Ung thư vú không thể chữa khỏi: Sai lầm
Dù được cảnh báo rất nhiều về ung thư vú nhưng không phải chị em nào cũng hiểu đúng về bệnh này.
Gần 2000 tình nguyện viên đã tham gia cuôc khảo sát của tạp chí Health (Mỹ) vê bênh ung thư vú. Qua cuộc khảo sát này, các nhà khoa học nhận định rằng vẫn còn quá nhiều phụ nữ thiếu thông tin về căn bệnh ung thư đe dọa sức khỏe phụ nữ hàng đầu này.
1. Có tới 63% người tham gia cho rằng yếu tố di truyền là nguyên nhân lớn nhất trong các nguyên nhân mắc ung thư vú
Đây quả là một sai lầm lớn trong quan niêm của chị em về ung thư vú. Theo các bác sĩ chuyên khoa, yếu tố nguy cơ lớn nhất gây bênh ung thư vú là giới tính. Kế đến là yếu tố tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Như vậy, yếu tố di truyền không phải nhân tố đáng sợ nhất.
2. 40% phụ nữ lo lắng vì sợ ung thư vú không thể chữa khỏi
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế thế giới, ngày nay đã có nhiều phương pháp điêu trị ung thư vú hiêu quả. Nhưng điều tối quan trọng mà các bác sĩ nhắc nhở chị em là hãy quan tâm và phát hiện sớm các bất thường của “núi đôi” đê kịp thời chữa trị. Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điêu trị ngay giai đoạn đầu.
Không phải chị em nào cũng hiểu đúng về bệnh ung thư vú. Ảnh Internet
Video đang HOT
3. Khoảng 39% phụ nữ cho rằng cách tốt nhất để phát hiện ung thư vú là tự kiểm tra ngực hàng tháng
Việc kiểm tra ngực hàng tháng đúng là có tác dụng giúp chị em phát hiên những bât thường ở “núi đôi” nhưng những biêu hiên bât thường đó không chứng tỏ bạn có bị ung thư vú hay không. Đê biêt các tê bào ở “núi đôi” có sự biên đôi gây ra ung thư vú hay không thì ngay sau khi phát hiên những bât thường, chị em phải đi khám càn sớm càng tôt.
Các chuyên gia đầu ngành vê ung thư vú khuyến cáo chị em nên đi chụp x-quang tuyên vú định kỳ mới bởi đây là biện pháp quan trọng nhất giúp phát hiện sớm ung thư vú. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến khích chị em nên chụp nhũ ảnh đều đặn 1 năm/ lân khi bước vào tuổi 40. Nếu bạn trẻ hơn, bạn cũng nên đi chụp nêu thây có bât thường ở vú theo chỉ định của bác sĩ.
4. 4% người được hỏi tỏ ra lo ngại về việc cân nặng ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư vú
Trong khi đó, theo nhiều nghiên cứu thì cân nặng có mối liên quan rất lớn tới việc phát triển ung thư vú. Nếu bạn bị thừa cân thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng thêm 40%. Tuy nhiên, rât may là con sô này những người hiêu lâm vê điêu này không cao.
Chính vì vây, bạn nên giữ cho mình thói quen tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng ổn định để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Theo Ngọc Diệp (Tri thức trẻ)
Bệnh ung thư vú sau điều trị, kiêng ăn gì?
Dưới đây là giải đáp của TS.BS Trần Văn Thiệp, trưởng khoa điều trị ngoại 3, BV Ung bướu TPHCM, Trưởng bộ môn ung thư học, khoa Y, ĐH Y dược TPHCM.
Trong giai đoạn vô hoá chất, khi vô thuốc xong về nhà, qua hôm sau nếu ăn nho thì coi như công cốc phải không?
Hiện nay với các bệnh nhân được hoá trị hay xạ trị, các bác sĩ thường khuyên không uống các chất chống oxy hoá, vì chất này bảo vệ tế bào bình thường của cơ thể khỏi bị gây độc thì cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị, xạ trị đối với tế bào ung thư. Trái nho có chất chống oxy hoá (resveratrol ở vỏ và polyphenol ở hạt) nên nhiều bệnh nhân không dám ăn nho trong lúc điều trị. Tuy nhiên, ăn một vài trái nho thì không đến nỗi làm mất tác dụng của thuốc.
