Ước mơ khi còn nhỏ của tôi là được ăn Tết nhà ngoại
Rất nhiều lần tôi muốn khoanh tay xin phép bà nội cho hai mẹ con được về nhà ngoại ăn Tết.
Ảnh minh họa
Mỗi năm, cứ đến dịp sát Tết tôi lại có những lúc miên man nhớ lại tuổi thơ của mình. Thật ra vui thì không ít, trẻ con mà, đứa nào không thích Tết cơ chứ. Thế nhưng, điều khiến tôi nhớ đến nhiều hơn lại không phải là những kỉ niệm vui vẻ đó.
Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô, sau này khi đi làm, do đặc thù của công việc nên mẹ phải phải làm việc ở Thái Nguyên. Mẹ và bố quen nhau cũng ở đấy, ban đầu mẹ không muốn đón nhận tình cảm của bố cũng là vì ngại phải lấy chồng xa. Mẹ tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng chuyện không thể đi làm gần nhà để được chăm sóc ông bà ngoại.
Thế rồi cái duyên cái số cũng khó mà tránh được, bố mẹ tôi nên vợ thành chồng và mẹ tôi cũng làm dâu ở Thái Nguyên.
Lúc còn nhỏ, thỉnh thoảng tôi được bố mẹ đưa xuống Hà Nội thăm ông bà ngoại. Đầu óc của một đứa trẻ đơn thuần lắm, nó sẽ dàng nhận ra người nào đó có yêu quý mình hay không. Cũng bởi lẽ đó, dù không được gặp ông bà ngoại nhiều nhưng tôi vẫn bám ông bà vô cùng.
Lớn hơn một chút, tôi thường xin ba mẹ về nhà ông bà ngoại chơi. Bất kể dịp nghỉ lễ Tết nào, chuyến du lịch mà tôi luôn lựa chọn đó chính là về Hà Nội chơi với ông bà ngoại.
Đương nhiên, không phải bất kỳ lúc nào cứ hễ tôi đòi là bố mẹ có thể chở tôi đi gần 100km để thăm ông bà ngoại nhưng thường thì tôi luôn nằng nặc xin về mỗi dịp nghỉ hè để được ở chơi với ông bà lâu nhất.
Ông bà nội của tôi ở Bắc Giang, nhưng không biết vì sao tôi rất khó gần gũi với ông bà. Ấn tượng của tôi mỗi lần về nhà nội chỉ xoay quanh mâm cơm, cỗ bàn. Bởi lẽ mỗi lần mẹ tôi về nhà nội thì gần như chỉ loay hoay từ trên nhà vào đến bếp mà thôi. Dù lúc ấy tôi mới lên 5 lên 3 nhưng cũng lờ mờ hiểu được rằng, mỗi lần về nhà nội mẹ tôi sẽ phải làm rất nhiều việc.
Video đang HOT
Khi đã hiểu chuyện một chút, tôi bắt đầu tự giác vào giúp đỡ mẹ, con gái mà, những chuyện nhỏ bé như thế chúng tinh ý, nhạy cảm lắm. Đương nhiên, tôi bắt đầu có những sự so sánh, tôi nhận ra mỗi lần về nhà nội mẹ tôi sẽ ít cười hơn.
Bà nội tôi rất khó gần và bà gần như chẳng bao giờ nói chuyện với tôi. Thế nhưng bà yêu cầu bất kể thế nào thì Tết cả gia đình tôi vẫn phải về ăn Tết nhà nội cho đến khi hết thời gian nghỉ lễ thì thôi. Thường thì phải đến gần rằm tháng Giêng gia đình tôi mới được về nhà ngoại chúc Tết. Lúc ấy thì có còn Tết nữa đâu…
Đã có năm, tôi xin bố mẹ cho được về ăn Tết với ông bà ngoại, thế nhưng mẹ tôi chỉ im lặng còn bố thì cố gắng giải thích với nhiều lý do để tôi chấp nhận việc về nhà ngoại ăn Tết là bất khả thi.
