Uống thay ăn, giải pháp giảm cân mùa hè hay tự đầu độc cơ thể?
|
Mùa hè, nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, ngại ăn, nhiều người lựa chọn việc uống thật nhiều thay ăn để vừa hạ nhiệt vừa giảm cân.
Mùa hè nóng nực, cơ thể tự điều chỉnh nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Trong mồ hôi, thành phần nước chiếm 98%, chỉ có 2% còn lại là muối (natri) và sản phẩm chuyển hóa, do đó cơ thể bị mất nước và các chất điện giải qua tuyến mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn và thậm chí có thể tới 3 lít/giờ, có nguy cơ gây ra những rối loạn sinh lý và bệnh lý do mất nước và điện giải.
Đó là lý do vào mùa hè cần phải bổ sung nước nhiều hơn, nhất là sau khi tập thể dục thể thao hoặc lao động nặng nhọc, để tránh mất nước và các chất điện giải. Nếu không được cung cấp đủ nước có thể sẽ gây ra cho cơ thể các rối loạn chuyển hóa như: miệng khô (khát nước), nước bọt quánh, hạ huyết áp, mạch nhanh, đái ít, nếu nặng dẫn đến rối loạn thần kinh… Mùa hè uống nước như nào hợp lý và uống thay ăn để giảm cân mùa hè, có nên hay không?
Vào mùa hè uống nước như thế nào là hợp lý?
Trẻ em từ 1-10kg nhu cầu nước là 100 ml/kg; trẻ từ 11-20kg nhu cầu nước là: 1.000ml 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Ở tuổi vị thành niên (10-18 tuổi) thì nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 đến 30 tuổi có hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi có hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành từ 55 tuổi trở lên nhu cầu nước là 30ml/kg.
Đối với, người trưởng thành cần nạp 35ml nước cho 1kg cân nặng, trung bình cần 6-8 cốc nước/ngày (1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể có thể dưới dạng thức ăn hoặc thức uống. Lượng nước uống/ăn vào và thải ra hàng ngày của người trưởng thành trung bình khoảng 2.500ml/ngày. Lượng nước thải ra qua nước tiểu, đường ruột, hơi thở và theo mồ hôi (600 ml/ngày).
Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện sinh hoạt, mức độ lao động, tuổi. Người càng lớn tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít, những người 60-70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75-80% trọng lượng cơ thể.
Uống thay ăn để giảm cân mùa hè, có nên hay không?
Mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, ăn không ngon… đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Nhiều người còn lựa chọn phương pháp uống thay vì ăn để giữ gìn vóc dáng thon gọn. Nhưng nếu duy trì chế độ này trong một thời gian dài sẽ không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, sẽ dẫn đến suy nhược, suy dinh dưỡng. Hơn nữa, việc bỏ đói cơ thể sẽ chỉ thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ, dẫn đến dư thừa lượng mỡ trong cơ thể.
Do đó, trong mùa hè nắng nóng, không nên quá coi trọng việc uống mà quên việc ăn. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu, uống như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực của mỗi người.
Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cho mùa hè khoẻ đẹp
Trong thời tiết nắng nóng cần đảm bảo cung cấp lượng protein vừa đủ theo nhu cầu, tăng cường ăn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do đó, bạn và gia đình cần hạn chế ăn đồ nướng, chiên, rán, kho, thức ăn có nhiều cholesterol, thực phẩm chế biến sẵn… Việc ăn quá nhiều protein sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận.
Video đang HOT
Protein chiếm 50% thành phần dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng, sữa và đậu
Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tránh để cơ thể mất nước do thất thoát trong quá trình tiết mồ hôi. Nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C như cà chua, dưa hấu, mơ, mận và đào.
Nên sử dụng các loại ngũ cốc, đậu, gan động vật, thịt và trứng để bổ sung Vitamin B. Để đa dạng cho thực đơn của mình thay vì ăn bạn cũng có thể sử dụng các loại nước sinh tố hoa quả không đường như dưa hấu, lê, đào, dâu tây, cà chua, rau má… Lưu ý khi chết biến đồ ăn thức uống, hạn chế sử dụng các loại gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu, đường ngọt, dầu mỡ.
Một chế độ ăn thanh đạm với các thực phẩm nhuận tràng như bầu, bí, rau thơm, gừng, ngó sen, lúa mạch, khoai lang cũng nên được bổ sung nếu có thể.
Lưu ý thêm rằng, không nên ăn quá no, đặc biệt vào bữa tối. Không nên quá quá nhiều đồ ăn lạnh như đồ uống lạnh, kem, bia lạnh hoa quả.
