Uống nước để khỏe mạnh nhưng nếu có những triệu chứng này coi chừng tín hiệu bệnh tật
Uống nước để khỏe mạnh là lời khuyên tích cực đối với mọi người, nó giúp bạn đầy sức sống và ít bệnh tật. Tuy nhiên nếu sau khi uống nước lại có một số triệu chứng bất thường, bạn nên cảnh giác.
Sau khi uống nước mà có những triệu chứng này, bạn nên thận trọng vì có thể đó là tín hiệu của bệnh tật
Sau khi uống nước lại thải ra nước tiểu có màu sắc bất thường
Uống nước để khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp cơ thể bạn luôn cân bằng và ít bị mệt mỏi. Mỗi ngày nếu bổ sung đủ nước và với tình trạng sức khỏe tốt thì nước tiểu thường sẽ không có màu hoặc có màu vàng rất nhạt và ít có mùi khó chịu.
Nếu bạn vẫn uống nước đều đặn nhưng bỗng nhiên phát hiện nước tiểu thay đổi màu sắc bất thường, có thể là vàng đậm thậm chí có màu hơi đỏ của máu thì nên cảnh giác thận đã xảy ra vấn đề. Một khi chức năng thanh lọc của thận gặp trở ngại sẽ biểu hiện trực tiếp ở màu nước tiểu.
Sau khi uống nước lại không có cảm giác buồn tiểu
Thông thường khi chúng ta uống một lượng nước nhất định vào cơ thể thì lượng nước tiểu cần thải ra cũng theo đó mà tăng lên. Nếu bạn uống nhiều nước mà thời gian rất lâu vẫn không thấy cần tiểu tiện thì coi chừng sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là thận.
Theo thống kê lâm sàng, tình trạng này có thể do suy giảm chức năng thận hoặc chức năng trao đổi chất của tiểu cầu thận xảy ra bất thường. Lượng nước tiểu sẽ giảm rõ rệt nên các chất thải và độc hại cũng tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh tật khác liên quan.
Sau khi uống nước liền bị khô miệng và tiểu nhiều
Video đang HOT
Khi chúng ta khát thường sẽ có biểu hiện là khô miệng, khô cổ họng, lúc này nếu uống nước vừa đủ sẽ làm dịu cơn khát, giúp toàn cơ thể dễ chịu hơn và có thêm năng lượng. Tuy nhiên nếu vừa uống nước xong mà ngay sau đó bạn lại tiếp tục khô miệng mặc dù đi tiểu nhiều hơn thì cảnh giác thận đang suy yếu.
Một khi thận khí không đủ sẽ gây ra triệu chứng khát nước liên tục, đồng thời còn kéo theo suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ bị mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Lúc này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra căn nguyên bệnh chuẩn xác.
Sau khi uống nước bị đau chướng bụng
Uống nước để khỏe mạnh do khi cung cấp đủ nước cho cơ thể thì chức năng trao đổi chất cũng được nâng cao, đồng thời còn thúc đẩy tuần hoàn máu thuận lợi hơn. Nhưng nếu sau khi uống nước mà bạn bị đau chướng bụng khó chịu, dù thời gian diễn ra không dài thì vẫn phải xem xét vấn đề bất thường ở thận.
Uống nước để khỏe mạnh cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau
Nhiệt độ nước hợp lý
Nhiệt độ nước uống không thể đưa ra con số cụ thể nhưng cơ bản là độ ấm của nước nên gần với thân nhiệt con người là được, nghĩa là không nên quá lạnh cũng không nên quá nóng, tất cả đều tổn thương dạ dày, đường ruột.
Uống nước đúng thời điểm
Bạn có thể uống nước bất cứ lúc nào nhưng một số thời điểm nhất định trong ngày nên duy trì thói quen uống nước để tăng hiệu quả phòng bệnh. Sáng sớm ngủ dậy uống một ly nước ấm có thể làm sạch các chất thải, vi khuẩn trong cơ thể, làm dịu khoang miệng và cổ họng. Bạn nhớ uống từng hớp nhỏ và uống từ từ, vừa uống xong thì không nên vận động mạnh.
