Ứng viên tổng thống Romania nhận định về nhân tố có thể kích hoạt xung đột NATO-Nga
Ứng viên độc lập tranh cử tổng thống Romania, ông Calin Georgescu cho rằng việc mở rộng Căn cứ Không quân MK gần Biển Đen có thể khơi mào một cuộc chiến giữa NATO với Liên bang Nga.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Calin Georgescu bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở Mogosoaia, Romania, ngày 1/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong một tập của chương trình The Shawn Ryan Show phát sóng vào hôm 11/1, ứng cử viên độc lập tranh cử tổng thống Romania, ông Calin Georgescu cùng cựu lính đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ Shawn Ryan đã thảo luận về những hệ lụy tiềm tàng từ việc gia tăng quân sự tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu (MK) – cơ sở lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần Biển Đen.
Ông Georgescu đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của NATO tại Romania, cảnh báo rằng các căn cứ này có thể được sử dụng để kích động một cuộc chiến với Liên bang Nga.
Khi được hỏi liệu Romania có đang “ở giữa một cuộc đảo chính hay không”, Georgescu nói: “Những gì đang xảy ra ở Romania và việc không có phản ứng từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, cho thấy họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây. Nếu họ sử dụng Romania như một cánh cửa cho chiến tranh, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”
“Chúng tôi không cần một cuộc chiến”, ứng cử viên độc lập tranh cử tổng thống Romania nhấn mạnh.
Romania, quốc gia gia nhập NATO từ năm 2004, đang mở rộng Căn cứ Không quân MK để tiếp nhận thêm binh sĩ và trang thiết bị quân sự. Dự án này nhằm biến MK trở thành căn cứ lớn nhất của NATO tại châu Âu.
Việc mở rộng Căn cứ Không quân MK đã bị Moskva (Moscow) ch.ỉ tríc.h khi ông Andrey Klimov, phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), gọi đây là “mối đ.e dọ.a đối với Bucharest”.
Theo ông Klimov, “càng gần biên giới Liên bang Nga, căn cứ quân sự chống Liên bang Nga này càng có khả năng trở thành mục tiêu đầu tiên trong các cuộc tấ.n côn.g trả đũa”.
Khi được hỏi liệu căn cứ này có được sử dụng để tiến hành “một cuộc tấ.n côn.g lớn vào Liên bang Nga” hay không, ông Georgescu trả lời:”Chính xác. Đây là từ khóa – tấ.n côn.g – và điều đó là sai lầm”, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể chấp nhận điều này. Vì đây không phải là việc của chúng tôi. Đây không phải là cuộc chiến của chúng tôi”.
Ông Georgescu, người nổi tiếng với quan điểm hoài nghi châu Âu và chống NATO, đã nổi lên như một ứng viên hàng đầu trong cuộc đua tổng thống tại Romania vào tháng 11/2024, giành được 22,94% số phiếu bầu, dự kiến đối đầu với ứng viên thân Liên minh châu Âu (EU) Elena Lasconi đến từ đảng Liên minh Cứu Romania, trong vòng hai.
Sự trỗi dậy của ông Georgescu, một nhân vật mới mẻ trên chính trường Romania, đã làm dấy lên suy đoán rằng chính trị gia sẽ thúc đẩy việc Romania rút khỏi NATO hoặc ít nhất là giảm hợp tác quân sự với liên minh này.
Tuy nhiên, vào hôm 6/12/2024, Tòa án Hiến pháp Romania đã gây chấn động chính trường nước này khi tuyên bố rằng toàn bộ quá trình bầu cử tổng thống sẽ bị hủy bỏ.
Trong một thông báo chính thức, Tòa án Hiến pháp Romania nêu rõ: “Quyết định hủy bỏ toàn bộ tiến trình bầu cử Tổng thống Romania được đưa ra nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của tiến trình bầu cử”.
Quyết định của Tòa án Hiến pháp Romania được đưa ra sau khi Tổng thống đương nhiệm Klaus Iohannis công bố thông tin tình báo đã được giải mật.
Theo đó, một nước bị cáo buộc thực hiện một chiến dịch bí mật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Telegram để quảng bá cho ứng viên Georgescu.
Video đang HOT
Động thái này được coi là chưa từng có tiề.n lệ, đẩy Romania vào một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, đã làm bùng phát các cuộc biểu tình tại Bucharest.
Vào 10/1, hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa án hàng đầu của Romania, yêu cầu minh bạch và cáo buộc chính quyền dàn dựng một cuộc đảo chính bầu cử.
