Ứng xử thế nào là hợp lý?
Trong thế giới đa cực, với các mối quan hệ đa phương như hiện nay, tranh chấp trên biển Đông phải bằng con đường hợp tác hòa bình, đa phương bằng học thuật…
Tàu Bruce C.Heezen của Mỹ cập cảng Đà Nẵng (năm 2009), hợp tác nghiên cứu hải dương học với Việt Nam.
Muốn thành công trong hợp tác thì phải nghiên cứu thấu đáo, trong đó, việc tìm ra nguyên nhân, mục đích dẫn đến tranh chấp trên biển Đông của các quốc gia là rất quan trọng. Các chuyên gia, nhà khoa học đã thống nhất như vậy tại hội thảo quốc gia về lịch sử và triển vọng hợp tác biển Đông, tổ chức 2 ngày 12 – 13.12 tại Đà Nẵng.
Theo công bố nghiên cứu về “lợi ích địa chiến lược của các cường quốc ở biển Đông” của TS Lương Văn Kế – ĐH Quốc gia Hà Nội – phần lớn các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đều có lợi ích quan trọng ở biển Đông, tuy nhiên, các tiêu chí, cấp độ về lợi ích có khác nhau. TS Kế đã chia 5 nhóm lợi ích cơ bản ở biển Đông là kinh tế, an ninh, lãnh thổ, tài nguyên và hệ giá trị. Trong đó, lợi ích chiến lược của Mỹ ở biển Đông được TS Kế xếp ở cấp độ trung bình. Đối với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, lợi ích biển Đông gần như nhau, nhưng tính ràng buộc vào biển Đông của Nhật Bản cao hơn, do đó vai trò Việt Nam, Philippines được Nhật coi trọng…
Riêng đối với Trung Quốc, lợi ích ở biển Đông là lợi ích cốt lõi (là sống còn). Lợi ích địa chiến lược của biển Đông đối với Trung Quốc có nhiều khác biệt lớn với các cường quốc khác, trong đó cần có góc nhìn lịch sử, văn hóa, tâm lý dân tộc, kinh tế, an ninh quốc phòng và chiến lược bá chủ tây Thái Bình Dương của họ…
Theo PGS – TS Trần Khánh (Viện Đông Nam Á), lợi ích của Trung Quốc trên biển Đông không đơn thuần là vấn đề lãnh thổ, tài nguyên, an ninh hàng hải…, mà còn tranh giành ưu thế địa chính trị đối với các nước nhỏ. Nói cách khác là sự trỗi dậy của một cường quốc mới. Họ muốn thể hiện nước lớn, muốn xác lập quyền lực.
Ứng xử nào là hợp lý?
Video đang HOT
Đó là câu hỏi của nhiều học giả đưa ra phản biện tại hội thảo. Các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam nên “theo” ai?
TS Lương Văn Kế cho rằng, quyền lợi biển Đông đối với các nước nhỏ, Việt Nam là cốt lõi, là vấn đề sống còn vì là không gian sinh tồn. Tuy vậy, mỗi quốc gia phải có ứng xử riêng, hợp lý và bằng con đường hợp tác, đa phương, trên cơ sở học thuật.
Mỹ quan tâm đến biển Đông là quan tâm đến trật tự địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, những quan điểm của họ đưa ra không rõ ràng, thay đổi qua nhiều thời điểm, từng chính khách. Có thể nói có 3 xu hướng ứng xử của họ, một là sẽ chống lưng cho các nước nhỏ, yếu, đồng minh để đối phó với Trung Quốc trên biển Đông; hai là tạo ra diễn đàn đa phương mà Mỹ đóng vai trò trọng tài; ba là Mỹ chỉ làm trọng tài khi xảy ra xung đột, thậm chí lợi dụng để thỏa hiệp với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ.
Theo GS Đỗ Tiến Sâm – Viện trưởng Viện Trung Quốc học – hiện Việt Nam có quá nhiều đầu mối quản lý biển đảo, có đến 15 đầu mối, song lại không có “ nhạc trưởng”. Còn theo PGS-TS Nguyễn Tác An – Hội KHKT biển VN – cần phải có ngay “nhạc trưởng” để lo vấn đề biển Đông. Cần có ngay các ứng xử hợp lý, kịp thời bên cạnh những nghiên cứu, giải pháp hợp tác mang tính lâu dài.
