Uống rượu ngày lạnh cho “ấm bụng”, cẩn trọng đột quỵ, mất mạng
Những ngày trời lạnh, quan niệm uống rượu cho “ấm bụng” khiến nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.
Ảnh minh họa
Theo PGS. TS. Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.
“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi máu cơ tim, có thể dẫn tới tử vong”, ông Cường khuyến cáo.
Theo các chuyên gia tim mạch, các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay mắc các bệnh tim mạch… lại uống rượu.
Ngoài ra, để phòng chống đột quỵ, nhiều người quan niệm cần uống thuốc an cung để phòng đột quỵ. Tuy nhiên theo Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đây là thuốc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp nhồi máu não, còn nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc sử dụng an cung có thể gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Người dân khi chưa xác định được chính xác người bệnh bị đột quỵ dạng nào không nên tùy tiện dùng thuốc.
Để phòng tránh tai biến, đột quỵ, ông Cường lưu ý: Đối với người mắc bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, không có cách nào khác là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến, đột quỵ não. Cụ thể, người tăng huyết áp cần phải theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tránh các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, người bệnh có rối loạn mỡ máu cần được theo dõi và điều trị.
“Khi trời lạnh đột ngột, tốt nhất những người bệnh, người có sức khỏe yếu hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải ra ngoài đường, tiếp xúc với trời lạnh, tốt nhất nên mặc đủ ấm. Về chế độ dinh dưỡng phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên ăn nhạt, tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ khuyến cáo với căn bệnh của mình, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, cần bổ sung thêm rau xanh, quả chín, uống đủ nước”, PGS. Cường khuyến cáo.
Video đang HOT
Theo baogiaothong
Người đàn ông đột quỵ trong giấc ngủ vì hành động sai lầm sau uống rượu
Gia đình người đàn ông xấu số đau buồn thắc mắc: "Trước giờ A Thương vẫn ăn uống, sinh hoạt rất lành mạnh, tại sao anh ấy đột nhiên lại bị xuất huyết não?".
A Thương, 35 tuổi, đến từ Trung Quốc, đang ngủ giữa đêm đột nhiên cơ thể lạnh dần, người vợ thấy thế cố gắng gọi chồng dậy nhưng anh không phản ứng. Quá hốt hoảng, người vợ lập tức gọi cấp cứu. Qua khám nghiệm lâm sàng, đội ngũ y tế phán đoán người đàn ông bị đột quỵ và nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện.
A Thương được đưa đi cấp cứu ngay trong đêm
Sau khi xét nghiệm và chụp chiếu, kết quả cho thấy A Thương bị xuất huyết não và lượng máu chảy ra rất lớn, cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Bước đầu là điều trị bảo tồn, nếu không hiệu quả, có thể phải tiến hành phẫu thuật mở sọ.
Không may, tình huống xấu nhất đã xảy ra A Thương đã phải trải qua phẫu thuật mở và tái tạo sọ. Mặc dù ca phẫu thuật rất thành công nhưng rủi ro rất lớn. Thật vậy, chưa đầy một ngày sau phẫu thuật, tình trạng của A Thương trở nên xấu đi và đã qua đời.
Người đàn ông tử vong sau khi phẫu thuật mở sọ
Trước cái chết của người đàn ông 35 tuổi, cả gia đình đau buồn thắc mắc: "Trước giờ A Thương vẫn ăn uống, sinh hoạt rất lành mạnh, tại sao anh ấy lại bị xuất huyết não?".
Sự thật, vì vợ chồng không hạnh phúc nên trong nhiều năm liền, A Thương thường xuyên uống rượu. Đặc biệt mỗi khi tan làm, A Thương hay uống rượu tới khuya, chỉ về nhà khi muốn ngủ. Vào hôm bị đột quỵ, tối đó A Thương cũng uống rất nhiều rượu rồi khi đang ngủ tại nhà xảy ra thảm kịch không ai mong muốn.
Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo: uống rượu trước khi đi ngủ là một sai lầm nghêm trọng. Uống rượu vốn đã là một hành động gây tổn hại đến cơ thể. Uống nhiều rượu trước khi đi ngủ sẽ làm tăng chuyển hóa gan, tăng tốc lưu lượng máu, tăng huyết áp. Lúc này nếu chất lượng máu của mạch máu không tốt sẽ xảy ra vỡ mạch máu và gây xuất huyết não.
Để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa xuất huyết não, hãy ghi nhớ:
1. Ăn ít muối, uống nhiều nước
Nạp quá nhiều muối có thể dễ dàng làm tăng huyết áp. Đồng thời, lượng muối quá nhiều có thể dẫn đến không đủ nước trong cơ thể, lưu thông máu có khả năng bị chặn và bệnh mạch máu não sẽ xảy ra.
Người bình thường không nên sử dụng muối quá 6g mỗi ngày, đối với bệnh nhân tăng huyết áp, họ nên giới hạn ở mức 3g.
Uống nhiều nước hơn để thúc đẩy quá trình thải chất độc ra ngoài. Thông thường, một người phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
2. Kiểm soát cân nặng và tâm trạng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì có nhiều khả năng bị đột quỵ, vì vậy loại người này phải giảm cân kịp thời để tránh đột quỵ do mạch máu trở nên giòn, dễ vỡ. Trọng lượng tiêu chuẩn: bình phương cân nặng/chiều cao, giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 18,5 đến 23,5.
Bên cạnh đó, tất cả những cảm xúc xấu sẽ làm tổn thương cơ thể, vì vậy bạn phải luôn duy trì sự lạc quan, giảm bớt buồn phiền và đau khổ.
3. Nói không với thức khuya và thuốc lá
Thức khuya là tình trạng bình thường của những người trẻ tuổi hiện đại, đó cũng chính là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người trẻ trong thời hiện đại mắc bệnh lão hóa sớm.
Thức khuya sẽ làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tổn hại sức khỏe của mạch máu. Ngủ không đủ giấc gây hưng phấn thần kinh, co mạch, tăng huyết áp và thúc đẩy sự hình thành huyết áp cao.
Tác hại của việc hút thuốc đối với các mạch máu chủ yếu là từ nicotine, còn được gọi là nicotine. Nicotine làm cho cơ trơn mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Vì vậy, hãy tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Có thể nắm chắc 'bản án' ung thư nếu nghiện thứ này Trong thuốc lá điện tử có thể chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines (chất gây ung thư), acetaldehyde, các chất gây ung thư khác. Thuốc lá điện tử là gì Một số thuốc lá điện tử có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống điếu, một số khác trông giống như cây bút hoặc USB hoặc có thiết kế hoàn...