Uống nước ngâm dưa leo giúp giảm lượng đường trong máu
Uống nước ngâm dưa leo có thể giúp bạn giữ nước, giảm cân, giảm lượng đường trong máu và cholesterol.
Nước ngâm dưa leo là loại thuốc bổ sức khỏe tự nhiên giúp bạn giữ nước, giảm cân, giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách ăn dưa leo.
Nước ngâm dưa leo cực tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn bị tiểu đường loại 2, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày. Bệnh tiểu đường nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây nguy hiểm và dẫn đến một số biến chứng. Nhưng cách tốt là thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên, cùng với thuốc giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Dưa leo có tác động thế nào tới bệnh tiểu đường?
Dưa leo là một loại rau quả không chứa tinh bột. Theo Hiệp hội Kiểm soát bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho hay, chỉ số đường huyết (GI) của dưa leo chỉ là 15. Bất kỳ thực phẩm nào có chỉ số GI dưới 55 được coi là thấp. Một thực phẩm có chỉ số GI cao có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Dưa leo có rất ít calo nhưng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như ung thư, tiểu đường, giữ cho xương và da khỏe mạnh. Chúng cũng có rất ít carbohydrate, giúp nó trở thành một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
Quan trọng hơn, nghiên cứu mới cho thấy, uống nước có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao. Trên thực tế, nếu thêm dưa leo ngâm vào nước uống thì làm tác dụng giảm lượng đường trong máu càng tăng lên gấp bội. Ngoài ra, loại nước uống này cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và làm sạch cơ thể, đào thải độc tố.
Vì vậy, thêm một vài lát dưa leo vào nước uống có thể là một cách hiệu quả để giảm lượng đường trong máu, cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.
Theo TGTT
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm bớt cà phê và trà?
Cà phê và trà đều có lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có tác dụng phụ của nó. Vì vậy khi giảm bớt hai loại thức uống này thì cơ thể sẽ rơi vào những tình huống sau, theo Reader.
Trà ít caffeine hơn cà phê - SHUTTERSTOCK
Giảm cholesterol
Cà phê phin loại bỏ các hợp chất cafestol và kahweol, nhưng cà phê chưa được lọc, như cà phê ép hoặc espresso của Pháp, vẫn còn giữ hai loại chất này. Những hợp chất này có thể làm tăng cholesterol xấu, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo Reader.
Tuy nhiên, khi đổi cà phê sang trà thì cholesterol có thể cải thiện.
Có thể bị đau đầu
Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể bạn với những thay đổi và lượng caffeine mà bạn đã sử dụng như thói quen hằng ngày, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng thèm nếu cắt giảm trong khi chuyển từ cà phê sang trà.
Sau khi cơ thể đã quen với sự thay đổi, những triệu chứng đó sẽ biến mất.
Chứng ợ nóng có thể tốt hơn
Cà phê có thể thư giãn dải cơ giữa thực quản và dạ dày của bạn. Khi không gian đó mở ra, a xít dạ dày có thể văng ngược trở lại và gây trào ngược a xít. Bạn có thể uống trà thay cho cà phê.
Ngủ ngon hơn
Vì cà phê có nhiều caffeine hơn trà nên bạn có thể thấy rằng bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm với ít chất kích thích hơn. Trà có thể giúp ngủ ngon hơn vì ít caffeine hơn, bởi vì caffeine có thể góp phần vào chứng bồn chồn và mất ngủ, theo Reader.
Vừa đủ là tốt
Nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn ba hoặc bốn tách cà phê mỗi ngày, bạn có thể bị kích thích quá mức. Quá nhiều là không tốt cho sức khỏe, chỉ cần một lượng vừa đủ là tốt.
Theo thanhnien
Ăn hạt giúp giảm bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường Những người bị tiểu đường thường xuyên ăn các loại hạt ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với những người hiếm khi ăn hạt. Shutterstock Những người bị tiểu đường thường xuyên ăn các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt cười, hạt macca...) ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với những người hiếm...