Người đang điều trị ung thư không nên dùng nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hoá như nho, cũng nên hạn chế thịt đỏ như thịt bò do chứa nhiều chất béo (chứ không phải vì nuôi tế bào ung thư như có người nghĩ). Ảnh: Hồng Thái
Ung thư vú sẽ tái phát sau một năm?
Sau điều trị, ung thư vú có thể tái phát tuỳ giai đoạn bệnh và một số yếu tố khác liên quan tới đặc điểm sinh học của cơ thể. Nếu tái phát thì thường xảy ra trong hai năm đầu sau điều trị, tuy nhiên việc theo dõi tái phát cần được thực hiện theo định kỳ và lâu dài.
Tại sao tôi được chỉ định uống thuốc Tamoxifen năm năm, còn có chị bị giống hệt thì bác sĩ không cho uống? Thuốc này theo tờ hướng dẫn có tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư tử cung... Vậy tôi không uống có được không?
Chị được chỉ định uống Tamoxifen năm năm là điều đáng mừng vì xét nghiệm định thể ER, PR của chị dương tính, do đó thuốc mới có tác dụng làm giảm tái phát ung thư. Bạn của chị không được cho uống thuốc này có thể do xét nghiệm ER, PR âm tính nên việc dùng thuốc này không có lợi ích.
Khi đang vô hoá chất lần ba thì tôi bị mất kinh và bác sĩ điều trị nói uống Tamoxifen sẽ làm mất kinh luôn. Nếu đang uống thuốc mà có kinh thì rất nguy hiểm. Vậy "nguy hiểm" ở đây có phải là ung thư tử cung không?
Khi đang hoá trị mà bị mất kinh là do tác dụng của hoá chất. Tình trạng mất kinh tuỳ thuộc vào loại hoá chất điều trị. Tamoxifen cũng có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt ít đi. Đang điều trị Tamoxifen mà có kinh nguyệt kéo dài và bất thường nên được khám phụ khoa để đánh giá tác dụng phụ của thuốc có làm dày nội mạc tử cung hay không. Tuy nhiên, ung thư nội mạc tử cung gây ra do dùng Tamoxifen rất hiếm gặp: chỉ 1 - 2/1.000 với thời gian điều trị và theo dõi lâu dài. Chị nên yên tâm điều trị vì Tamoxifen làm giảm tái phát ung thư vú rất cao.
Nếu bị ung thư vú thì không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên mạng và một tờ báo có đăng bài như thế?
Trước đây các nghiên cứu cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Chị có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.
Cần tránh ăn những món gì và nên ăn những gì để tốt cho sức khoẻ? Bệnh này sau khi điều trị xong thì sống được bao nhiêu năm nữa? Nghe nói không được ăn thịt bò vì thịt bò nuôi tế bào ung thư mau phát triển, có đúng không?
Sau điều trị ung thư vú, nếu có chế độ ăn và luyện tập phù hợp sẽ góp phần làm giảm tái phát ung thư cũng như các lợi ích khác cho cơ thể. Bệnh nhân nên dành thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, đơn giản nhất là đi bộ, tránh tăng cân, béo phì. Cần ít ăn thịt đỏ nói chung vì có nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ nói chung, chứ không phải ăn thịt bò sẽ nuôi tế bào ung thư mau phát triển như chị đã nghe nói. Ngoài ra, nên ăn nhiều trái cây, cá và ngũ cốc, kể cả đậu nành.
Chúc chị sống khoẻ.
Theo SKDS
Mẹo hay chống lại ung thư vú Các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động thể chất đóng một vai trò tiên quyết trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu của Anh gần đây còn khẳng định thêm rằng, làm việc nhà khoảng 2 giờ rưỡi mỗi ngày sẽ làm giảm được nguy cơ! Đi bộ đúng cách ít nhất 30 phút mỗi ngày,...