Uống trà đá tăng nguy cơ sạn thận
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa thuộc Trường đại học Loyola (Mỹ) tin rằng uống trà đá làm tăng nguy cơ bị sạn thận, theo Healthday.
Theo các nhà nghiên cứu, loại thức uống phổ biến này chứa hàm lượng cao oxalate – một loại hóa chất có dạng tinh thể được tạo ra từ nước khoáng và muối được tìm thấy trong nước tiểu.
Mặc dù các tinh thể này thường không gây hại nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo chúng có thể phát triển đủ lớn để “cư trú” trong ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang.
Trà đá nếu lạm dụng sẽ gây ra sạn thận – Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Bác sĩ John Milner, giáo sư khoa Tiết niệu tại Trường Y Stritch thuộc Trường đại học Loyola cho biết: “Trà đá có thể uống được nhưng không nên lạm dụng”.
Theo bác sĩ Milner, nhiều người chọn uống trà đá vì nó chứa ít calorie, và ngon hơn nước. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Theo các nhà nghiên cứu, nam giới có rủi ro phát triển bệnh sạn thận gấp 4 lần so với nữ giới, đặc biệt ở độ tuổi 40.
Để giảm rủi ro này, các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên chọn nước lọc hoặc nước chanh tươi thay vì chọn trà đá. Nước chanh chứa hàm lượng axit citric cao giúp ngăn chặn sự phát triển của sạn thận.
Họ cũng hướng dẫn cách giảm rủi ro bị sạn thận bằng cách tránh thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao (thường thấy trong rau bina, chocolate, đại hoàng, quả hạch), giảm hấp thu muối, ăn ít thịt, bổ sung đủ canxi – một cách để giảm lượng oxalate hấp thụ vào cơ thể.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những ai thường xuyên uống trà đá nên kiểm tra lượng oxalate trong cơ thể.
Theo Thanhnien
Uống đủ nước
Khi trời nóng, chúng ta khát và rất cần uống nước. Đây là điều bình thường và được khuyến khích, thế nhưng uống nước một cách máy móc hay cứ uống dù không khát sẽ không có lợi. Vì quá nhiều nước sẽ làm suy yếu hoạt động của bàng quang.
Hậu quả của việc bàng quang suy yếu là tiểu không kiểm soát và tiểu són lặp lại. Nhiều người uống hơn 4 lít chất lỏng trong một ngày và để thải bỏ, họ buộc phải vào ra nhà vệ sinh liên tục. Sẽ thật nguy hiểm nếu lười đi lại và ráng "nhịn", lâu lâu mới đi một lần. Theo Giáo sư Brigitte Mauroy, Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Lille (Pháp), khi bàng quang căng ra hết cỡ, phải chịu áp lực của quá nhiều nước tiểu (bàng quang bình thường chỉ có khả năng chứa khoảng 400 ml nước tiểu) thì thành bộ phận bị suy yếu và có nguy cơ bị viêm nhiễm. Khi đó phải tiến hành điều trị đúng cách.
Nên biết, uống quá nhiều nước sẽ không cải thiện được độ săn chắc hay vẻ mịn màng của da, cũng như sức khỏe của móng và tóc. Thậm chí khát và uống nước nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Giải pháp tốt nhất là hạn chế việc cung cấp nước ở mức độ 1,5-2 lít/ngày (kể cả trà, cà phê, nước trái cây, canh súp), trừ những trường hợp ngoại lệ như khí hậu quá nóng bức. Mẹo cân bằng việc uống nước: chuẩn bị một chai nước uống khoảng 2 lít cho một ngày và mỗi lần có những cữ uống cà phê, trà hay húp canh, thì bạn nên rút đi phần nước tương đương trong chai. Tuy có hơi mất công đôi chút, nhưng đó là cách giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Theo VNE
Tách thành công cặp song sinh chung cơ quan sinh dục Hai bé trai sinh đôi người Malaysia Muaiman và Muaimin chào đời ngày 14/4/2011 với phần khung xương chậu và chân dính liền nhau. Ngoài ra, 2 bé trai này cũng có chung bàng quang và chung cơ quan sinh dục ngoài. Ngày 14/7 vừa qua, hai bé đã được phẫu thuật tách phần dính liền. Ca mổ diễn ra tại bệnh viện...