Uống 2 chai nước ngọt mỗi ngày, cánh tay người đàn ông thối rữa, hoại tử
Hậu quả của việc quá lạm dụng đồ uống có gas không chỉ dừng lại ở tăng cân và sâu răng, vừa qua, một người đàn ông đã bị hoại tử gần như hoàn toàn cánh tay do uống quá nhiều thứ nước giải khát này.
Nước ngọt có ga là thức uống được mọi lứa tuổi ưa thích, tuy nhiên nếu uống quá nhiều có thể gây ra những tác hại khủng khiếp cho cơ thể. Cụ thể, một cựu kỹ sư viễn thông có tên Mohd Razin Mohamed, 56 tuổi, đến từ Kuala Lumpur, suýt mất đi cánh tay sau khi mắc bệnh tiểu đường loại 2 do uống quá nhiều nước ngọt có gas.
Người đàn ông này thật sự đã nghiện đồ uống có gas tới mức, hàng ngày nếu không có ít nhất 2 chai nước ngọt trong giờ nghỉ, ông Mohd sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Đó cũng chính là lí do mà nam kỹ sư này đã có ít nhất 3 lần bị ngất tại nơi làm việc do chế độ ăn uống chứa quá nhiều đường.
Ông đã tìm đến bác sĩ để kiểm tra và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, khi ấy cũng là lúc mà ông Mohd phát hiện một nhọt rất lớn trên lưng.
Đáng nói, nốt mụn này không lành và dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, chúng phát triển thành một vết loét lớn, kích thước bằng bàn tay và không ngừng lan rộng theo thời gian. Không chỉ có thế, Mohd Razin Mohamed cũng bị đau lưng do da căng hơn một bên so với bên còn lại, buộc ông phải nghiêng một bên khi di chuyển.
Ông Mohd suýt mất đi cánh tay do nghiện đồ uống có ga
Vào thời điểm người đàn ông này tới bệnh viện, các vét loét thậm chí đã ăn tới xương. Quá lo lắng cho tình trạng của ông Mohd, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa ông đi phẫu thuật khẩn cấp và cắt đi phần da bị nhiễm trùng. Họ buộc phải thực hiện rút hết mủ ra khỏi nhọt và đưa ông Mohd vào một đợt điều trị kháng sinh chuyên sâu. Một phần của phương pháp điều trị liên quan đến thuốc có thể điều chỉnh lượng đường trong cơ thể ông Mohd và yêu cầu ông phải đảm bảo việc cắt toàn bộ lượng đường ra khỏi các bữa ăn của mình, dù yêu thích tới đâu.
Cuối cùng các bác sĩ đã xác nhận rằng cựu kỹ sư viễn thông này sẽ không bị mất cánh tay nếu phẫu thuật ghép da thành công. Tuy nhiên, hậu quả để lại là người đàn ông này sẽ không thể tiếp tục công việc và di chuyển chân tay đúng cách.
Video đang HOT
Cánh tay người đàn ông hoại tử nghiêm trọng
Suýt mất cánh tay vì uống nước ngọt quá nhiều, ông Modh chia sẻ: “Không còn gì để hối tiếc nữa, giờ đây tôi đang phải trả giá vì thói quen mê đồ ngọt nhiều năm của chính mình”.
Bệnh tiểu đường loại 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và đề kháng insulin.
Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh tiểu đường type 2, do thừa cân, béo phì làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin. Lúc đầu, tuyến tụy tăng tiết thêm insulin để bù, nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2
- Đa niệu
- Khát nước
- Cảm thấy kiệt sức
- Da khô và ngứa
- Cảm giác của chân tay bị giảm, thỉnh thoảng thấy hơi nhói đau
- Hay bị nhiễm trùng
- Đi tiểu nhiều lần
- Mờ mắt
- Có vấn đề về chức năng tình dục
- Khó lành sẹo hay các vết bầm
- Hay có các cảm giác rất đói hoặc rất khát
An An(Dịch theo Thesun)
Theo thanhnien
Trẻ bị sỏi thận chỉ vì những lý do đơn giản này...
