trà mới
Trà mới là trà được hái và sấy khô chưa chưa đầy một tháng tính đến ngày tiêu thụ. Do trà còn mới nên vẫn có chứa một số chất có tác dụng phụ với cơ thể như polyphenol, rượu, andehit.
Do đó, chúng ta nên chờ một thời gian để các chất này được oxy hóa hết trước rồi mới tiêu thụ nếu không chúng rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn. Đặc biệt là những người dễ bị đau dạ dày thì càng không nên dùng trà mới. Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, trà mới còn có thể khiến bạn dễ nổi nóng.
Vì vậy, xét về góc độ sức khỏe, trà cũ có giá trị tốt hơn và nên được lựa chọn thay vì trà mới.
Sai lầm tai hại khi uống trà có thể gây đột quỵ, ảnh hưởng thần kinh Uống trà sai cách dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe vậy nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được. Uống trà khi đói bụng Uống trà khi bụng đói sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ...