Uống đủ nước theo lịch chuẩn này mỗi ngày phòng ngừa được 6 bệnh quái ác
Uống nước là phương pháp thải độc cơ thể tự nhiên và hiệu quả nhất. Vậy nhưng uống nước vào thời điểm nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết
Lợi ích của việc uống đủ nước
1. Ngăn ngừa và điều trị đau đầu
Một số người bị đau đầu và đau nửa đầu khi cơ thể bị mất nước. Một số nghiên cứu đã cho thấy nước có thể làm giảm đau đầu. Khi thiếu nước, các mô trong não sẽ tạm thời co lại, kích thích các thụ quan đau, dẫn tới đau đầu.
Đồng thời, nếu mất nước cũng có thể khiến thể tích máu giảm xuống, điều này khiến lượng máu và oxy tới não ít hơn, gây ra cơn đau.
Đây là căn bệnh nhiều người hay mắc phải. Nước giúp tăng cường chuyển hoá thức ăn trong cơ thể và có thể giúp ngăn chặn tình trạng táo bón.
3. Giảm stress
Khoảng 70% đến 80% mô não là nước. Nếu cơ thể bị mất nước, cơ thể và tâm trí của bạn sẽ rơi vào khủng hoảng. Để hạn chế sự căng thẳng khi mất nước, bạn hãy luôn có một cốc nước và uống thường xuyên từng ngụm nhỏ.
4. Loại bỏ độc tố
Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hôi.
Hệ thống thận là cơ quan duy nhất lọc nước và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy, uống nước hàng ngày là điều cần thiết để thận hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
5. Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012, các nhà khoa học đã khảo sát hơn 20.000 người khỏe mạnh kết luận rằng: những người uống nhiều hơn 5 cốc nước/ngày (khoảng 1000ml) sẽ ít tử vong do nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim hơn so với những người uống ít hơn 2 cốc nước/ngày.
6. Có thể điều trị sỏi thận
Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người trước đây bị sỏi thận. Lượng chất lỏng cao hơn làm tăng thể tích nước tiểu đi qua thận, làm loãng nồng độ khoáng chất, do đó chúng ít có khả năng kết tinh và hình thành cục.
Bạn nên tham khảo thời điểm cụ thể trong ngày uống nước tốt nhất cho sức khỏe như sau:
- 7h: Uống ly đầu tiên để làm ẩm cơ thể, sau đó 30 phút nên ăn sáng.
- 9h: Uống ly thứ hai, bắt đầu ngày làm việc Đó là khoảng 1 giờ sau khi ăn sáng của bạn; có một ly nước và bắt đầu ngày làm việc của bạn.
- 11h30: Uống nước 30 phút trước khi ăn trưa.
- 13h30: Uống ly nước một giờ sau khi ăn trưa để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn.
- 15h: Uống một tách trà để thư thái (dung tích tương đương 1 ly nước)
- 17h: Cốc nước này sẽ giúp bạn tránh ăn nhiều vào buổi tối
- 20h: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm
- 22h: Ly nước cuối cùng của ngày, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ.
Nguồn: Khỏe và Đẹp
Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng
Nên để nhiệt độ máy lạnh trong phòng thấp hơn môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C, cho trẻ uống đủ nước để khỏi khô họng.
Bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), cho biết thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt nên dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh.
Bác sĩ Thạc khuyến cáo phụ huynh một số điều giúp trẻ thích nghi tốt hơn trong thời tiết nắng nóng.
Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
Nếu cho trẻ sử dụng máy lạnh trong thời gian kéo dài quá mức, thường trên 4 tiếng và nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ khiến đường hô hấp bị khô, dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết... Trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn uống kém làm sức khỏe càng bị sụt giảm.
Nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C.
Cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hòa để tránh ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.
Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với sự chuyển đổi không khí bên ngoài.
Vệ sinh cá nhân, chăm trẻ đúng cách
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Điều này giúp trẻ loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ đôi bàn tay. Rửa tay được xem như "liều vắcxin miễn phí" cho mọi người.
Trẻ em cần rèn luyện thói quen rửa tay để đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Lê Phương.
Mang khẩu trang cho trẻ lớn mỗi khi ra đường.
Hàng ngày nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ vài lần bằng dung dịch nước muối loãng Natri Clorid 0,9% để làm sạch mũi, mắt mỗi khi trẻ ra đường có nguy cơ hít phải bụi bẩn, tiếp xúc chất gây ô nhiễm.
Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu, nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều. Khoảng thời gian này có nhiều tia bức xạ nguy hại, khi cần đi ra nắng hay đi học nhắc trẻ phải đội mũ, nón rộng vành.
Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết khi ở nhà và cả khi ở trường. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng nước thiết yếu cho trẻ trong ngày vào khoảng 50-60 ml tính trên mỗi kg thể trọng trong 24 giờ.
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn, giữ môi trường thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Vệ sinh môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, ngủ mùng, diệt loăng quăng...
Dinh dưỡng phù hợp với thời tiết nắng nóng
Tăng cường lượng dịch uống để bồi hoàn lượng nước cần thiết, nhất là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi để nguội, nước rau má, nước mía...
Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi. Sữa mẹ ngoài những dưỡng chất quan trọng còn có lượng kháng thể dồi dào giúp trẻ khỏe mạnh.
Tăng cường các loại chè và canh bổ dưỡng, vừa giúp trẻ giải nhiệt mùa nắng nóng, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, vừa giúp trẻ ăn, uống dễ dàng thuận lợi hơn.
Lê Phương
Theo VNE
Bỏ túi ngay 5 bí quyết gìn giữ sức khỏe vào mùa hè Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau và hoa quả tươi, trang bị bảo hộ khi ra ngoài... là những cách giúp bạn bảo vệ cơ thể trong mùa nắng nóng. Mùa hè thời tiết nóng khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, rối loạn về sức khỏe. Nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách, sức khỏe giảm sút...