Sỏi thận là bệnh lý ít ai ngờ tới ở trẻ em. Đặc biệt gần đây số bệnh nhi mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao. Trong khi nguyên nhân gây bệnh lại từ những thói quen tưởng rất bình thường ở trẻ.
1. Không uống đủ nước
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sỏi thận ở trẻ em. Đầu tiên nhất có thể kể đến là do không uống đủ nước. Đây là nguyên nhân quan trọng nhưng thường không được người lớn để ý tới. Nhiều trẻ nhỏ khi đến trường cả ngày không uống đủ 1 lít nước. Trẻ lại hiếu động, vào mùa hè lượng mồ hôi tiết ra rất nhiều. Nước tiểu bị cô đặc và không thể hòa tan các chất khoáng gây hình thành sỏi thận.
2. Ăn nhiều thức ăn nhanh và đồ uống có gas, nước ngọt
Trẻ nhỏ có sở thích đặc biệt với thức ăn nhanh như xúc xích rán, khoai tây chiên, gà rán,...Những món ăn này chứa rất nhiều muối và dầu mỡ. Thức ăn quá nhiều muối ăn (natri) có thể góp phần dẫn đến sỏi thận. Lượng natri cao khiến cơ thể giữ nước và thận không thể hoạt động để đưa lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó thậm chí còn làm tăng mức canxi và làm giảm nồng độ citrate (chất ức chế sỏi thận) trong nước tiểu. Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Thay vì uống nước lọc hay nước cam, chanh tốt cho sức khỏe, các bé thường chọn nước có gas như coca, hay nước ép đóng chai, nước ngọt vì các bé ưa đồ ngọt. Thường xuyên uống đồ uống có gas làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Lưu ý rằng đồ uống có gas có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
3. Thói quen bổ sung canxi không đúng của các bậc cha mẹ cho trẻ
Việc bổ sung canxi quá sớm và quá liều lượng khiến thận làm việc quá tải và gây nên hiện tượng sỏi thận.
Ở sữa mẹ, sữa công thức và canxi có trong thực phẩm hằng ngày đã có thể đáp ứng được nhu cầu canxi cho trẻ. Việc bổ sung canxi cho trẻ cần phải kiểm tra xem trẻ có thiếu hay không chứ không nên có tâm lý bổ sung "thừa còn hơn thiếu". Trẻ có thể hấp thu canxi tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ hoạt động ngoài trời ít nhất 6 tiếng mỗi ngày. Ánh nắng mặt trời hoặc lượng vitamin D thích hợp sẽ đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho trẻ.
4. Lạm dụng vitamin C dạng viên sủi
Tương tự trường hợp bổ sung canxi, bậc phụ huynh luôn mang tâm lý thừa còn hơn thiếu, chưa chắc con mình thiếu vitamin nhưng vẫn cho con uống hàng ngày, đặc biệt là việc cho trẻ uống C sủi. Theo trang Ncbi.nlm.nih.gov, dùng quá nhiều vitamin C so với nhu cầu cơ thể cần làm tăng nguy cơ sỏi thận, kéo dài tình trạng sỏi. Vitamin C thừa được đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng oxalate. Các chất oxalate này kết hợp với ion kim loại (như canxi) tạo thành muối khó tan, lắng đọng gây sỏi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần bổ sung vitamin C cho con trẻ vừa đủ, tránh lạm dụng. Một ngày đối với trẻ em chỉ cần uống viên C sủi loại 6-8 g/viên, còn đối với người lớn thì dùng một ngày 1 viên là đủ. Không nên uống quá nhiều.
Nguồn: Ncbi.nlm.nih.gov/vietnamnet
Cậu bé 8 tuổi có vệt đen bất thường trên cổ, đi khám mới biết là do bị tiểu đường Vì ông bà nội quá chiều chuộng trong việc ăn uống nên cậu bé Tiểu Hiếu đã phải đối mặt với tình trạng nồng độ đường trong máu tăng cao khi chỉ mới có 8 tuổi. Tiểu Hiếu (8 tuổi) là một cậu bé đang sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Dù chỉ mới 8 tuổi nhưng Tiểu...