“Chín người trong đó quyết định thay cho 19 triệu người về những gì họ phải làm”, ứng cử viên độc lập tranh cử tổng thống Romania nói khi thảo luận về việc hủy bỏ vòng bầu cử thứ hai.
“Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ từ các thể chế dân chủ, và chúng tôi muốn bảo vệ cuộc sống, gia đình và quốc gia của mình”, ông Georgescu nói thêm.
Tín hiệu đáng lo ngại cho Ukraine từ một nước NATO
Sự thể hiện mạnh mẽ của các nhà dân tộc chủ nghĩa thân Liên bang Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Romania nhấn mạnh sự mệt mỏi ngày càng gia tăng đối với Ukraine, có thể gây hiệu ứng dây chuyền ở châu Âu.
Báo The Kyiv Independent cho biết trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 24/11 vừa qua, ứng cử viên độc lập thân Nga và chống NATO, ông Calin Georgescu, bất ngờ dẫn đầu khi giành được gần 23% số phiếu ủng hộ. Đây là một kết quả gâ.y số.c, trái ngược với các cuộc thăm dò trước bầu cử.
Tiếp đó, tại cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 1/12, các đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa không giành được đa số còn phe cực hữu thì tăng hơn gấp ba lần số ghế trong Quốc hội Romania.
Dù chưa đạt được chiến thắng hoàn toàn, nhưng sự thay đổi chính trị này tại một quốc gia có chính phủ kiên quyết ủng hộ Ukraine cho thấy sự mệt mỏi lan rộng khắp châu Âu, đồng thời phản ánh rằng các tiếng nói ch.ỉ tríc.h việc hỗ trợ Ukraine đang tăng lên ở châu Âu.
Ứng cử viên Georgescu là một chính trị gia yêu thích thuyết âm mưu, từng ca ngợi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và nhà độc tài thân Đức Quốc xã Ion Antonescu của Romania thời Thế chiến II, dự kiến sẽ đối đầu với ứng cử viên thân Liên minh châu Âu (EU) Elena Lasconi trong vòng tranh cử cuối vào ngày 8/12 tới.
Ban đầu ông Georgescu, một người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ cực đoan, chỉ được coi là một ứng cử viên lót đường, nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội đã giành được sự ủng hộ của những cử tri bất mãn tới chính quyền.
Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử bị cáo buộc có sự thiên vị từ TikTok đối với ông Georgescu và các cuộc tấ.n côn.g mạng liên quan đến Liên bang Nga. Số phiếu thậm chí đã phải kiểm đếm lại và được Tòa án Hiến pháp xác nhận.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội, Liên minh vì Sự Thống nhất của người Romania (AUR), do ông George Simion lãnh đạo - nhân vật bị cấm nhập cảnh vào Ukraine - đã đứng thứ hai với hơn 18% số phiếu ủng hộ, chỉ sau đảng Dân chủ Xã hội đương nhiệm với 22,6%.
Hai đảng cực hữu khác là SOS Romania của Nghị sĩ châu Âu thân Liên bang Nga Diana Sosoaca và đảng Thanh Niên (POT) liên kết với ứng cử viên Georgescu lần lượt giành được khoảng 7,5% và 6,2% số phiếu bầu.
Trong khi các đảng ôn hòa thân phương Tây giành được được nhiều phiếu ủng hộ hơn trong cuộc bầu cử Quốc hội thì sự thể hiện mạnh mẽ của các đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa và cơ hội thực sự của ứng cử viên Georgescu trong cuộc tranh cử tổng thống đã tiếp tục làm gia tăng xu hướng thân Liên bang Nga đang phát triển ở châu Âu.
Tại sao sự ủng hộ của Romania lại quan trọng đối với Ukraine?
Romania là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã chứng minh mình là một đồng minh kiên định của Ukraine, cung cấp hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo quan trọng.
Với đường biên giới dài 613 km chung với Ukraine, Romania đã bị đ.e dọ.a bởi các thiết bị bay không người lái (UAV) của Liên bang Nga rơi xuống lãnh thổ trong các cuộc tấ.n côn.g vào ban đêm nhằm vào Ukraine.
Romania là một trong số ít các đối tác đã cung cấp cho Ukraine một hệ thống tên lửa phòng không Patriot đầy đủ. Ngoài ra, Romania còn cung cấp cho Ukraine các hệ thống phóng rocket đa nòng APRA-40 và xe bọc thép TAB-71.
