Unilever xin chưa cưỡng chế thuế 575 tỷ: Phải làm nghiêm
ĐBQH lưu ý phải xử lý vụ nợ thuế của Unilever nhanh chóng, cương quyết để làm gương cho các doanh nghiệp FDI khác.
Trong văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành không cưỡng chế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần đầu tư mở rộng giai đoạn 2009 – 2013 của công ty này để chờ kết luận của Chính phủ.
Về kiến nghị truy thu tiền thuế của Unilever, mới đây, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết doanh nghiệp đưa ra lý lẽ cho rằng họ làm đúng nhưng lại không cung cấp được chứng cứ. Còn kiểm toán có đầy đủ căn cứ để chứng minh đơn vị này nợ thuế.
Trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, vụ việc Unilever Việt Nam nợ thuế các ĐBQH đã nắm được khi họp Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Khi ấy, trong những phát biểu đóng góp ý kiến tài chính ngân sách và chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhiều đại biểu đã đặt vấn đề về chuyện nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI.
Trong năm 2017-2018, các doanh nghiệp FDI đóng góp rất lớn vào ngân sách Việt Nam thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp chây ì, dùng mọi cách để lách luật, trốn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam. Và trường hợp của Unilever được coi là một dẫn chứng cho việc cơ quan thuế để sót, để lọt nguồn thu.
“Khi họp Quốc hội, ĐBQH đã đặt vấn đề và Bộ Tài chính cũng xác nhận rằng có một số doanh nghiệp, không riêng doanh nghiệp FDI, dùng chiêu trò để trốn thuế, lách thuế, nợ thuế và đó trốn thuế, lách thuế, nợ thuế và viện đủ lý do để tránh phải nộp ngân sách.
Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng lưu ý cần kiểm tra, thanh tra làm rõ những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trốn thuế, nợ thuế, trong đó có doanh nghiệp Unilever”, đại biểu Hòa nói.
Video đang HOT
Phải kiên quyết xử lý vụ việc nợ thuế của Unilever
Cũng theo vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, sau khi được thông báo truy thu thuế, Unilever đưa ra lý lẽ cho rằng mình đúng nhưng lại không cung cấp được chứng cứ, đến bay giờ doanh nghiệp lại kiến nghị Thủ tướng xin hoãn cưỡng chế nộp thuế, điều đó là không phù hợp.
“Số tiền Unilever nợ thuế không nhỏ. Cơ quan kiểm toán đã cho doanh nghiệp thời gian để chứng minh họ đúng nhưng họ lại không chứng minh được, vì vậy, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế phải có động thái khẩn trương và kiên quyết truy thu số thuế còn nợ của Unilever, nếu cần phải cưỡng chế.
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp FDI đầu tư, vào làm ăn tại Việt Nam, từ thuế, đất đai, đến tất cả những vấn đề khác mà FDI yêu cầu và luật pháp Việt Nam cho phép.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất nước Việt Nam thì phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Nếu doanh nghiệp nào chây ì, nợ đọng thuế thì cơ quan chức năng của Việt Nam phải cương quyết thu hồi, quy định thời gian xử lý dứt điểm.
Đối với trường hợp của Unilever cũng vậy, nếu họ không có đủ chứng cứ, giấy tờ hợp lệ chứng minh mình đúng, thì hết thời gian quy định, phải cưỡng chế thuế.
Có như vậy mới thể hiện quyết tâm của ngành thuế trong việc truy thu thuế nợ đọng của FDI, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Nếu trì hoãn, làm chậm, các doanh nghiệp FDI khác nhìn vào Unilever mà cũng chây ì, tìm mánh khóe để trì hoãn nộp thuế, nợ thuế, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước Việt Nam thì không hay chút nào”, ĐBQH Phạm Văn Hòa phân tích.
Ông cho biết, Việt Nam đã có nhiều bài học về thuế đối với doanh nghiệp FDI. Khi bàn về Luật thuế (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã đặt vấn đề các các doanh nghiệp, không chỉ FDI, nợ thuế, trốn thuế, tồn đọng thuế rất phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực giữa cơ quan thuế, cán bộ thuế và doanh nghiệp.