Không phải uống nước càng nhiều thì càng tốt
Uống nước để khỏe mạnh nhưng vẫn kiểm soát được lượng nước bổ sung vào cơ thể. Người trưởng thành khỏe mạnh thông thường nên bổ sung khoảng 2500ml nước từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có khoảng 1500ml là nước uống trực tiếp. Nếu uống quá nhiều nước ngược lại sẽ tăng gánh nặng cho thận.
Không phải cứ nước càng tinh khiết càng tốt
Nhiều người thích uống nước tinh khiết vì nghĩ rằng đảm bảo vệ sinh và nhiều khoáng chất. Thực tế thường xuyên uống loại nước này không những có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn dễ làm thất thoát nguyên tố vi lượng hữu dụng, làm suy giảm sức đề kháng và chức năng miễn dịch.
Nếu có 1 trong 5 dấu hiệu này sau khi uống nước, không hỏng thận cũng dễ mắc tiểu đường
Nếu thấy những dấu hiệu này sau khi uống nước, bạn tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng càng uống càng khô miệng? Cô Deng, 52 tuổi ở Trung Quốc đã phải chịu đựng những rắc rối như vậy, vì khô miệng nên cô Deng phải uống rất nhiều nước mỗi ngày. Thật không may, mặc dù cô uống rất nhiều nước nhưng chứng khô miệng của cô Deng vẫn không thuyên giảm.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân là cô mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khiến cô bị khô miệng. Khi bị tiểu đường do hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, lúc này sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều do mất nước. Người bệnh sẽ có triệu chứng khô miệng với nhiều mức độ khác nhau.
Bác sĩ nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều uống nước hàng ngày, nước là nguồn gốc của sự sống, tuy nhiên bạn có thể không biết rằng một số dấu hiệu xuất hiện sau khi uống nước có thể là lời cảnh báo của bệnh tật sắp xảy ra, bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể.
1. Uống nhiều nước nhưng vẫn tiểu ít
Sau khi uống nước nhiều người thấy lượng nước tiểu ra rất ít, lúc này bạn nên cảnh giác với khả năng thận có vấn đề bất thường, có thể đã mắc bệnh thận mãn tính. Vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Thời gian đầu có thể sẽ bị đa niệu (tiểu nhiều), theo thời gian chức năng thận tiếp tục suy giảm, cuối cùng có thể dẫn đến thiểu niệu thậm chí là vô niệu.
Nếu bạn đi tiểu dưới 2 - 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng.
2. Toàn thân phù nề
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, cho dù uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng ngược lại bạn cần cảnh giác với bệnh thận. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
3. Khô miệng sau khi uống nước
Nếu tình trạng khô miệng xảy ra sau khi uống nước diễn ra thường xuyên thì đừng bỏ qua, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, chính xác là do lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, có một bệnh khác cũng có thể gây khô miệng, đó là hội chứng Sjogren's, đây là một bệnh miễn dịch thấp khớp.
4. Chướng bụng và vòng bụng tăng lên sau khi uống nước
Sau khi uống nước nhiều người không những tiểu ít mà bụng ngày càng to, lúc này cần đề phòng khả năng mắc bệnh xơ gan, vì càng uống nhiều nước càng tức bụng. Chất lỏng sẽ càng nhiều, điều này là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng tính thấm của mao mạch.
5. Đi tiểu nhiều sau khi uống nước
Bạn đi tiểu sau khi uống nhiều nước là điều bình thường nhưng nếu bạn uống không quá nhiều nhưng lại liên tục đi vệ sinh thì hãy cẩn thận bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn.
Nếu thấy 7 tín hiệu này trên cơ thể, việc đầu tiên bạn cần làm là uống ngay 1 cốc nước Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần uống nước rồi đấy! 72% cơ thể con người là nước. Một khi bị thiếu nước, tất cả các bộ phận của cơ thể có thể sẽ "đình công". Chính vì thế,...