Các phi công Ukraine cũng đang được đào tạo để lái máy bay chiến đấu F-16 tại trung tâm huấn luyện liên minh thuộc căn cứ không quân Fetesti nằm ở khu vực Đông Nam Romania. Một căn cứ khác ở Romania dự kiến trở thành nơi tổ chức các khóa huấn luyện cho Thủy quân lục chiến Ukraine.
Là láng giềng của Ukraine, Romania đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine đến thị trường toàn cầu trong bối cảnh Liên bang Nga nỗ lực chặn các tuyến thương mại trên Biển Đen.
Mặc dù tầm quan trọng của tuyến đường qua Romania đã giảm nhờ Ukraine mở lại một hành lang hàng hải mới, nhưng cảng Constanta của Romania trên Biển Đen vẫn chiếm 1/4 xuất khẩu nông nghiệp của Ukraine tính đến cuối năm 2024.
Về mặt nhân đạo, Romania đã tiếp nhận hơn 170.000 người tị nạn Ukraine và hỗ trợ các nỗ lực rà phá bom mìn quốc tế tại Ukraine.
Bucharest cũng đã trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho những nỗ lực gia nhập NATO và EU của Kiev trên trường quốc tế. Sự hợp tác giữa hai nước láng giềng được củng cố thông qua hiệp ước an ninh song phương kéo dài 10 năm ký ngày 11/7/2024.
Hồi tháng 2/2024, khi phát biểu tại Nghị viện châu Âu, Tổng thống Romania sắp mãn nhiệm Klaus Iohannis tuyên bố: "Chúng ta phải sát cánh cùng Ukraine và người dân nước này", đồng thời nhấn mạnh rằng việc bảo vệ dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền không thể bị ảnh hưởng bởi "sự mệt mỏi vì đoàn kết."
Phe cực hữu có thể ảnh hưởng như thế nào với nỗ lực ủng hộ Ukraine của Romania?
Mặc dù có sự gia tăng, các đảng dân tộc chủ nghĩa thân Liên bang Nga vẫn không giành được đa số ghế trong Quốc hội Romania. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Romania trao cho tổng thống nhiều cơ hội để làm gián đoạn đường lối ủng hộ Ukraine của đất nước.
Người đứng đầu nhà nước Romania đồng thời giữ chức Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang, chủ trì Hội đồng Quốc phòng và đại diện quốc gia trong các tổ chức quốc tế, bao gồm Hội đồng châu Âu và các Hội nghị Thượng đỉnh NATO.
Ông Georgescu, ứng cử viên tổng thống cực hữu, thường xuyên đưa ra quan điểm về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng, gọi căn cứ NATO tại Romania là "nỗi xấu hổ quốc gia" và phản đối việc hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Trong chiến dịch tranh cử, ứng viên cực hữu này thậm chí còn đặt câu hỏi về sự tồn tại của cuộc chiến tại Ukraine, và ca ngợi Tổng thống Liên bang Nga Putin là một người "yêu nước mình".
Nếu giành chiến thắng trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống, theo Giáo sư Sergiu Miscoiu thuộc khoa học chính trị tại Đại học Babeș-Bolyai ở Cluj-Napoca, ông Georgescu sẽ có "tính chính danh" và "tất cả các phương tiện diễn ngôn cần thiết", "sẽ xuất hiện khắp nơi và có thể thay đổi tâm lý của cả đất nước".
Tuy nhiên, theo nhà báo chuyên về chính sách đối ngoại Romania Mihai Isac, quyền lực tổng thống bị hạn chế bởi cơ chế kiểm soát và cân bằng của Quốc hội, ngăn cản người đứng đầu nhà nước đơn phương thay đổi định hướng địa chính trị của Bucharest
Dẫu vậy, theo ông Vlad Adamescu, đồng sáng lập tờ Politica La Minut, thời điểm tổ chức các cuộc bầu cử có thể mang lại cho ông Georgescu một công cụ quyền lực để tác động đến chính sách đối ngoại - bổ nhiệm một ứng viên thủ tướng theo ý mình. Nếu Quốc hội bác bỏ đề cử của tổng thống hai lần liên tiếp, cơ quan lập pháp có thể bị giải tán, dẫn đến các cuộc bầu cử sớm,
Do đó, ông Georgescu có thể ép buộc các đảng phải định hình một nội các phù hợp hơn với quan điểm của mình hoặc thúc đẩy các cuộc bầu cử sớm, tạo cơ hội cho phe cực hữu huy động thêm sự ủng hộ trong bối cảnh bất ổn chính trị.