Càng lớn tôi càng khó gần gũi với nhà nội, có lẽ ngay từ nhỏ đã không thể tiếp cận được người lớn nên càng về sau này khoảng cách càng kéo dài ra. Ngược lại, gần như ngày nào bà ngoại cũng gọi điện hỏi thăm mẹ con tôi, thỉnh thoảng bà gửi rất nhiều đồ ăn bà nấu cho cả nhà, ai cũng có phần. Thậm chí bà còn học cách sử dụng điện thoại để có thể nhắn tin với con cháu.
Ước mơ suốt tuổi thơ của tôi có lẽ là một lần được về nhà ngoại ăn Tết. Thế nhưng phải đến năm tôi 17 tuổi điều đó mới thành sự thật. Kể từ năm 17 tuổi, bố tôi là người quyết định mỗi năm sẽ ăn Tết ở một nhà. Dù bà nội tôi ban đầu kiên quyết không đồng ý nhưng bố tôi bằng cách nào đó đã xử lý êm đẹp tất cả.
Tôi nghĩ rằng chắc cũng không ít những đứa trẻ như tôi ngày đó, chưa đủ hiểu được chuyện của người lớn nên lại càng không cam lòng khi chẳng bao giờ được đón Tết với ông bà ngoại. Mãi cho đến sau này khi tôi đã lập gia đình, việc năm nay ăn Tết ở đâu đều do bọn trẻ quyết định. Thậm chí có năm đứa lớn đòi ở nhà ngoại, đứa bé đòi ở nhà nội, hai đứa nhỏ cãi nhau ầm nhà. Tôi và chồng chợt nghĩ, thôi thì Tết nhất cứ để cho bọn trẻ quyết thay người lớn vấn đề khó giải quyết nhất này.
Bí mật chôn vùi sau bãi đá ven sông Hồng là niềm an ủi duy nhất suốt thời thơ ấu của tôi
Từ ngày bố mẹ đi làm ăn xa, tôi cứ lủi thủi một mình, cũng may vẫn còn có Tôm loanh quanh cạnh tôi.
Tôm là tên chú mèo màu vàng ông bà ngoại nuôi ngày tôi còn bé. Tôm được đón về nhà cùng thời gian tôi sinh ra. Cứ thế tôi và Tôm lớn lên cùng nhau, tôi càng lớn, Tôm càng béo tốt mập mạp.
Bố tôi là người từ nơi khác đến Hà Nội sinh sống và làm ăn. Gia đình nhà ông bà ngoại thì rất khó khăn. Ông bà có đến 6 người con, mẹ tôi là chị cả. Thời đó, chị cả trong một gia đình đông em thì luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và cũng nặng gánh khi phải cùng bố mẹ cáng đáng gia đình từ rất sớm.
Mẹ tôi lập gia đình khi còn khá trẻ. Hai người đến với nhau đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương. Tuy rằng cuộc sống chẳng dễ dàng gì nhưng chưa bao giờ khiến họ phải vì vậy mà "cắn xé" nhau.
Bố tôi ở rể nhưng mãi về sau này tôi vẫn trêu ông rằng chẳng có ai ở rể sướng như bố. Ông bà ngoại tôi thương chàng rể này lắm, vả lại cuộc sống vất vả, người nghèo chúng tôi chẳng thể làm gì khác ngoài yêu thương và đùm bọc lẫn nhau ngày qua ngày.
Đến năm tôi lên 6 tuổi thì mọi chuyện không còn đơn giản nữa. Tôi phải đi học, mà đi học thì phát sinh đủ loại chi phí. Bố mẹ không nỡ để cho tôi thiếu thốn hơn so với bạn bè nên càng ngày càng nặng nề hơn chuyện cơm áo gạo tiền.
