Uống nước rửa tay, 3 người chết, 3 người nguy kịch, 1 người mù vĩnh viễn
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng, 3 người nguy kịch và một người bị hỏng mắt vì ngộ độc methanol sau khi uống nước rửa tay ở bang New Mexico (Mỹ).
Sản phẩm nước rửa tay khô gần như hết hàng tại một cửa hàng của nhà bán lẻ CVS. Ảnh: REUTERS
Theo thông báo từ cơ quan y tế New Mexico, tại bang này đã ghi nhận ít nhất 7 trường hợp uống nước rửa tay có chứa methanol.
Ba người trong số đó đã qua đời, 3 người khác đang trong tình trạng nguy kịch, và 1 người bị mù vĩnh viễn.
Các ca bệnh này được báo cáo lên cơ quan y tế New Mexico vào tháng Năm, và đều liên quan đến chứng nghiện rượu. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các ca bệnh chưa được công bố.
Theo CNN, việc những người nghiện rượu uống nước rửa tay để say xảy ra khá phổ biến, vì trong nước rửa tay thường chứa cồn.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước rửa tay đã bị cấm bởi hầu hết các nhà tù trên khắp nước Mỹ vì lo ngại tù nhân có thể sẽ uống nước rửa tay hoặc dùng loại hóa chất này để phóng hỏa.
Trước đó, số liệu từ Hệ thống Dữ liệu Ngộ độc Quốc gia Mỹ cho thấy số vụ ngộ độc vì uống nước rửa tay trong tháng 3/2020 tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo FDA, một phần lớn trong số đó là trẻ em dưới năm tuổi.
Video đang HOT
Trước tình trạng này, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra cảnh báo và yêu cầu các nhà sản xuất phải thêm một số thành phần gây khó chịu khiến người dùng không thể uống được, theo hãng tin Reuters.
Ngoài ra, FDA còn kêu gọi các nhà sản xuất nên thêm cồn biến tính (denatured alcohol) vào trong các sản phẩm nước rửa tay. Thêm cồn biến tính sẽ khiến cho nước rửa tay có vị đắng nhằm ngăn nhiều người, đặc biệt là trẻ em, uống phải.
Cơ quan này cũng khuyến nghị, trên các sản phẩm nước rửa tay, nhà sản xuất cần dán nhãn cảnh báo và thông tin an toàn cho trẻ em cũng như có thông tin về các trợ giúp y tế trong các trường hợp sự cố xảy ra.
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ có người uống thuốc rửa tay với suy nghĩ nó có thể chữa Covid-19, ngày 27/4, TS Stephen Hahn – Giám đốc FDA cảnh báo: “Không có bất kỳ chứng nhận là nước rửa tay trị được Covid-19. Nó giống như các sản phảm dùng ngoài da khác, không được dùng để uống, hít hay là tiêm vào tĩnh mạch”.
Hiện đã có trên 1.500 nhà sản xuất nước rửa tay có cồn tại Mỹ đã đăng ký với FDA để nâng cao tính an toàn và đảm bảo nguồn cung giữa mùa đại dịch Covid-19 này.
728 người Iran tử vong vì uống cồn công nghiệp chữa Covid-19: Vì sao methanol cực độc?
Việc nhầm methanol là thuốc chữa Covid-19 và uống đã khiến 728 người ở Iran tử vong và hơn 5.000 người ngộ độc. Các chuyên gia cho rằng methanol là chất cực độc không thể làm thuốc.
Theo thông tin tại Iran, đã có 728 người tử vong sau khi uống cồn công nghiệp methanol vì nhầm tưởng đây là phương thuốc chữa Covid-19. Ngoài ra, Iran cũng ghi nhận 5.011 người khác bị ngộ độc rượu và 90 người bị mất thị lực hoặc tổn thương mắt sau khi sử dụng đồ uống chứa methanol độc hại này.
Theo PGS Trần Hồng Côn - giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, methanol là hoá chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2. Được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu hoá học và ứng dụng làm năng lượng sạch cho môi trường.
Methanol là dạng rượu cồn đơn giản nhất, là chất lỏng nhẹ, bay hơi, không màu, dễ cháy với mùi vị đặc trưng rất giống với Ethanol - là loại rượu thực phẩm để uống.
Methanol là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và chất lỏng đầu tiên ngưng tự khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Tuy nhiên, methanol là có độc tính cao và không thích hợp để uống.
PGS Côn cho biết khi uống Methanol vào cơ thể sẽ trở thành Formandehyd và tiếp đến là axit formic tấn công vào não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận bằng mô mềm khác như thận và gan. 10 ml trộn vào đồ uống là đủ gây ra mù vĩnh viên, 30 ml bằng 1 ngụm có thể gây chết người.
Nguy hiểm của Methanol là chuyển hoá sang Axit formic đây là độc tố cho thần kinh và võng mạc. Mức độ axit forrmic cao có thể gây suy đa tạng, toan chuyển hoá nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Methanol gây ngộ độc nặng
PGS Côn cho biết, các triệu chứng ngộ độc Methanol đó là nôn oẹ, tiêu chảy hoặc đau bụng. Người bệnh có cảm giác đau đầu, huyết áp thấp, chóng mặt hoặc mất phương hướng, niêm mạc môi, móng tay tím tái.
Ngoài ra, người ngộ độc có hành vi kích động, mắt nhìn mờ, nhìn không rõ, khó thở, co giật, hôn mê và tử vong.
Khi bị ngộ độc methanol, người bệnh có dấu hiệu buồn ngủ, bất tỉnh, cần tiến hành bảo vệ đường hô hấp bằng ống thở nếu có. Nếu không thể, cần cho bệnh nhân uống ethanol bằng đường uống một cách an toàn nhất có thể.
Nếu bệnh nhân hôn mê bất tỉnh hãy để bệnh nhân ở tình trạng hôn mê sâu và thu xếp chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, methanol thường gây ngộ độc khi bệnh nhân uống nhầm rượu có chứa methanol.
Methanol là một chất cực độc, không phải thuốc chữa bất cứ bệnh gì, thậm chí nó không có tác dụng sát khuẩn thông thường.
Methanol uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù.
Nhiều trường hợp nghiện rượu, với nồng độ rượu bình thường uống vào không khiến họ cảm thấy "phê" mà phải pha thêm cồn vào uống mới đã. Nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì say là chết.
Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.
Bé trai bị nhỏ nhầm cồn 90 độ vào mũi Bé 8 tháng tuổi bị mẹ nhỏ nhầm 50 ml cồn 90 độ vào mũi thay vì nước muối sinh lý, nguy kịch, phải lọc máu điều trị. Bác sĩ Trần Đăng Xoay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé được bệnh viện tuyến dưới chuyển tới ngày 8/6 trong tình trạng quấy khóc, tổn...