Kết hợp quyền lực tổng thống với sự thành công rõ rệt của phe cực hữu trong cuộc bầu cử, Giáo sư Miscoiu cho rằng ông Georgescu "hoàn toàn có thể tái định hướng Romania" và nếu được bầu, ông Georgescu sẽ thay đổi lập trường của Romania theo hướng "trung lập hơn rất nhiều so với hiện tại."
Sự mệt mỏi với Ukraine tại Romania
Kết quả bầu cử tại Romania diễn ra trong bối cảnh tình cảm thân Liên bang Nga đang gia tăng tại châu Âu, với việc Romania tiếp bước Slovakia - quốc gia từ chỗ tích cực ủng hộ Ukraine nay đã chuyển sang lập trường thân Moskva đáng kể.
Tuy nhiên, sự gia tăng ủng hộ các nhóm cực đoan chủ yếu được cho là bắt nguồn từ những thách thức kinh tế của Romania và sự bất mãn với các đảng "truyền thống" hơn là các vấn đề chính sách đối ngoại.
Một phần sức hút của ứng cử viên Georgescu nằm ở thông điệp mang đậm tính tâm linh và tôn giáo, thu hút sự ủng hộ từ dân số chủ yếu theo Chính thống giáo Đông phương.
Theo nhà báo chuyên về chính sách đối ngoại Romania Mihai Isac, "trong vài năm qua, có một sự gia tăng ổn định trong các tuyên truyền lấy cảm hứng từ Liên bang Nga, ưu tiên mối quan hệ Chính thống giáo giữa Romania và Liên bang Nga".
Tuy nhiên, ông Georgescu và các ứng viên cực hữu khác cũng khai thác sự mệt mỏi ngày càng tăng với chiến tranh ở Ukraine và nỗi lo sợ bị lôi kéo vào xung đột, phản ánh thông điệp của các chính trị gia thân Điện Kremlin ở Moldova hoặc Georgia.
Theo một cuộc khảo sát của Globsec năm 2024, tỷ lệ người Romania đổ lỗi cho Liên bang Nga về cuộc chiến ở Ukraine đã giảm 10%, xuống còn 55%. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển này xuất phát từ sự gia tăng các tường thuật chống Ukraine trên mạng.
"Chính phủ Romania và Tổng thống Romania đã không công khai những gì chúng tôi đang gửi đến Ukraine... Tất cả các chuyến hàng vũ khí đang diễn ra - và điều đó rất tốt - đều là bí mật quốc gia", đồng sáng lập tờ Politica La Minut, ông Adamescu cho biết.
Vấn đề, theo ông Adamescu, nằm ở chỗ "không ai giải thích tại sao chúng tôi cần làm điều này, tại sao điều này lại phù hợp với lợi ích quốc gia của chúng tôi".
Mặc dù cử tri ủng hộ ông Georgescu có thể không "hoàn toàn chống Ukraine," nhưng họ "bỏ phiếu cho một ứng viên chống Ukraine bởi vì hệ thống chính trị hiện tại ủng hộ Ukraine" Razvan Petri, đồng nghiệp của Adamescu tại Politica La Minut, nhận xét.
Nếu ông Georgescu bước vào Dinh Tổng thống, ông sẽ gia nhập liên minh nhỏ nhưng đang hình thành của các tiếng nói hoài nghi Ukraine trong NATO và EU, chẳng hạn như Viktor Orban của Hungary hoặc Robert Fico của Slovakia.
Với sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng vào tháng 1 tới thì ý tưởng rút lui khỏi Ukraine có thể không còn được coi là ý kiến bên lề, trong thời điểm Kiev cần sự hỗ trợ từ các đối tác hơn bao giờ hết.
Giáo sự chính trị Miscoiu cảnh báo: "Có thể tin rằng nếu Romania thay đổi lập trường, sẽ có một hiệu ứng domino nào đó trong khu vực, thậm chí có thể cả ở EU" và Moldova - quốc gia láng giềng - có thể cảm nhận tác động này nhiều nhất.
Lầu Năm Góc nói về khả năng bắ.n hạ tên lửa Nga từ lãnh thổ Ba Lan hoặc Romania Theo Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh, việc quân đội phương Tây bắ.n hạ tên lửa của Liên bang Nga trên bầu trời Ukraine sẽ lôi kéo Mỹ vào cuộc xung đột. Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh. Ảnh cắt từ clip do Reuters phát Ngày 3/10, theo giờ địa phương, Phó Thư ký báo...