Cuối cùng, bố mẹ quyết định sẽ đi xuất khẩu lao động trong 5 năm. Không phải họ không lường trước được những khó khăn vất vả khi phải làm việc nơi đất khách quê người, thế nhưng bố mẹ tôi cũng như rất nhiều người quyết định mưu sinh xa xứ đều có duy nhất một mong cầu như nhau. Đó là mong sao cuộc sống bớt khó khăn đi, ít nhất thì con cái, người thân ở nhà không phải sống quá đỗi chật vật.
Vậy là chỉ một năm sau, bố mẹ tôi đã lên đường xuất ngoại. Họ có kế hoạch cụ thể, sẽ không về nước trong suốt thời gian làm ăn để tiết kiệm hết mức có thể, sau 5 năm đó, họ phải tích lũy được số vốn liếng nhất định còn về với con cái.
Và thật sự những năm đó, bố mẹ tôi không hề về nhà một lần nào, các cuộc điện thoại cũng ít ỏi vì thời đó các phương tiện liên lạc không dễ dàng như bây giờ. Có khi cả năm trời tôi mới được nói chuyện với bố mẹ đôi ba lần.
Những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn luôn lớn trước tuổi và rất biết thân biết phận. Tôi cũng vậy, tôi chưa bao giờ mè nheo đòi hỏi điều gì dù rằng mỗi lần nghe thấy giọng mẹ tôi đều không khỏi nghẹn ngào. Ấy vậy nhưng mẹ hỏi tôi đều chối bay chối biến vì sợ làm mẹ lo lắng.
Tôi còn nhớ, để mưu sinh, bà ngoại tôi phải bán chè ở chợ Yên Phụ. Hàng chè của bà đông khách lắm nên mấy dì cháu trong nhà mỗi người một việc để phụ bà bán hàng. Dì út đi xách bột, dì ba đi giao chè cho khách, cậu hai thì khéo tay nên sáng sớm tinh mơ đã tỉnh dậy để nặn bánh trôi cho bà.
Năm 8 tuổi tôi đã lớn hơn một chút nên nhận nhiệm vụ đi xách nước ở nhà máy nước về nhà. Mỗi lần đi sẽ có một chiếc xe đẩy đủ chỗ cho 3 xô nước. Chiếc xe này là sáng chế của ông ngoại để tôi không bị gánh nước nặng, ông sợ tôi lùn sau này không đi thi hoa hậu được.
Đoạn đường từ nhà ra đến nhà máy nước không xa, thế nhưng rất tối và vắng vẻ. Hơn nữa, mỗi lần được dì út đèo trên chiếc xe đạp đi thuê băng về xem phim, tôi đều bị dì kể cho những câu chuyện rùng rợn, thành thử cứ đi qua đoạn đường này, tôi lại thần hồn nhát thần tính.
Sợ thì sợ vậy chứ tôi nào có dám kể với người lớn. Tôi cứ nghĩ trong nhà chỉ được mỗi cái việc xách nước mà còn làm không xong thì chán lắm nên cứ anh hùng rơm, sợ đến mấy cũng nhất quyết đi một mình.
Mãi cho đến một ngày, tôi mới đẩy xe ra khỏi nhà, vừa đặt 3 xô nước lên thì mèo Tôm cũng lững thững đi theo sau tôi. Đi đến đầu ngõ rồi mà Tôm vẫn không có ý định quay về dù tôi đã mấy lần đuổi chàng ta vào nhà.
Thế là Tôm theo tôi đến tận nhà máy nước, nó loanh quanh tìm được một mỏm đá, nằm cuộn tròn phởn phơ ngủ trên đó. Tôi lấy nước xong mới quay sang bảo Tôm về nhà thôi, nói là vậy nhưng tôi chắc mẩm lại phải đích thân bế con mèo béo ú lười biếng này về rồi.
Ấy vậy mà Tôm vẫy vẫy cái tai ngắn ngủn rồi tỉnh dậy ngáp một cái rõ to. Nó nhìn tôi một lúc rồi thủng thẳng bước về phía tôi, thậm chí còn đàng hoàng đi trước như người dẫn đường. Tôi và nó đi suốt cả đoạn đường từ nhà máy nước về, tôi cứ mãi nghĩ về chuyện sao con mèo nó lại biết mà đi theo mình đến nỗi quên hết cả sợ hãi, về đến nhà lúc nào không hay.
