Uống quá nhiều cà phê gây hại gì cho sức khỏe?
Cà phê không xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Loại thức uống này có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe. Nhưng đó là khi chúng ta uống cà phê ở mức vừa phải. Còn khi uống quá nhiều thì sao?
AFP
Sau đây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra khi uống cà phê quá nhiều, theo trang tin The Health Site.
Làm cho bạn lo lắng
Chất caffeine trong cà phê ngăn chặn chất hóa học adenosine trong não. Điều này gây ra sự mệt mỏi và cũng làm tăng sự giải phóng adrenaline. Nếu bạn uống nhiều cà phê, những tác động này sẽ tăng lên và điều này gây ra sự lo lắng.
Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Mỹ liệt kê loại rối loạn lo âu do caffeine gây ra là 1 trong 4 hội chứng liên quan đến caffeine. Nên duy trì mức hấp thu của bạn dưới 1.000mg mỗi ngày. Nếu không, bạn có thể cảm thấy hồi hộp, khó chịu, thở nhanh và căng thẳng.
Video đang HOT
Khiến bạn mất ngủ
Quá nhiều caffeine có thể khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm. Và nếu bạn là người uống cà phê theo thói quen, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến mất ngủ. Quá nhiều cà phê cũng làm tăng thời gian buồn ngủ và giảm tổng thời gian ngủ.
Lý tưởng nhất là bạn nên uống tách cà phê cuối cùng sáu giờ trước khi đi ngủ.
Gây mất cơ
Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tiêu cơ vân. Đây là sự cố của cơ bắp bị hư hỏng. Đây là một sự rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, nơi các sợi cơ bị tổn thương xâm nhập vào máu. Nó có thể dẫn đến suy thận. Nếu bạn muốn giảm rủi ro bị tiêu cơ vân, hãy giới hạn lượng tiêu thụ cà phê của bạn ở mức khoảng 250mg caffeine mỗi ngày.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Tim mạch châu Âu, việc uống cà phê có liên quan đến sự gia tăng rủi ro bị các sự cố tim mạch, chủ yếu là đau tim, ở những người trong độ tuổi từ 18-45 bị tăng huyết áp nhẹ.
Các chuyên gia đã đi đến kết luận này sau khi kết thúc cuộc nghiên cứu kéo dài 12 năm với hơn 1.200 bệnh nhân. Họ phát hiện ra rằng những người uống cà phê nhiều làm tăng rủi ro gấp 4 lần trong khi những người uống rượu vừa phải làm tăng rủi ro gấp 3 lần. Mặc dù huyết áp tăng là tác dụng phụ tạm thời của việc uống quá nhiều cà phê, nhưng nó làm tăng rủi ro bệnh tim và đột quỵ. Đó là vì huyết áp cao có thể gây tắc nghẽn các động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến tim và não.
Gây ra các vấn đề không chủ động
Đi tiểu nhiều là một tác dụng phụ phổ biến của việc uống cà phê quá mức. Cà phê tác động đến bàng quang và điều này có thể dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên. Vấn đề này nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi. Những người béo phì cũng có rủi ro cao hơn từ vấn đề này.
Theo Thanh niên
Có nên uống cà phê trước khi ăn sáng?
Nhiều người có thói quen vừa thức dậy là phải uống ngay ly cà phê rồi mới ăn sáng hoặc thậm chí nhịn ăn để đi làm. Liệu thói quen ấy có gây tổn hại gì cho sức khỏe lâu dài.
Cà phê được coi là thức uống hấp dẫn nhờ hương vị thơm ngon cùng với nhiều ích lợi cho sức khỏe được khoa học chứng thực trong thời gian gần đây, đặc biệt là ưu điểm giúp tăng cường sự tập trung và năng lượng, theo Express.
Nhiều người có thói quen uống cà phê trước khi ăn sáng
Thậm chí mới đây, các chuyên gia sức khỏe còn chứng minh cà phê có thể giúp giảm nguy cơ bệnh đa xơ cứng.
Song, điều quan trọng nhất là uống cà phê vào thời điểm nào là phù hợp. Việc tiêu thụ caffein với cái bụng đói trước khi ăn sáng gây bất lợi cho sức khỏe về lâu dài, đặc biệt là với hệ tiêu hóa.
Ăn sáng xong hãy uống cà phê
Chuyên gia Nitin Makadia của LloydsPharmacy, hãng dược hàng đầu ở Anh, lý giải: "A xít hydrochloric có chức năng rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và do đó nó được tiết ra khi bạn ăn vào, ngửi hoặc thậm chí ngay khi bắt đầu nghĩ đến đồ ăn. Trong khi đó, cà phê (kể cả khi đã khử caffein) được cho thấy có thể kích thích sản xuất a xít, dẫn đến nguy cơ gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày khi thường xuyên dùng cà phê lúc bụng rỗng".
Tiến sĩ Adam Simon, giám đốc chuyên môn của PushDoctor.co.uk, cho rằng thói quen uống cà phê trước khi ăn sáng có thể gây chứng ợ nóng hoặc khó tiêu. "Dùng cà phê với cái bụng đói còn có thể khiến bạn bị mất nước, từ đó gây nhịp tim bất thường bằng cách tạo áp lực lên tim, và điều này có thể gây ảnh hưởng xấu cho huyết áp của bạn", tiến sĩ Adam nói thêm.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống cà phê sau khi đã ăn sáng, nếu không thì có thể thêm sữa vào cà phê để tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các vitamin và dưỡng chất khác, làm giảm tác động xấu của caffein lên bao tử rỗng.
Theo Trần Ka/Khỏe&đẹp
Máu của người đàn ông chuyển màu "trắng như sữa", suýt đột tử vì sai lầm khi ăn bánh Trung thu Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết ăn bánh Trung thu như thế nào để tốt cho sức khỏe? Theo báo cáo, đây là trường hợp của ông Vương 50 tuổi, đến từ Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Bản thân ông bị mắc bệnh urê huyết, đồng thời bị...