Ví dụ: Không nên ăn dưa hấu ngay sau khi được lấy ra từ tủ lạnh, bạn nên để ra ngoài khoảng 5-10 phút.
Do thực phẩm lạnh khiến mạch máu đường tiêu hóa bị co lại đột ngột gây rối loạn, co thắt đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân mạn tính không nên sử dụng thường xuyên đồ ăn lạnh.
Tựu chung lại, ăn và uống là hai vấn đề luôn gắn kết với nhau rất quan trọng với sức khỏe con người. Nhất là trong mùa hè nắng nóng, không nên quá coi trọng việc uống mà quên việc ăn để tránh gây thiếu chất dinh dưỡng và suy nhược cơ thể. Một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng sẽ giúp bạn duy trì được thể lực tốt và một vóc dáng cân đối, khoẻ mạnh.
Sự thật về chế độ ăn kiêng Keto: Có 11 tác hại, thực chất là để chữa bệnh động kinh
Chế độ ăn keto không có gì là mới mẻ, nó đã được sử dụng như một phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em từ năm 1920 vì nó có thể làm giảm tần suất động kinh ở trẻ em.
Người lớn bị động kinh có thể dùng chế độ ăn Atkins. Ngoài ra ăn keto còn có thể có lợi cho người bệnh tiểu đường type 2, kháng insuline, một số bệnh rối loạn về chuyển hóa.
Vài năm gần đây trào lưu ăn keto được đẩy mạnh với lời quảng cáo trị đủ thứ bệnh. Tuy nhiên phổ biến nhất là dùng để giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
Ăn keto là chế độ ăn rất ít đường bao gồm tinh bột, nhiều mỡ và đạm. Chế độ ăn keto điển hình là chế độ ăn ít hơn 50 gram glucose mỗi ngày (dưới 5%), khoảng 70-80% calories từ mỡ và 20% từ đạm. Tỷ lệ mỡ và đạm có thể thay đổi tuy nhiên điểm chính yếu là rất ít đường, 50 gram đường chỉ cần một lát bánh mì là đủ.
Tại sao gọi là Keto?
Tên này là do mục đích chính của chế độ ăn này là thúc ép cơ thể chuyển sang trạng thái ketosis, là một trạng thái chuyển hóa cung cấp năng lượng bằng ketones thay vì đường glucose.
Đường glucose là nguồn năng lượng ưa thích mà cơ thể sử dụng, đặc biệt là cơ bắp và não bộ, và cơ thể không có khả năng dự trữ đường. Khi chúng ta cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng chính là đường, cơ thể như chiếc xe không đổ xăng thì không chạy.
Tuy nhiên cơ thể chúng ta tinh vi hơn, nên lúc đó sẽ chuyển qua sử dụng mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Quá trình chuyển hóa mỡ sẽ tạo ra ketones, nên được gọi là ketosis. Từ quá trình này, lượng mỡ sẽ giảm rất nhanh và giúp chúng ta giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
Những trẻ đói ăn kéo dài sẽ có tình trạng ketosis trong máu. Những bệnh nhân tiểu đường type 1 khi đường huyết tăng cao và cơ thể không sử dụng được đường trong máu, lượng ketones sẽ tăng rất cao làm máu trở nên toan hóa cao, mất nước, rối loạn điện giải gây hôn mê và tử vong.
Thực đơn keto giảm cân như thế nào?
Đây là một cấp cứu nguy hiểm trong y khoa. Tuy nhiên chuyện này khó xảy ra ở người ăn keto trừ khi có bệnh nền sẵn có.
Lợi ích giảm cân đã có, tuy nhiên phàm chuyện gì cũng có hai mặt lợi và hại, phương pháp điều trị nào cũng có tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Keto
1- Mất khối cơ
Những người ăn keto sẽ mất cơ bắp nhiều hơn cho dù được tập luyện, đó là do quá trình xây dựng cơ bắp kém hiệu quả hơn nếu thiếu vắng glucose trong quá trình vận động, nghiên cứu cho thấy người ăn keto mất cơ bắp ở chân nhiều hơn. Mất cơ trở nên nguy hiểm đối với người lớn tuổi do tăng nguy cơ té ngã.
2- Ảnh hưởng đến thận
Chế độ ăn keto sẽ làm nước tiểu trở nên có tính acid, tăng lượng Ca và acid uric trong nước tiểu (do ăn nhiều đạm động vật hơn). Điều này làm tăng nguy cơ sỏi thận và bệnh gout. Một nghiên cứu ở trẻ em động kinh ăn keto cho thấy tỷ lệ sỏi thận khá cao (13/195), và nếu được dùng Kali citrate thì tỷ lệ này giảm đi.
BS Trương Hoàng Hưng - công tác tại Texas, Hòa Kỳ
Những ngươi có bệnh thận nên tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn keto.
3- Cơn hạ đường huyết
Ăn keto có thể giúp kiểm soát HbA1c tốt hơn tuy nhiên kèm theo nguy cơ cơn hạ đường huyết rất nguy hiểm. Người có bệnh tiểu đường nên tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu ăn keto.
4- Chế độ ăn Yo-Yo
Chế độ ăn keto giúp giảm cân rất nhanh, đồng thời kèm theo một phần do mất nước. Tuy nhiên khó có thể theo chế độ ăn nghiêm ngặt như vậy một thời gian dài, khi trở lại chế độ ăn bình thường, một số người sẽ dễ tăng cân trở lại, thậm chí tăng hơn.
Sự giao động kiểu yo-yo này không giúp ích mà còn có tác dụng tai hại. Những người có kiểu ăn yo-yo kéo dài sẽ tăng nguy cơ tích mỡ bụng và bệnh tiểu đường.
5- Mất nước và điện giải
Não bộ phải ngưng sử dụng nguồn năng lượng yêu thích mà chuyển qua dùng keto. Ăn ít đường làm cơ thể mất nước, lượng isulin giảm làm thận tăng thải điện giải và mất nước. Các chuyện này tạo nên một hội chứng sau khi bắt đầu ăn keto mà hay được gọi là cúm keto (keto flu).
Người ăn sẽ có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút, táo bón, bứt rứt khó chịu. May mắn là hầu hết triệu chứng này sẽ giảm dần, nếu không giảm thì nên tư vấn với bác sĩ.
6- Thiếu chất
Khi phải cắt lượng đường, người ăn keto đồng thời có thể cắt luôn nhiều nguồn dinh dưỡng khác gây thiếu chất. Điển hình là Kali gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim. Thiếu chất xơ gây táo bón. Thiếu vitamin điển hình là vitamin B gây rụng tóc, da xấu, mệt mỏi.
7- Rối loạn tiêu hóa
Ăn keto có thể gây táo bón do mất nước, thiếu chất xơ, giảm Kali.
Ăn keto cũng có thể gây tiêu chảy đầy bụng do ăn nhiều mỡ, gây tiêu chảy do kém hấp thu.
8- Hôi miệng
Người ăn keto sẽ có hơi thở có mùi acetone, giống như người bệnh gan giai đoạn cuối hay tiểu đường trong cơn ketone máu.
9- Rối loạn kinh nguyệt
Ăn ketone kéo dài sẽ gây rối loạn kinh nguyệt thậm chí mất kinh do giảm cân quá nhanh, giảm lượng nội tiết tố sinh dục như GRH, FSH, LH, estrogen, progesterone. Nếu kéo dài sẽ đưa đến nguy cơ loãng xương giống như phụ nữ mãn kinh.
10- Giảm Natri máu
Giảm insulin làm giảm Natri máu, mất nước, hạ huyết áp, gây ketone flu. Nếu nặng hơn nhất là khi phải vận động nặng có thể gây rối loạn não bộ gây lơ mơ, rối loạn tri giác. Trong trường hợp đặc biệt nặng có thể gây co giật, hôn mê, tử vong (theo Mayo Clinic).
11- Tăng mỡ máu
Trong quá trình ăn keto, nếu ăn không đúng cách, nhiều mỡ xấu, sẽ đưa đến nguy cơ tăng mỡ máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Phương pháp nào cũng có tác dụng phụ, ăn keto ngắn hạn giảm cân tốc hành theo đường tắt ngắn hạn thì được, lâu dài thì lợi bất cập hại. Xét cho cùng thì nó cũng là một chế độ ăn ngược với tự nhiên. Nếu ăn phải ăn cho phù hợp, đồng thời biết cách giảm thiểu các tác dụng phụ kể trên.
Tôi không ăn keto, tôi ăn chế độ ít đường (1 chén cơm thay vì 2 chén), ít mỡ, vừa đủ đạm, nhiều rau, uống nhiều nước, tập thể dục một tiếng mỗi ngày.
Tập thể dục và chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh là cách giảm cân tốt nhất mà vui tươi hưởng thụ nhất. Tập thể dụng vừa tăng sức cơ, giảm cân, chống lão hóa (nhờ làm chậm thoái hóa gene) và giải độc khi đổ mồ hôi.
Hút mỡ bụng có phải biện pháp giảm cân tối ưu? Vì muốn giảm cân nhanh nhiều chị em chọn giải pháp hút mỡ bụng. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, đây không phải cách tối ưu. Hút mỡ bụng có phải biện pháp giảm cân tối ưu? Ths. BS Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội) cho biết, hút mỡ bụng...