UNICEF cảnh báo các nước đang cạn kiệt vaccine
Theo UNICEF, có ít nhất 5 nước đã trải qua một đợt bùng phát dịch sởi năm 2019 và thêm nhiều nước đang đối mặt với các đợt dịch tương tự.
Ngày 1/5, người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tarik Jasarevic cho biết, WHO sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng Y tế vào ngày 18/5 tới. Chương trình nghị sự của Hội nghị được tổ chức hằng năm này sẽ được cắt ngắn và tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Cùng ngày, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng cảnh báo nhiều quốc gia trên thế giới đang cạn kiệt nguồn vaccine, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ phong tỏa đối với các chuyến hàng vận chuyển vaccine trong bối cảnh các chuyến bay thương mại quốc tế bị giảm mạnh do dịch Covid-19.
Theo người phát ngôn UNICEF Marixie Mercado, Chính phủ, các ngành tư nhân, ngành công nghiệp hàng không cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển vaccine, với giá cả phải chăng để cứu sống mạng sống của nhiều người trên thế giới.
Bà Mercado nhấn mạnh: “Tính đến 1/5, hàng chục nước trên thế giới đang đối mặt với cạn kiệt dự trữ vaccine do các chuyến hàng bị hoãn. Trong đó, có ít nhất 5 nước đã trải qua một đợt bùng phát dịch sởi năm 2019 và thêm nhiều nước đang đối mặt với các đợt dịch tương tự. Các nước với nguồn lực giới hạn sẽ gặp khó khăn khi phải mua vaccine với giá cao hơn, trẻ em cũng sẽ đối mặt với thiếu vaccine sởi và bại liệt”./.
60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 được sản xuất ngay năm nay
Một trong những vaccine ngừa Covid-19 hứa hẹn nhất do Đại học Oxford ở Anh phát triển đã cho kết quả tích cực khi thử nghiệm trên động vật.
Video đang HOT
Theo SCMP, viện Serum Ấn Độ hiện là đối tác duy nhất của Đại học Oxford, Anh trong sản xuất vaccine ngừa Covid-19 và hiện là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.
Hôm 28.4, viện Serum Ấn Độ thông báo sản xuất tới 60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng do Đại học Oxford phát triển.
Serum quyết định sản xuất đại trà vaccine ngay khi thử nghiệm trên động vật cho kết quả thành công và thử nghiệm trên người cũng khá tích cực, giám đốc Serum, Adar Poonawalla nói.
Thử nghiệm trên 6 con khỉ vàng diễn ra hồi tháng trước tại phòng thí nghiệm núi Rocky của Viện Y tế Quốc gia, Mỹ tại Montana. 6 con khỉ được tiêm vaccine do Đại học Oxford phát triển, sau đó được cho phơi nhiễm Covid-19.
Nhà vi trùng học Elisa Granato tham gia thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 do Đại học Oxford ở Anh phát triển.
Hơn 28 ngày sau, tất cả khỉ tiêm chủng đều khỏe mạnh, Vincent Munster, nhà nghiên cứu có vai trò trong thử nghiệm, nói. Khỉ vàng có những yếu tố rất giống người nên thường được chọn để thử nghiệm vaccine trên động vật.
Ở thời điểm điểm hiện tại, vaccine đang được thử nghiệm trên 100 tình nguyện viên và dự kiến sẽ cho kết quả cuối cùng vào tháng 9 năm nay. Poonawalla hi vọng thử nghiệm vaccine sẽ có kết quả thành công.
Tuần trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford nói vấn đề không phải là vaccine có hiệu quả trên người hay không mà thử nghiệm trên người để đánh giá các tác dụng phụ nếu có.
Trả lời phỏng vấn trên Reuters, Poonawalla nói: "Đại học Oxford có các chuyên gia hàng đầu, rất có kinh nghiệm. Chúng tôi tin tưởng vào họ và rất tự tin vào dự án này".
Poonawalla nói Serum là công ty tư nhân, không phụ thuộc vào nhà đầu tư nên mọi rủi ro đều do ông chịu trách nhiệm.
Cha của Poonawalla là người sáng lập viện Serum và ông hiện đang sở hữu khối tài sản 8,5 tỉ USD.
Poonawalla nói nếu mọi chuyện suôn sẻ, công ty sẽ mở rộng sản xuất vaccine ngừa Covid-19, đạt sản lượng tới 400 triệu liều vào năm sau.
Mỗi liều vaccine ước tính có giá khoảng 14,7 USD (khoảng 345.000 đồng). Poonawalla nói chính phủ Ấn Độ sẽ tiêm vaccine miễn phí cho người dân và ông hi vọng chính phủ có thể trang trải chi phí sản xuất vaccine.
Ở thời điểm hiện tại, Serum có năng lực sản xuất 3-5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mỗi tháng, tiêu tốn khoảng 5 triệu USD. "Chính phủ đã thể hiện quan điểm sẵn sàng hỗ trợ, nhưng chúng tôi chưa ký kết bất kỳ hợp đồng nào ở thời điểm hiện tại", Poonawalla nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Nam Á đối mặt với khủng hoảng y tế liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em Ngày 28/4, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo Nam Á có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế công trầm trọng hơn khi trẻ em bị lỡ mất tiêm vaccine định kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đảo ngược những thành quả phải khó khăn mới đạt được tại khu...