Ứng viên bị tấn công email, kịch bản bầu cử Mỹ tái hiện ở Pháp
Nhóm quản lý chiến dịch tranh cử của Emmanuel Macron ngày 6/5 thông báo họ đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mạng quy mô lớn.
Reuters cho biết sự việc xảy ra khi vòng 2, vòng quyết định của cuộc bầu cử, sẽ diễn ra ngày mai.
Khoảng 9 GB dữ liệu đã được một tài khoản tên EMLEAKS đưa lên Pastebin, một trang web cho phép chia sẻ thông tin một cách nặc danh.
“Đêm nay, phong trào En March! đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mạng quy mô lớn và có sự phối hợp, các thông tin nội bộ khác đã bị khuếch tán lên mạng xã hội”, nhóm phụ trách En Marche! (Tiến lên!), phong trào chính trị do Macron sáng lập, xác nhận.
Ứng viên Emmanuel Macron, người đang có cơ hội lớn để trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp. Ảnh: Reuters.
Phía Macron cho rằng việc hàng nghìn email, thông tin kế toán và các tài liệu khác bị đưa lên mạng ngay trước “giờ G” của cuộc bầu cử là một động thái nhằm “làm mất ổn định nền dân chủ, cũng như hiện tượng đã xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”.
Video đang HOT
Luật pháp của Pháp có quy định cấm tất cả các hình thức tranh cử trong vòng 24 giờ trước ngày bầu cử, kể cả từ phía các ứng viên hay trên truyền thông. Tin tức về vụ tấn công email nổ ra chỉ vài giờ trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
Ủy ban bầu cử tổng thống của Pháp cho biết sẽ nhóm họp vào cuối ngày 6/5 sau khi đã nhận được xác nhận từ chiến dịch của Macron. Cơ quan này cũng khuyến cáo truyền thông thận trọng khi đưa tin về các thông tin có trong số tài liệu bị rò rỉ vì việc này có thể khiến họ bị cáo buộc hình sự.
Thông báo trên Twitter, WikiLeaks cho biết website này không chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ thông tin trên.
Tuần trước, nhóm nghiên cứu an ninh mạng Trend Micro (trụ sở tại Nhật Bản) khuyến cáo rằng một nhóm tin tặc từ Nga tên là Pawn Storm đang tìm cách đánh cắp các thông tin từ Macron và thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông.
Vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào ngày 7/5 với 2 ứng viên là Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Các cuộc thăm dò dư luận gần cuối ngày 5/6 cho thấy Macron gần như nắm chắc phần thắng với khoảng 62% phiếu bầu.
Hồi đầu năm nay, lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ khẳng định họ có bằng chứng mạnh mẽ việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.
Nhiều cá nhân có liên hệ với chính phủ Nga được cho đã cung cấp cho WikiLeaks hàng nghìn email lấy cắp từ Ủy ban Dân chủ Quốc gia và ông John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
CIA xác định trong những tháng trước ngày bầu cử, số email này đã liên tục bị rò rỉ thông qua trang WikiLeaks, phá hoại chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ.
(Theo Zing News)
Ông Trump đòi kênh truyền hình Mỹ ngừng đưa tin về Nga
Tổng thống Donald Trump ngày 1/4 đã yêu cầu NBC News - kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ - ngừng đưa tin về các cuộc điều tra liên quan đến mối quan hệ giữa đội ngũ của ông với giới chức Nga trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
"Đến khi nào thì ông Chuck Todd với đôi mắt thiếu ngủ và kênh NBC News mới bắt đầu nói về vụ bê bối nghe lén của (cựu Tổng thống) Obama, đồng thời ngừng đưa tin về những câu chuyện giả mạo liên quan đến mối quan hệ Trump - Nga?", Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter vào tối ngày 1/4.
Theo Business Insider, trong đoạn bình luận trên, Tổng thống Trump dường như muốn đề cập tới số phát sóng gần đây nhất của chương trình "Meet the Press" (tạm dịch: Gặp gỡ báo chí) thuộc kênh NBC do người dẫn chương trình Chuck Todd phụ trách. Trong chương trình này, Chuck Todd đã trò chuyện cùng cựu Thư ký Báo chí Nhà Trắng John Earnest về các cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Vài phút sau đó, Tổng thống Trump tiếp tục đăng đàn trên Twitter và "tố" truyền thông giả mạo như những lần trước đây. Ông viết: "Đó chính là giới truyền thông chuyên đưa tin giả mạo, nói rằng "không có con đường nào dành cho Trump để đi đến chiến thắng", đồng thời thúc đẩy một câu chuyện không có thật về Nga. Hoàn toàn bịa đặt!".
Người dẫn chương trình Chuck Todd (Ảnh: NBC)
Trước đó, đã có nhiều lần ông Trump chỉ trích nặng nề báo chí vì đưa tin về các cuộc điều tra nhằm vào Nga, đặc biệt là các nghi vấn về mối quan hệ giữa các thành viên trong đội ngũ của ông với giới chức Nga. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định đây đều là những thông tin sai sự thật, bất chấp hai ủy ban tình báo tại lưỡng viện và Cục Điều tra Liên bang (FBI) vẫn đang tiếp tục vào cuộc để làm rõ vụ lùm xùm này.
Trong khi đó, điều mà Tổng thống Trump muốn truyền thông tích cực làm là đưa tin mạnh hơn về cáo buộc cựu Tổng thống Obama đã nghe lén ông vào thời điểm trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Mặc dù đã nhiều lần "tố" người tiền nhiệm trên Twitter về vấn đề này, song đến nay ông Trump vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào để chứng minh cho nhận định của mình.
Thành Đạt
Theo Dantri
Brexit, bầu cử Mỹ và bài học khi muốn nghe ý kiến của nhân dân? Từ Tây sang Đông, về cơ bản, nhân dân ai mong có được chính quyền vì lợi ích của số đông, đó là bản chất của dân chủ chăng? LTS: Từ câu chuyện Brexit và bầu cử Mỹ năm 2016, tác giả Đất Việt chia sẻ quan điểm về việc chính quyền lắng nghe ý kiến của nhân dân. Theo đó, tác giả...