Uống rượu khi bụng đói ảnh hưởng sức khỏe như thế nào
Bạn bị tăng nguy cơ ngộ độc, giảm khả năng nhận thức, loét dạ dày và các vấn đề về gan…
Ảnh minh họa
Theo Fox News, tại Mỹ, 88.000 người chết mỗi năm liên quan đến rượu. Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba sau hút thuốc lá và béo phì.
Dễ bị say
Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.
Suy nhược cơ thể
Video đang HOT
Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.
Tăng nguy cơ ngộ độc rượu
Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.
Viêm loét dạ dày
Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo.
Các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, ra máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.
Các chuyên gia khuyên trước khi uống rượu nên ăn trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa. Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNE
Bia không thể giải độc mọi loại rượu!
Trước thông tin dùng 5 lít bia cứu sống người ngộ độc rượu nặng, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết bản thân anh cũng thấy mệt mỏi khi mọi người nói sao lại lấy bia giải ngộ độc rượu?
Thạc sĩ Lâm nhấn mạnh: Bệnh nhân cấp cứu ngộ độc rượu methanol - loại rượu công nghiệp không sử dụng trong ăn uống - chứ không phải là bệnh nhân say rượu nên không không thể cứ say rượu là lấy bia uống để giải say. Điều này là không đúng!
Bản thân bác sĩ Lâm khi sử dụng bia để truyền cho bệnh nhân Nhật cũng đắn đo và cân nhắc lượng bia như thế nào để cân bằng, thải độc tốt cho bệnh nhân.
Thạc sĩ Lâm cho biết, phác đồ chung là sử dụng rượu để truyền nhưng thực tế không có rượu để truyền tĩnh mạch nên trong trường hợp này, bác sĩ đành mạo hiểm dùng bia. Thạc sĩ Lâm chia sẻ đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này sử dụng bia để giải ngộ độc methanol cho bệnh nhân.
Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, việc truyền bia cho bệnh nhân ngộ độc rượu methanol có thể tạm chấp nhận được nhưng không khuyến khích.
Theo Giáo sư Bình trong bia có nồng độ cồn 4 - 4,5% được coi là rượu nhạt etanol, nếu truyền cho bệnh nhân sẽ gây ra tranh chấp methanol - chất đang gây độc cho bệnh nhân.
Methanol có độc tính và không dành cho việc tiêu thụ của con người bởi sau khi dùng/uống phải, methanol được chuyển hóa thành fóc-man-đê-hít (formaldehyde) và sau đó thành a-xít pho-mic, nó sẽ khiến máu bị nhiễm a-xit (toan chuyển hóa). Sau khi các mức độ a-xít trong máu tăng cao, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để lọc máu. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12 đến 24 tiếng sau khi dùng.
. Trần Phương
Theo Dân trí
Những ca cấp cứu lấy bia rượu cứu ngộ độc rượu cồn trên thế giới như thế nào? Sự việc bác sĩ sử dụng 5 lít bia để truyền bằng ống xông vào dạ dày cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu cồn methanol thực ra được sử dụng trong tình huống tạm thời. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết việc dùng rượu bia truyền vào dạ dày...