Uống rượu làm hỏng gan chỉ đứng thứ hai, “sát thủ” đứng số 1 rất nhiều người trẻ đang làm
Tổn thương gan bắt đầu từ thói quen sống và ăn uống xấu của nhiều người, đặc biệt là 4 hành vi sau đây, nó có nhiều khả năng gây hại cho sức khỏe gan mà bạn rất khó nhìn thấy.
Nếu bạn uống nhiều rượu trong một thời gian dài, chức năng gan sẽ bị quá tải và có nhiều khả năng gây tổn thương tế bào gan, từ đó có thể là mầm mống sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm. Nhưng những thói quen sau đây còn đáng sợ hơn nữa, bạn cần phải đề phòng ngay.
Chúng ta đều biết rằng, gan không có dây thần kinh cảm giác đau, vì vậy chúng ta rất khó phát hiện khi bị tổn thương, và một khi tìm thấy vấn đề, nó gần như không thể đảo ngược và sẽ xảy ra phản ứng mạnh, hậu quả xấu.
Nói về nguyên nhân chính gây tổn thương gan, chính là thói quen sống và thói quen ăn uống xấu của nhiều người, đặc biệt là 4 hành vi sau đây, nó có nhiều khả năng gây hại cho sức khỏe gan mà bạn rất khó nhìn thấy.
Do cuộc sống hiện đại có nhịp sống nhanh, thời gian giải trí của nhiều người đã bị co hẹp lại, cộng với quá nhiều phương tiện giải trí, vì vậy họ đã hình thành thói quen xấu là thức khuya để thỏa mãn những sở thích của mình.
Nhưng thức khuya trong dài hạn sẽ làm suy giảm sức khỏe của gan. Chúng ta biết rằng, lịch làm việc của gan là từ 1h đến 3h sáng là thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng gan. Lúc này, bạn nên để cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu và để gan “dưỡng tinh” ở mức cao nhất.
Thức đêm được cho là hành vi gây hại cho gan lớn nhất, bạn nên nhanh chóng thay đổi thói quen của mình để bảo đảm sự an toàn cho gan.
2. Uống nhiều rượu trong thời gian dài
Nếu hút thuốc gây hại cho sức khỏe của phổi thì uống rượu cũng gây hại cho sức khỏe gan tương tự như vậy, bởi vì chức năng chính của gan là giải độc, và ethanol cũng có độc tính nhất định. Sau khi ethanol vào cơ thể, nó được xúc tác thành acetaldehyd.
Acetaldehyd được chuyển thành axit axetic và bài tiết ra khỏi cơ thể để ngăn ngừa ngộ độc ethanol và gây tổn thương cho cơ thể con người và gan chính là bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, khả năng giải độc của gan lại bị hạn chế. Nếu một lượng lớn rượu được tiêu thụ trong một thời gian dài, chức năng gan sẽ bị quá tải, từ đó sinh ra bệnh.
3. Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng tùy tiện
Có thể nói đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến. Trừ những người có bệnh bắt buộc phải dùng thuốc điều trị, còn lại thì bạn phải đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc, bao gồm cả thực phẩm chức năng.
Nhiều người rất coi trọng sức khỏe, nhưng việc chăm sóc sức khỏe đòi hỏi những nỗ lực liên tục, như chế độ ăn uống nhẹ nhàng thanh đạm, duy trì thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, tăng cường rèn luyện thể chất, v.v., và những điều này đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sức lực.
Như đã nói, các sản ph ẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe không phải là thứ tốt cho gan vì gan vẫn phải thực hiện chức năng sàng lọc. Cho dù sản phẩm có tốt cho sức khỏe như thế nào, thì cách tốt hơn vẫn là kiểm soát cái miệng, tập thể dục và kiểm tra thể chất thường xuyên mới có hiệu quả.
Video đang HOT
4. Tâm trạng chán nản, tiêu cực và cáu kỉnh
Những áp lực to lớn mà con người hiện đại phải chịu từ lâu đã ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta trong một thời gian dài. Ngoài ra, cuộc sống mưu sinh kiếm tiền chắc chắn sẽ gặp phải những thất bại ở những mức độ khác nhau.
Nếu bạn không thể điều chỉnh tâm lý của mình kịp thời, bạn sẽ buồn chán, có suy nghĩ tiêu cực, tức giận, không hài lòng và thậm chí có thể bị trầm cảm.
Như câu nói nổi tiếng của người xưa: Tức giận làm tổn thương gan. Sự tức giận thường xuyên có thể dẫn đến các kết quả bất lợi như ứ đọng gan, tăng mức độ nóng trong gan, tăng dương gan, v.v … từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.
Những người bị nóng trong gan mạnh thường dễ sinh ra cáu kỉnh và những người bị tâm trạng kích thích sẽ gây ra tổn thương gan rất lớn.
3 thực phẩm tốt cho gan bạn nên ăn thường xuyên
1. Arugula ( xà lách rocket)
Arugula có giá trị dinh dưỡng cao, có thể loại bỏ phù nề trong cơ thể con người, giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, thải độc tố và “rác thừa” ra khỏi cơ thể, giảm ho và chống viêm.
Người nào thường xuyên ăn món này cũng có thể giúp tăng cường sức sống của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm các triệu chứng khó chịu.
2. Nấm linh chi
Từ quan điểm của y học Trung Quốc, nấm linh chi là một dược liệu tốt có thể được sử dụng để hỗ trợ chức năng cho 5 kinh tuyến của tim, gan, phổi, lá lách và thận. Nếu gan của một người không tốt, ăn nấm linh chi thường xuyên có thể bảo vệ gan và giải độc.