Vì lẽ đó, để đảm bảo sự khách quan, minh bạch, ngoài sự vào cuộc của ngành thuế cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng khác như thanh tra, kiểm toán. Phải cương quyết truy thu thuế, thậm chí cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của luật pháp Việt Nam để nợ thuế, trốn thuế.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
SCIC gây lãng phí lớn khi đầu tư vào bất động sản
Kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2017 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại khi đơn vị này đầu tư vào nhiều dự án bất động sản.
SCIC gây lãng phí lớn khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản
Bộ Công thương chuyển giao 'ông lớn' dệt may Vinatex cho SCIC
SCIC bán thành công vốn Nhà nước do SCIC đại diện
Theo kiểm toán nhà nước, SCIC đã góp vốn vào dự án của CTP Đầu tư và Dịch vụ Thăng Long hơn 110 tỷ đồng từ năm 2008 để triển khai dự án xây dựng tại khu đất số 6 Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM, song đến nay dự án vẫn chưa triển khai.
Cùng với đó, SCIC cũng góp 199 tỷ đồng từ năm 2007, để hợp tác với Bảo Việt Nhân Thọ thực hiện dự án Tháp Tài chính trên khu đất trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai.
Ngoài ra, SCIC còn góp vốn vào Dự án của Công ty CP Tháp truyền hình với số tiền 49,5 tỷ đồng từ năm 2015. Dù các bên đã trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án lên Chính phủ từ tháng 4/2016 nhưng chưa được xem xét, phê duyệt. Đến năm 2017, SCIC được Thủ tướng chấp thuận chủ trương thoái vốn khỏi dự án.
Không chỉ vậy, kiểm toán cũng chỉ ra một số tồn tại của SCIC liên quan đến tình hình góp vốn tại dự án đầu tư của CTCP Đầu tư và Dịch vụ Thăng Long. Cụ thể, khu đất tại số 6 Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM có diện tích 5.055m2 được giao cho SCIC với mục đích làm cơ sở sản xuất kinh doanh, thời hạn 50 năm. Tổng số tiền SCIC đã nộp là 110,3 tỷ đồng và SCIC đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 2009, SCIC đã ký biên bản thoả thuận góp vốn với 3 đối tác là Công ty CP Đầu tư Á Châu (ACI), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và CTCP Hàng không Jetstar Pacific Airline (JPA) để thành lập CTCP Đầu tư và Dịch vụ Thăng Long với mục đích đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác dự áo cao ốc tại số 6 Thăng Long với vốn điều lệ 170 tỷ đồng. Trong đó SCIC góp 48% vốn điều lệ bằng một phần quyền sử dụng đất, ACI và ACB góp 47% bằng tiền, JPA góp 5% bằng tiền.
Ngày 22/5/2018, Hội đồng thành viên SCIC ban hành nghị quyết, thống nhất tạm dừng thực hiện góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào Công ty Thăng Long, đàm phán với các cổ đông khác về giá trị vốn góp của SCIC bằng quyền sử dụng đất.
Đến nay, 47% vốn góp của ACB và ACI đã chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng này sẽ gây khó khăn cho SCIC trong việc đàm phán với các cổ đông trong CTCP về giá trị vốn góp của SCIC bằng quyền sử dụng đất tại CTCP nhằm đảm bảo lợi ích của SCI theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị SCIC xem xét, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với cá nhân, tập thể liên quan đến việc đầu tư vào một số dự án bất động sản không hiệu quả, gây ứ đọng vốn nhà nước trong thời gian dài tại Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Thăng Long.
LUÂN DŨNG
Theo .tienphong.vn
TP HCM: Lộ thêm nhiều bất thường ở dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng Kiểm toán Nhà nước xác định dự án chống ngập tại TP HCM không được báo cáo HĐND TP; quá trình thẩm định, phê duyệt, triển khai dự án chống ngập tại TP HCM để xảy ra nhiều hạn chế. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn...