Uống thuốc tránh thai mà vẫn mang thai
Thuốc chống lao lại là thủ phạm gây giảm tác dụng của thuốc tránh thai và gây ra việc có thai ngoài ý muốn trên.
Hỏi:
Trong thời gian điều trị lao (6 tháng), tôi vẫn dùng thuốc tránh thai hàng ngày, vậy mà vẫn xảy ra việc có thai ngoài ý muốn. Tôi xin hỏi, việc uống thuốc chống lao này có ảnh hưởng gì tới việc có thai ngoài ý muốn này không?
Trần Thị Thu Hồng (Bắc Ninh)
Uống thuốc tránh thai mà vẫn mang thai. (Ảnh minh họa: Internet)
Trả lời:
Có thể nói bạn đang sử dụng phác đồ điều trị lao theo công thức ngắn ngày (6 tháng) bao gồm 2 tháng đầu dùng isoniazid, rifampicin và pyrazinamide, ethambutol hoặc streptomycin, 4 tháng tiếp theo dùng isoniazid và rifampicin hàng ngày.
Ở những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, việc rút ngắn thời gian điều trị và số liều thuốc dùng là điều cần thiết. Những lợi ích của hóa trị liệu ngắn ngày rất rõ: lượng thuốc dùng ít đi và thời gian điều trị ngắn lại sẽ tăng thuận lợi cho người bệnh và vấn đề hợp tác điều trị giữa người bệnh và thầy thuốc sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, thuốc chống lao lại là thủ phạm gây giảm tác dụng của thuốc tránh thaivà gây ra việc có thai ngoài ý muốn trên.
Cụ thể, rifampicin có trong công thức điều trị lao là thuốc gây cảm ứng enzym cytochrom P450 ở gan, làm tăng chuyển hóa và bài tiết ở gan làm thuốc tránh thai bị chuyển hóa nhanh hơn, do đó làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc tránh thai.
Vì vậy, đối với những phụ nữ đang dùng các thuốc cảm ứng enzym gan điều trị dài ngày nói chung và dùng thuốc điều trị lao nói riêng thì tốt nhất nên dùng các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, tính ngày rụng trứng hoặc xuất tinh ngoài âm đạo…
Video đang HOT
BS. Nguyễn Bích Ngọc
Theo BS. Nguyễn Bích Ngọc/Suckhoedoisong.vn
6 lý do cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai
Các loại thuốc tránh thai dựa trên việc thay đổi hoóc-môn luôn luôn đi kèm với các phản ứng tiêu cực từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Các phản ứng này có thể xảy ra với những triệu chứng sớm nhưng cũng có thể để lại cho bạn những vấn đề sức khỏe lâu dài trong tương lai.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn sự thật về chúng.
1. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến ham muốn
Thuốc ngừa thai có thể làm giảm nồng độ hoóc-môn 'yêu' testosterone theo hai cách.
Đầu tiên, những viên thuốc này làm hạn chế hoạt động của buồng trứng và ngăn chặn việc sản xuất testosterone.
Tiếp theo, chúng khiến gan giảm tiết hoóc-môn tình dục globutin.
Ngay cả khi những viên thuốc không ảnh hưởng đến ham muốn của bạn về 'chuyện ấy', thì những yếu tố khác như quá lo lắng về việc mang thai cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực.
Đặc biệt, nếu bạn bị béo phì, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các phương pháp khác.
2. Thuốc tránh thai gây ra cục máu đông
Theo các số liệu báo cáo, có 7/10.000 phụ nữ bị cục máu đông hàng năm.
Thực tế, thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bệnh này gấp ba lần, còn việc sinh nở gây tăng nguy cơ lên đến 5-10 lần.
Vì vậy, nếu bạn không có các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường..., thì bạn không cần quá lo lắng về điều này.
Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của cục máu đông như sưng chân hoặc tắc nghẽn ở ngực, hãy dừng uống thuốc ngừa thai ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ảnh minh họa
3. Thuốc tránh thai gây chảy máu
Chảy máu bất ngờ giữa chu kỳ là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai, nhưng bạn không nên quá lo lắng.
Hầu hết các trường hợp xảy ra với liều lượng thấp của thuốc. Người ta cho rằng việc chảy máu là do các hoóc-môn nữ khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn, và dễ bị đẩy ra ngoài.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai càng lâu thì càng ít bị chảy máu.
4. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến tâm trạng
Thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ, theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Theo Trung tâm nghiên cứu tâm thần học Alfred (Úc), người sử dụng thuốc ngừa thai có thể bị chán nản gấp hai lần so với những người không sử dụng.
Điều này khá bất thường, nhưng những tác động tiêu cực về mặt tình cảm có thể được giảm nhẹ bằng cách uống loại thuốc khác.
Vì vậy, đừng chịu đựng, hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc trầm cảm.
5. Thuốc tránh thai gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt giả
Thuốc ngừa thai có thể gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt giả như đau đầu, giữ nước, căng ngực, buồn nôn và dễ cáu gắt.
Chúng không hẳn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng cũng gây ra sự khó chịu cho bạn.
Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu đó khi dùng thuốc, nên đề nghị bác sĩ đổi sang một loại thuốc khác.
6. Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến sữa mẹ
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thuốc ngừa thai có thể làm giảm sản lượng và chất lượng sữa của người mẹ.
Nếu bạn đang cho con bú, tránh dùng các loại thuốc có chứa estrogen. Trên thực tế, mức độ estrogen tăng lên có thể làm giảm 5% lượng sữa mẹ.
Hi vọng rằng sau khi biết hết các tác dụng phụ của thuốc tránh thai, bạn sẽ có những lựa chọn hợp lý để sử dụng thuốc đúng cách.
Theo SKĐS
Thuốc tránh thai cho nam giới và những điều bạn chưa biết Thuốc tránh thai cho nam giới tập trung vào việc ngăn chặn tinh trùng tiếp cận và thâm nhập vào trứng để ngăn ngừa mang thai. Các nhà khoa học từ đại học Minnesota đã đạt được bước tiến mới trong việc phát triển một loại thuốc uống có tác dụng tránh thai cho nam giới. Được công bố trên tuần báo Hiệp...