Ung thư vùng kín đang trẻ hóa
Ung thư ‘ vùng kín’ ở nữ giới tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng để lại rất nhiều rắc rối cho chị em.
Tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TPHCM, từ năm 2010 đến 2012, 74 nữ bệnh nhân bị ung thư ‘vùng kín’ được phẫu thuật điều trị trước khi xạ trị và được theo dõi đến thời điểm này, cho thấy tỉ lệ sống còn sau trung bình năm năm là gần 75%. Đây là tỉ lệ rất cao, ngang bằng với các trung tâm lớn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới.
BS Trần Đặng Ngọc Linh, Trưởng khoa Y học Hạt nhân, BV Ung bướu, cho biếtung thư âm hộ (tạm gọi là vùng kín) là bệnh lý ít gặp trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ nói chung và ung thư đường sinh dục nói riêng. Theo y văn thì ung thư vùng kín chiếm 3%-5% trong tất cả loại ung thư sinh dục nữ. Tại TP.HCM, ung thư vùng kín chiếm khoảng 0,5% trong các loại ung thư ở nữ giới. Tuy ít gặp nhưng nó cũng để lại khá nhiều những rắc rối cho chị em.
Theo BS Linh, trước năm 2004, trước khi mổ điều trị ung thư vùng kín cho chị em, BV thực hiện cắm phóng xạ vào khối bướu ở vùng kín, chờ bướu tan hết thì bước tiếp theo sẽ phẫu thuật. Nhưng việc cắt vùng kín thời điểm đó cũng cắt toàn bộ và cắt rộng ra bẹn hai bên. Bên cạnh đó, nguồn phóng xạ dùng cho bệnh nhân là phóng xạ hở, nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ và bị phơi nhiễm dù đã được che chắn. Với hai nhược điểm đó, BV đã ngưng phương pháp trên và chuyển qua phương pháp phẫu thuật trước khi xạ trị.
Ung thư vùng kín đang có dấu hiệu trẻ hóa (Ảnh minh họa: Internet)
‘Sau 2004, ngay lúc đầu bệnh nhân vào được chẩn đoán là ung thư vùng kín thì sẽ được tiến hành phẫu trị. Thuật phẫu trị gọn và cũng cắt nhỏ lại phù hợp với từng người, không nhất thiết là cắm phóng xạ và mổ thật rộng. Cũng chính vì vậy mà chất lượng sống cũng tăng lên, tác dụng phụ sau điều trị cũng hiếm gặp’, BS Linh cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo BS Linh, do ung thư ‘vùng kín’ diễn tiến tại chỗ, không di căn xa nên chỉ cần phẫu trị và xạ trị. Nếu cắt an toàn, cắt hết khối bướu thì không cần xạ trị thêm. Trường hợp cắt không hết khối bướu thì sẽ xạ trị bổ túc hoặc khi có di căn hạch.
Trước đây ung thư vùng kín thường gặp ở người lớn tuổi (55-82 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay, lứa tuổi trẻ hơn (35-55) cũng có thể gặp. Theo BS Linh, nhóm người lớn tuổi sau khi hết kinh, vùng kín bị xơ teo – tế bào bị teo, thiếu nội tiết lâu ngày xuất hiện những phân bào bất thường thành ung thư.
Cạnh đó, nhóm người trẻ tuổi bị ung thư vùng kín là do nhiễm vi-rút HPV (vi-rút này chiếm 99% gây ung thư cổ tử cung). ‘Do vậy, cần phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và điều trị liền thì sẽ khỏi luôn. Có người sống đến vài chục năm. Ở nhóm đối tượng trẻ thì nên tiêm ngừa vi-rút HPV’ – BS Linh khuyến cáo.
Trung bình mỗi năm, BV Ung bướu tiếp nhận khoảng 6-7 ca bệnh mới. Bệnh này rất dễ phát hiện sớm với hai triệu chứng đặc trưng: Ngứa vùng kín dai dẳng (chiếm hơn 71%) và xuất hiện nốt sùi hay vết loét vùng kín.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không phải là y học không có phương tiện phát hiện sớm bệnh này. Mà vấn đề là người dân ngại đi khám vì mắc cỡ hoặc ngại nói ra. Đối với người lớn tuổi sau khi điều trị ung thư vùng kín xong sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nhưng đối với người trẻ, sau khi điều trị ung thư vùng kín thì chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là cuộc sống tình dục sẽ rất khó khăn, vì sau mổ sẽ làm biến đổi vùng kín.
BS Trần Đặng Ngọc Linh
Theo PLO
Nguyên tắc vàng vệ sinh 'cô bé' bạn cần biết
Để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất cho vùng kín, các bạn nữ hãy thuộc lòng những nguyên tắc cơ bản sau.
1. Đảm bảo quần luôn khô thoáng
Do ngấm nước hay mồ hôi sau khi bơi hoặc tập thể dục, quần (đặc biệt là quần chíp) bị ướt và bạn cần phải thay ngay khi có thể. Bởi lẽ môi trường ẩm tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
2. Không mặc quần bó sát
Lưu ý này vẫn dành sự chú ý đặc biệt cho quần chíp. Bạn cần chọn quần có size phù hợp, làm bằng chất liệu cotton thoáng mát. Nếu để mồ hôi ứ đọng ở khu vực 'tam giác vàng', ngoài việc khó chịu, 'cô bé' sẽ nhanh có mùi hôi hay nhiễm khuẩn.
Mặc quần bó sát sẽ ảnh hưởng xấu tới cô bé (Ảnh minh họa: Internet)
3. Cẩn trọng với dung dịch vệ sinh
Cần chú ý sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh không gây kích ứng 'cô bé' và không quá lạm dụng. Đôi khi, bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là đủ.
4. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày 'đèn đỏ'
Không chỉ tạo ra mùi hôi, lượng huyết ra nhiều trong ngày nguyệt san còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Khi chọn băng vệ sinh, bạn nên mua loại không có hương liệu vì mọi chất hóa học đều gây tổn hại cho 'cô bé'.
5. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, hoa quả và ngũ cốc cũng góp phần tăng cường sức khỏe, tránh viêm nhiễm cho 'cô bé'.
Theo VNE
Giải pháp cho 'vùng kín' luôn hấp dẫn Đối với chị em phụ nữ, việc vệ sinh sạch sẽ, để 'vùng kín' luôn hấp dẫn là việc rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Đối với bệnh phụ khoa, việc phòng bệnh rất quan trọng. Phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc và tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là cách tốt nhất giúp tiết kiệm tiền bạc,...