Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở độ tuổi 20
Theo các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa.
Do chủ quan, nhiều chị em mắc ung thư vú ở giai đoạn cuối khi rất trẻ.
TS.BS Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông từng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư vú khi mới 18 tuổi. Bệnh nhân được mẹ đưa tới khám khi xuất hiện khối u cũng khá lớn nhưng rất may giai đoạn bệnh chưa quá muộn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ tuổi đến viện thăm khám khi chẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, u to, đã di căn hạch.
Mới đây, tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, cũng đã tiếp nhận một nữ sinh viên, quê ở Hà Nam nhập viện ở giai đoạn cuối ung thư vú, với khối u lớn hơn 10cm.
Theo TS. Thái, sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn muộn, bệnh nhân đã suy sụp tinh thần, cho dù thể trạng trước khi phát hiện bệnh rất bình thường.
TS.BS Phạm Văn Thái – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
“Ở tuổi 21, nữ sinh viên là một trong những bệnh nhân rất trẻ mắc ung thư vú được phát hiện và điều trị tại đây. Điều khiến các bác sĩ vô cùng tiếc nuối là bệnh nhân nhập viện khi khối u kích thước rất to gần 10cm, có di căn hạch nách, chẩn đoán giai đoạn muộn”, TS. Thái nói.
Chia sẻ về điều trị, theo TS. Thái, trường hợp này được xác định ung thư vú nhưng rất tiếc là không còn chỉ định phẫu thuật được nữa, phải dùng thuốc toàn thân, hóa chất kết hợp với điều trị đích để hạ thấp giai đoạn sau đó mới tính đến phẫu thuật.
Video đang HOT
Cần sáng lọc sớm và phát hiện bất thường ở vú
Theo TS. Thái, hiện nay tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ ở Việt Nam khá thấp, đặc biệt trên nhóm đối tượng trẻ, bởi suy nghĩ trẻ thì ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú có xu hướng trẻ hóa, có bệnh nhân khoảng ngoài 20 tuổi đã mắc ung thư vú. Để phòng tránh ung thư vú, việc khám sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng.
Để tầm soát ung thư vú, chúng ta chỉ cần làm những xét nghiệm đơn giản như siêu âm, hoặc tự thăm khám cho bản thân, nếu thấy u, cục bất thường, cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa về ung bướu có uy tín để được thăm khám và phát hiện sớm.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ThS. BS Lê Văn Long, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, nếu trước kia tầm soát ung thư vú được khuyến cáo với chị em phụ nữ ngoài 40 tuổi, thì độ tuổi này hiện nay giảm xuống nhất là với những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ như: có người cùng huyết thống đã phát hiện mắc ung thư vú, có các đột biến gen BRCA1,2,…
Để sàng lọc ung thư có hiệu quả, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa, có kinh nghiệm, uy tín để được thăm khám, tư vấn.
Về triệu chứng, theo ThS.BS Lê Văn Long bệnh nhân sẽ xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có máu; vết lõm da vú hoặc dày da vú; đau nhức vùng vú hoặc núm vú; biểu hiện tụt núm vú…
Để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú, ThS.BS Lê Văn Long cho biết nếu có biểu hiện bất thường trên, bệnh nhân có thể tự kiểm tra. Sau đó, bệnh nhân có thể đến các cơ sở y tế để được khám lâm sàng, siêu âm, chụp X-quang tuyến vú. Đồng thời, các bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học nếu nghi ngờ.
“Ung thư vú là bệnh dễ chẩn đoán, có thể sàng lọc, phát hiện sớm. Nếu phát hiện sớm sẽ điều trị hiệu quả bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, điều trị đích, miễn dịch… Tỉ lệ khỏi của ung thư vú nếu phát hiện sớm có thể đạt hơn 90%, thậm chí có thể lên tới 98%. Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt dưới 20%. Chính vì vậy, sẽ vô cùng đáng tiếc khi người bệnh chủ quan với chính sức khỏe của mình, để vuột khỏi tầm tay cơ hội được điều trị khi không may mắc căn bệnh nay”, BS Long nói.
