Uống nước nhiều quá cũng có hại, dưới đây là những dấu hiệu bạn đang thừa nước
Chúng ta thường nghe nhiều lời khuyên về việc phải uống đủ nước, uống nhiều nước hơn nữa để cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và lọc những chất cặn thừa.
Thế nhưng, bạn có biết uống nước nhiều quá cũng có hại. Thừa nước dẫn đến tình trạng hại thận, chuột rút, nguy hiểm hơn còn có thể gây ngộ độc.
Khi nào cơ thể bạn đang thừa nước?
Có nhiều dấu hiệu khác nhau giúp bạn nhận biết được tình trạng cơ thể đang thừa nước, điển hình nhất là thông qua màu sắc nước tiểu và số lần đi tiểu mỗi ngày.
1. Nước tiểu có màu nhạt và trong
Nhờ sự kết hợp của sắc tố urochrome và lượng nước bạn tiêu thụ mỗi ngày, nước tiểu thông thường sẽ có màu vàng nhạt đến màu nước chè. Nếu nước tiểu của bạn trong hơn so với màu sắc bình thường, điều đó có nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước hoặc hấp thụ lượng chất lỏng quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Đi tiểu liên tục
Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 6 đến 8 lần mỗi ngày hoặc nhiều nhất là tới 10 lần trong trường hợp uống nhiều nước hoặc có sử dụng rượu và cà phê. Nếu như cả ngày, cứ mỗi 1 đến 2 tiếng bạn lại phải tìm đến nhà vệ sinh, đó là lúc nên cân nhắc tới việc giảm lượng nước tiêu thụ.
Video đang HOT
3. Đau đầu, chóng mặt, thậm chí buồn nôn
Thận của chúng ta chỉ có thể bài tiết được lượng nước tối đa từ 800 đến 1000 ml trong 1 giờ. Điều này có nghĩa là tất cả lượng nước vượt quá mức này khi không được bài tiết sẽ giữ nguyên trong cơ thể. Khi cơ thể không thể đưa lượng chất lỏng thừa ra ngoài, các tế bào sẽ sưng lên để chứa các phân tử nước. Tồi tệ hơn là với các tế bào trên não bộ, do nằm vừa vặn trong hộp sọ, chúng không còn chỗ để có thể sưng lên. Áp lực đè nặng khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt. Trong một số trường hợp khi cơ thể cố đẩy lượng nước thừa ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.
May mắn là tình trạng thừa nước thường chỉ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn với màu nước tiểu trong. Tuy nhiên, nếu có toàn bộ các dấu hiệu trên, bạn có thể đang bị thừa nước quá mức, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những tác hại khôn lường đối với thận.
Những ai thường có nguy cơ thừa nước?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ thừa nước, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số đối tượng dễ gặp phải tình trạng thừa nước trong cơ thể hơn cả, đó là những vận động viên, người tập gym, những người có thói quen và sở thích leo núi hoặc người hoạt động trong quân đội. Các đối tượng này đều có chung một đặc điểm thường xuyên phải hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài. Mặc dù họ bị mất nước do tiết mồ hôi, lượng nước nạp vào để thỏa cơn khát thường lại lớn hơn rất nhiều nhu cầu cơ thể.
Không có một con số cụ thể nào về lượng nước tiêu thụ phù hợp với tất cả mọi người. Chính vì vậy mà bạn nên kiểm soát lượng nước nạp vào dựa trên tình trạng cơ thể, tần suất hoạt động hoặc điều kiện thời tiết.
Nguồn: Health, Healthline/Helino
Không ngờ uống nước khi bụng đói lại nhiều lợi ích đến vậy
Uống nước khi đói với cái bụng rỗng giúp hỗ tiêu hóa, tăng cường cơ bắp và giảm cân.
Tăng cường cơ bắp: Nước đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường cơ bắp của bạn. Nếu bạn uống đủ nước trước khi tập luyện, nước sẽ hỗ trỡ cấu trúc khiến cơ bắp phát triển. Ngoài ra, nước cũng giúp đốt cháy nhiều calo hơn, qua đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
Hỗ trợ tiêu hóa: Theo các chuyên gia, nếu bạn đang bị đau bụng, khó tiêu thì chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ sẽ giải quyết được vấn đề. Bởi phần lớn nước bọt được chiết xuất từ nước sẽ giúp hòa tan các chất xơ qua đó hỗ trợ việc tiêu hóa tốt thức ăn.
Bôi trơn cho khớp: Nước đóng vai trò bôi trơn cho khớp của bạn thông qua việc cung cấp đủ lượng chất lỏng ở giữa các khớp để giảm bớt chấn thương, đau nhức. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, những người thường xuyên uống nước sẽ ít gặp các vấn đề về khớp hơn người bình thường.
Thải độc: Uống nước khi đói sẽ giúp cơ thể loại bỏ các độc tố dưới dạng bài tiết thông qua nước tiểu. Ngoài ra, uống nước vào thời điểm này cũng giữ cho nhu động ruột của bạn hoạt động tốt hơn, hỗ trợ trao đổi chất và đánh tan lượng chất béo khỏi cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân: Rất nhiều người không thích uống nước mà chọn nước ngọt hoặc đồ uống có hương vị để thay thể. Điều này rất dễ dẫn đến tăng cândo bổ sung quá nhiều đường vào cơ thể. Nước lại nằm ngoài nguy cơ trên. Bởi trong thành phần của nước không chứa calo. Vì vậy, uống nước khi đói sẽ hỗ trợ giảm cân.
Bổ sung thêm năng lượng: Tuy nước không chứa calo, nhưng nếu muốn tạo ra năng lượng cho cơ thể, việc đầu tiên bạn phải nghĩ đến là nước. Mức năng lượng càng nhiều, bạn sẽ càng phải uống nước để đốt cháy lượng calo sẵn có.
Cải thiện trao đổi chất: Để đốt cháy lượng mỡ thừa từ vòng eo của cơ thể bạn cần sự trao đổi chất thực sự mạnh mẽ. Nhưng làm thế nào để có được điều đó? Uống nước khi đói có thể giúp bạn. Theo các chuyên gia, uống nước vào thời điểm này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ đốt cháy lượng calo dư thừa và gián tiếp làm giảm lượng mỡ tích tụ.
Tăng cường lưu thông: Thời điểm cơ thể trải qua các buổi luyện tập vất vả cũng là lúc quá trình lưu thông oxy trong cơ bắp có vai trò quan trọng nhất. Nước lại hỗ trợ rất lớn cho việc lưu thông này. Đây chính là lý do tại sao cơ thể bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều khi uống đủ nước, khác hoàn toàn so với việc uống ít nước.
Theo VTC
Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của nho khô Nho khô được sản xuất bằng cách đặt nho trên khay giấy thủ công màu nâu giữa các hàng vườn nho và được để khô dưới ánh mặt trời khi thu hoạch. Shutterstock Trong quá trình này, quá trình ô xy hóa và caramel hóa đường tự nhiên tạo cho nho khô màu vàng sậm đến nâu sẫm hoặc đen. Các phương pháp...