Kể từ đó, mỗi lần đi lấy nước tôi lại gọi Tôm. Kỳ lạ là thường thì Tôm đi chơi suốt hoặc trốn đi ngủ nướng phơi nắng ở đâu không ai biết nhưng cứ đến giờ tôi chuẩn bị đi lấy nước là chàng ta bò về. Chỉ cần tôi dõng dạc "Tôm ơi! Đi xách nước với Uyên" là y như rằng nó báo cáo có mặt ngay.
Cứ như vậy, đôi bạn thân chúng tôi ngày ngày cùng nhau đi xách nước, Tôm vẫn nằm trên mỏm đá ấy, đợi tôi ra hiệu sẽ đứng dậy đi về nhà. Dường như Tôm hiểu được tất cả những gì tôi nói vậy.
Thế rồi đến một ngày, tôi gọi nhưng Tôm không còn nhanh nhẹn như trước nữa, mỗi lần đi xách nước nó sẽ nằm lên xe đẩy thay vì đi bộ theo tôi như mọi khi. Đến nơi nó cũng không tìm mỏm đá thân thuộc mà chỉ nằm một chỗ trên xe, đợi tôi lấy nước rồi lại về. Càng về sau nó càng mệt mỏi đến độ tôi gọi nó cũng không thể đi theo mà chỉ vẫy vẫy tai, chứng tỏ nó vẫn nghe thấy tôi nói.
- Tôm ốm rồi Uyên ơi, con đi lấy nước một mình cho Tôm nghỉ ngơi nhé!
Chiều hôm đó, dì ba của tôi nói như vậy, tôi ngoan ngoãn nghe lời nhưng trước khi ra khỏi nhà, tôi cứ ngoái lại nhìn Tôm. Có một điều gì đó mách bảo khiến tôi thật sự không muốn ra khỏi nhà chút nào.
- Uyên đi lấy nước nhé! Tôm đợi Uyên về rồi đi mua cá nhé!
Tôi không biết có phải vì câu nói "đợi" của mình mà khi tôi về đến nhà, Tôm đã hấp hối rồi nhưng vẫn cố gắng bước ra khỏi thùng giấy, uể oải loạng choạng đi về phía tôi. Chỉ vài phút sau thì Tôm đã ra đi mãi mãi.
Tôm và tôi bằng tuổi nhau, khi tôi vẫn là một đứa trẻ thì Tôm đã là một chú mèo già 9 tuổi rồi. Tôm không bị bệnh gì hết, nó chỉ là đã sống hết tuổi của một chú mèo mà thôi.
Tôi đi theo ông ngoại ra bãi đá sông Hồng để chôn Tôm. Tôi thấy mắt ông ngoại đỏ hoe, cũng phải thôi, ông quý Tôm lắm mà. Tôm được đặt trong một chiếc thùng gỗ sạch sẽ, bọc vào chiếc khăn tắm của nó. Tôi đứng giữa bãi đất trong chiều mưa phùn khóc hết nước mắt.
Vài năm sau, bố mẹ về nước, tôi đã dắt họ ra bãi đá sông Hồng, nơi chôn vùi người bạn thân thiết của tôi, niềm an ủi duy nhất trong suốt những năm tháng tuổi thơ ấy...
Ngày đính hôn của tôi, chị gái sinh đôi tặng món quà mà mọi người đều khóc Tôi ôm lấy chị gái mà nước mắt rơi lã chã vì thương chị. Ảnh minh họa Tôi có một người chị gái sinh đôi nhưng tính cách trái ngược hoàn toàn với tôi. Chị dịu dàng, đằm thắm; tôi ngang ngạnh, ương bướng, nghịch ngợm. Tôi chỉ không ngờ, chỉ vì bản tính quậy phá của mình mà khiến cuộc đời chị...