Uống đủ nước: Cách phòng ngừa men gan cao hiệu quả
Men gan cao là biểu hiện của một số bệnh lý ở gan như: viêm gan virus, xơ gan, gan bị nhiễm độc… Vậy để phòng men gan cao cần làm gì?
Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng trong cơ thể như chuyển hóa, giải độc, lưu trữ, thanh lọc máu… Để thực hiện các nhiệm vụ này, trong các tế bào gan có chứa các enzyme hay còn gọi là men gan. Khi tế bào gan bị chết đi hoặc bị tổn thương, các men gan sẽ tràn vào trong máu, vì vậy xét nghiệm máu sẽ thấy men gan trong máu. Nồng độ men gan trong máu khác nhau sẽ phản ánh tình trạng tế bào gan khác nhau.
Men gan cao có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng những nguyên nhân chính bao gồm: bệnh viêm gan do rượu, viêm gan do virus…
Một số giải pháp giúp hạ men gan:
Video đang HOT
Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả giải độc gan, mỗi ngày nên uống 2 lít – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.
Tránh lây nhiễm
Không sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, để tránh lây nhiễm viêm gan B, C…Cẩn thận khi truyền máu, các dụng cụ y tế phải được vô trùng kỹ.
Nếu trong gia đình có người bệnh gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, khi có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Tránh lạm dụng thuốc
Để gan luôn khỏe mạnh, hãy hạn chế dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có độc cho gan. Giữ tinh thần luôn thoải mái.
Những người mắc bệnh về gan sẽ có nguy cơ tổn thương gan cao hơn khi dùng thuốc. Các thuốc được đánh giá có thể gây độc hại gan thường có cảnh báo khi sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể dựa trên điều này để tư vấn cho người bệnh.
Những người mắc các loại bệnh gan nặng như xơ gan, cần đặc biệt thận trọng về các loại và liều lượng thuốc khi dùng. Mặc dù khả năng phân hủy và sử dụng thuốc của gan được bảo tồn ngay cả khi có bệnh gan nặng, nhưng có một số loại thuốc không nên sử dụng hoặc nên dùng với liều giảm khi dùng cho bệnh nhân xơ gan tiến triển.
Tránh xa rượu bia
Tránh xa rượu bia, thuốc lá, là hai món đại kỵ với lá gan. Nếu có lỡ dùng đến thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc từ bác sĩ.
Bên cạnh đó cần áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành, tiền sinh tố A trong dầu gấc, polyphenol trong nấm đông cô…, thay vì hình thức dinh dưỡng kiêng khem khắt khe. Đừng quên, ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy yếu lá gan.
COVID-19 có thể khiến bệnh lậu không thể chữa khỏi
Việc lạm dụng azithromycin, một loại kháng sinh dùng để điều trị COVID-19 và bệnh lậu, đã làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc trong điều trị lậu.
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae , còn được gọi là lậu cầu khuẩn gây ra. Căn bệnh này lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không được điều trị, căn bệnh STI này có thể gây vô sinh.
Trong những năm gần đây, bệnh lậu ngày càng kháng thuốc kháng sinh và có thể trở thành bệnh nan y. Vi khuẩn có thể biến đổi rất nhanh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc lạm dụng kháng sinh azithromycin trong điều trị COVID-19. Đơn thuốc dùng azithromycin tăng 217% kể từ khi bắt đầu đại dịch. Kết quả là, bệnh lậu thậm chí có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn.
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu.
Đây không phải là lý do duy nhất liên quan đến dịch bệnh mà các bác sĩ lo lắng. "Trong đại dịch, các khoa điều trị STI cũng bị quá tải. Điều này có nghĩa là nhiều bệnh STI không được chẩn đoán chính xác, có nghĩa là nhiều người đang tự dùng thuốc", người phát ngôn của WHO giải thích.
Theo TS Hanan Balkhy, Phó Tổng giám đốc bộ phận kháng kháng sinh của WHO, việc dùng thuốc kháng sinh không điều trị được COVID-19, mà còn tạo ra đề kháng giữa các vi khuẩn đã tồn tại trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, không nên lạm dụng...
Thận trọng khi tiệc tùng mừng năm mới nếu cơ thể có những triệu chứng này Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh gan do rượu, cần thận trọng với việc sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là trong những cuộc liên hoan mừng năm mới. Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy,...