Sử dụng lâu dài có thể ngăn ngừa tổn thương gan và sửa chữa gan bị tổn thương. Nó cũng có thể làm giảm chứng mất ngủ và táo bón hiệu quả.
Thông thường, thái lát nấm linh chi, lấy 1 hoặc 2 lát cho vào trong cốc, thêm nước mới đun sôi, đồng thời khuấy bằng đũa khi thêm nước, chờ cho nhiệt độ trà giảm xuống khoảng 40oC thì có thể uống.
3. Cải cay, cải đắng
Rau cải cay rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của phổi và dạ dày, đồng thời có thể bảo vệ thị lực, giảm sưng và cải thiện khả năng miễn dịch.
Rau cải cay là một loại rau đặc biệt có vị đắng và ít người thích ăn, có thể giúp trì hoãn nguy cơ mất thị lực, tăng tốc độ trao đổi chất, loại bỏ độc tố và rác thải, và loại bỏ nước thừa.
Hoa cải đắng rất giàu vitamin, có thể tăng cường sức sống tế bào, trì hoãn sự lão hóa tế bào, làm giảm mệt mỏi, tăng cường chức năng gan, loại bỏ độc tố và rác thải, thanh lọc gan.
Những lưu ý quan trọng khi dùng cốc uống nước để tránh hại sức khỏe và chặn đứng nguy cơ bị ung thư
Không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
Cốc được sử dụng từ thời cổ đại để uống rượu hoặc uống trà với hình dạng chủ yếu là loại cốc có đường kính miệng tương đương với chiều cao của cốc, có phần đáy chân tròn hoặc chân cao.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại, con người ngày càng chú trọng sức khoẻ và việc uống nước mỗi ngày trở thành thói quen của bất kỳ ai. Cũng vì thế mà rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
1. Không dùng cốc làm bằng inox để uống cà phê
Không nên dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê hay nước cam.
Các loại cốc làm bằng inox thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có tác dụng giữ nhiệt tốt. Tuy nhiên inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit cho nên không thể dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê, đồ uống có ga hay nước cam. Vì có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe. Thêm một lưu ý khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.
2. Cốc giấy dùng 1 lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn
Loại cốc giấy dùng một lần trông có vẻ rất vệ sinh, tiện lợi. Nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.
Nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng loại cốc 1 lần này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn thêm một lượng lớn chất huỳnh quang để tạo thêm độ trắng sáng cho loại cốc này. Chất huỳnh quang khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm các tế bào bị thay đổi và trở thành nguy cơ gây ung thư.
Hơn nữa loại cốc giấy không đạt tiêu chuẩn thông thường rất mềm, sau khi đổ nước vào cốc sẽ rất khó giữ được hình dạng ban đầu. Một số loại khác còn có mật độ kém, đáy cốc rất dễ bị thấm nước, khi đổ nước nóng vào dễ gây bỏng tay. Đặc biệt, có những chiếc cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.
3. Cốc nhựa dễ bám bẩn
Cốc nhựa cũng không phải loại cốc nên được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trong quá trình sản xuất người ta thường thêm nhiều loại chất phụ gia vào nhựa, trong đó có những loại hoá chất độc hại. Khi dùng những chiếc cốc này đựng nước nóng hoặc nước sôi, những hoá chất độc hại dễ dàng hấp thụ vào trong nước gây hại cho sức khoẻ. Mỹ và Canada cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần vì phát hiện chất Styrene gây hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có thể gây ung thư.
Ngoài ra, với cấu trúc cấu tạo vi mô, bên trong chất liệu này có rất nhiều lỗ nhỏ dễ bám bẩn, nếu không rửa sạch thì những chất bẩn này sẽ gây ra các loại vi khuẩn vi trùng có hại. Bởi vậy nên khi chọn cốc nhựa, chúng ta nên chọn những loại cốc đạt tiêu chuẩn sản xuất của quốc gia.
Nếu lựa chọn cốc nhựa, người dùng nên chú ý đến thành phần nhựa thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:
Số 1: Nhựa PETE chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.
Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi là tốt nhất.
Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.
Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.
Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.
Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.
Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa.
4. Cốc nhiều màu
Những chiếc cốc đựng đồ uống nhiều màu thường rất bắt mắt nhưng thực tế là những đồ dùng càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao, đặc biệt là những đồ trực tiếp dùng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.
Màu sắc được phủ trên các loại cốc hoặc chén bát nhiều màu giá rẻ có thể chính là một loại sơn, trong quá trình sử dụng nó có thể bị thôi nhiễm vào nước uống, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4 loại cốc trên đây đều là những chiếc cốc gây ra hệ luỵ về sức khoẻ cho người dùng. Để đảm bảo cho sức khoẻ, chúng ta nên tuyệt đối tránh xa những loại cốc kể trên, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các loại cốc thuỷ tinh, cốc làm từ chất liệu tử sa (cát tím), cốc inox hay các loại cốc làm từ gốm sứ...
Nhói đau ngực sau cuộc nhậu với bạn bè, nam thanh niên nhập viện nguy kịch Sau cuộc nhậu với bạn bè, nam thanh niên 34 tuổi ở Thái Nguyên xuất hiện cơn đau nhói ở ngực, xuyên ra sau lưng rồi lan dọc xương sống. Đến bệnh viện khám, các bác sĩ xác định tình trạng tối cấp cứu. Thanh niên 34 tuổi suýt chết vì không biết bản thân tăng huyết áp ThS Khổng Tiến Bình, Trưởng...