Theo laodong
Người Triều Tiên tưng bừng múa hát mừng vụ phóng tên lửa
Bất chấp việc nước nhà có thể phải đối mặt với những trừng phạt sau vụ phóng tên lửa, người dân Triều Tiên đã có một ngày ăn mừng tưng bừng. Trong khi đó ở bên kia biên giới nhiều người Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối.
Khoảng một tiếng rưỡi sau khi tên lửa rời bệ phóng, truyền thông nhà nước Triều Tiên khẳng định vụ phóng đã thành công. Và chỉ chờ có vậy người dân bắt đầu ăn mừng như trong ngày hội lớn. Theo quan sát của phóng viên AP, trên các đường phố quanh thủ đô Bình Nhưỡng ngày 12/12, nhiều người Triều Tiên cả trong trang phục truyền thống lẫn trang phục thường nhật cùng nhảy múa.
Người Triều Tiên vui như mở hội sau vụ phóng tên lửa thành công
Tại quán bar của một khách sạn ở Bình Nhưỡng, cả khách lẫn nhân viên cùng vỗ tay, hò reo ăn mừng khi thông báo được phát trên TV. Nhiều người quyết định nâng ly để ăn mừng. Để đảm bảo mọi người dân đều biết đến sự kiện được miêu tả là "trọng đại", nhiều ô tô được gắn loa phóng thanh đã đi vòng quanh thủ đô để thông báo.
Ham Myong Son, một người dân Bình Nhưỡng khẳng định với hãng tin AP rằng anh "cảm thấy tự hào vì sinh ra là người Triều Tiên". Trong khi đó vũ công Mun Su Kyong trong trang phục truyền thống tuyên bố vụ phóng tên lửa là "tiếng vang lớn với thế giới".
"Chắc hẳn đại tướng của chúng tôi đã hạnh phúc biết chừng nào", Rim Un Hui, một người dân Bình Nhưỡng khác nhắc đến nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il, người đã mất gần tròn 1 năm về trước. "Tôi tin tưởng rằng đất nước chúng tôi sẽ hùng mạnh và thịnh vượng hơn dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un".
"Đây quả là tin tốt lành. Nó rõ ràng chứng tỏ rằng đất nước chúng tôi có khả năng để thám hiểm không gian. Tôi nghĩ đất nước tôi nên tiếp tục phóng các vệ tinh nhân tạo trong tương lai để củng cố hơn nữa vị thế cường quốc công nghệ và khoa học", Jon Il Gwang nói, một cư dân thủ đô nữa hồ hởi nói.
Trong khi đó tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, người dân nước này phản ứng giận dữ với thông tin về vụ phóng tên lửa của nước làng giềng. Nhiều người mang theo biểu ngữ đòi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ chức.
Về phần mình các chuyên gia nhận định thành công này giúp Triều Tiên đạt được cùng lúc nhiều mục tiêu. "Triều Tiên giờ đây sẽ chuyển trọng tâm sang việc phát triển các tên lửa có trọng tải lớn hơn", Chae Yeon-seok, chuyên gia tên lửa tại Viên nghiên cứu hàng không của chính phủ Hàn Quốc nhận định. "Mục tiêu cuối cùng của họ sẽ là đặt được đầu đạn hạt nhân lên đầu tên lửa".
Trong khi đó, Cedric Leighton, đại tá không quân Mỹ và là chuyên gia vũ khí kiêm nhà phân tích tình báo cho rằng thành công này "cho phép Triều Tiên quyết định loại phương tiên vận chuyển nào họ có thể dùng cho khả năng mang một đầu đạn hạt nhân".
Chùm ảnh người dân Triều Tiên ăn mừng sau vụ phóng tên lửa:
Thông tin về vụ phóng tên lửa được truyền thông Triều Tiên đăng tải
Thực khách tại nhà hàng Mansukyo ở Bình Nhưỡng ăn mừng vụ phóng tên lửa
Nhiều người tụ tập nhảy múa ăn mừng trước Nhà hát lớn tại Bình Nhưỡng
Theo Dantri
Phía sau quỹ đạo bay của tên lửa Triều Tiên Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại nóng lên và tiếp tục trở thành tâm điểm của thế giới sau khi Bình Nhưỡng Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa tầm xa thứ 2 trong năm nay sau vụ phóng thất bại của nước này hồi tháng 4 vừa qua. Triều Tiên đã thông báo cho các nước láng giềng trong...