Với bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn thì chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều, thường phải dùng nhiều phương pháp, với thời gian điều trị kéo dài. Trong khi đó hiệu quả điều trị thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn sớm.
Khi đó, rất khó có thể chữa khỏi được bệnh mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. TS. Thái khuyến cáo thêm.
Vì sao 3 chị em cùng bị ung thư dù thế hệ trước không mắc bệnh này?
Thế hệ cha, mẹ, ông bà... không ai bị ung thư, nhưng 3 chị em chị M. lần lượt bị ung thư vú, một người phát hiện giai đoạn cuối đã mất. 4 chị em gái, 3 người bị ung thư
"Nhà có 4 chị em gái thì 3 người bị ung thư vú, em tôi đã mất vì bệnh này. Trong khi cha mẹ, cô dì chú bác không ai bị ung thư", chị H.T.T.M. (43 tuổi, ở Kiên Giang) thảng thốt khi cầm trên tay chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2A, đột biến gien BRCA2, thể tam âm (bộ 3 âm tính) tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đã trấn an chị M., tư vấn phẫu thuật cắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa, đoạn nhũ phòng ngừa và tái tạo cả 2 bên vú bằng túi ngực.
Bác sĩ Bá Tấn và ê kíp phẫu thuật cho người bệnh, cắt hạch gác cửa và mô sau núm vú sinh thiết, cho kết quả âm tính chỉ sau 20 phút. Các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật, vừa cắt tuyến vú điều trị ung thư vừa tái tạo đảm bảo thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn (bên trái) phẫu thuật cho người bệnh.Ảnh BVCC
Tỷ lệ tái phát cao
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, ung thư vú thể bộ 3 âm tính là loại ung thư phát triển nhanh và tiên lượng xấu. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau thời gian điều trị tiêu chuẩn với ung thư vú giai đoạn đầu lên đến 72% trong vòng 5 năm; ở giai đoạn di căn, thời gian sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ chiếm 12%. Do đó, để hạn chế tái phát, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, kiểm tra đúng định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần đến khám sớm để phát hiện.
Sau phẫu thuật, chị M. tiếp tục hóa trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM với 4 liều tấn công và 12 liều duy trì để ngăn chặn ung thư tái phát. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe chị M. ổn định, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần.
Ung thư vú do đột biến gien
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 5-10% trong số các trường hợp ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến của ung thư vú di truyền là đột biến gien BRCA1 hoặc BRCA2. Như trường hợp của chị M. là đột biến gen BRCA2.
Bác sĩ Bá Tấn khám cho người bệnh. Ảnh BVCC
Bác sĩ Bá Tấn giải thích, gien BRCA có nhiệm vụ tạo ra các protein sửa chữa ADN bị hư hỏng. Khi các gien này đột biến, các ADN bị hư hỏng không được sửa chữa, có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt...
Lý giải nguyên nhân thế hệ cha, mẹ, cô, dì, chú, bác không ai bị ung thư nhưng 3 chị em chị M. đều bị ung thư vú, bác sĩ Tấn cho biết, đột biến gien BRCA làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt... Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gien BRCA cũng mắc các loại ung thư này. Có thể người trong gia đình bệnh nhân có đột biến gien nhưng thuộc nhóm phần trăm không mắc ung thư vú hoặc các tế bào ung thư chưa bộc phát. Cũng có thể, người trong gia đình không bị đột biến gien, nhưng các chị em lại bị đột biến gien BRCA.
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, người bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị khỏi và giữ lại ngực.
Bác sĩ Bá Tấn khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi nên khám tầm soát ung thư vú hằng năm. Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú cao (tiền sử gia đình, đột biến gen BRCA...) nên khám ở tuổi sớm hơn (trước 40 tuổi). Trong gia đình có mẹ bị ung thư vú, con gái nên đi tầm soát ung thư sớm trước 10 tuổi so với độ tuổi mẹ phát hiện ung thư.
Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa Hiện nay, đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Khoảng 200.000 người tử vong/năm vì bệnh tim mạch Mới đây, thông tin người mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 do nhồi máu cơ tim...