Ung thư vú đang ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chuyên khoa khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát nếu làm được 1 việc này
Bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá, có nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện ở lứa tuổi dưới 30, thậm chí có trường hợp 20, 21 tuổi đã phát hiện mắc ung thư vú.
Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng hơn 18 triệu ca ung thư mới mắc, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới hơn 2 triệu ca, chiếm 11,6% tổng số ung thư. Theo TS. BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai, ngày này bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Ung thư vú đang trẻ hoá
Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 165.000 ca mới mắc và 115.000 trường hợp tử vong do ung thư, riêng ung thư vú chiếm hơn 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.
Xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2008, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2019 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt, bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá, có nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện ở lứa tuổi dưới 30, thậm chí có trường hợp 20, 21 tuổi đã phát hiện mắc ung thư vú.
TS Khiêm cho rằng, tỷ lệ ung thư vú ở tuổi dưới 30 ở nước ta đang tăng. Bác sĩ Khiêm đã từng điều trị cho các bệnh nhân ung thư đang là sinh viên hoặc mới ra trường.
Theo TS Khiêm ung thư vú nếu phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh nhân điều trị vài chục năm sau mà không tái phát.Do đó, cần phải nâng cao ý thức của người dân về khám bệnh định kỳ và tự khám vú hàng tháng. Đây là biện pháp quan trọng giúp tăng tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vú.
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú bao gồm: khám lâm sàng, chụp vú, siêu âm tuyến vú và chọc hút tế bào tuyến vú dưới hướng dẫn của siêu âm khi có tổn thương nghi ngờ.
Đồng thời, bác sĩ Khiêm chia sẻ, các chị em phụ nữ có thể tự khám vú của mình qua gương hoặc nằm ở giường.
Với phụ nữ còn kinh nguyệt nên khám vú vào ngày thứ 7 sau chu kỳ lúc này tuyến vú mềm nhất. Còn phụ nữ mãn kinh nên chọn cố định 1 ngày trong tháng để xác định sự bất thường. Chỉ cần 1 lần duy nhất trong tháng có thể phát hiện sớm ung thư vú.
Về cách khám vú, theo TS Khiêm hướng dẫn, đầu tiên là đứng trước gương quan sát xem 2 bên tuyến vú có đều nhau không, sắc da tuyến vú có chỗ nào bất thường hay không, có kéo da vú và núm vú không.
Video đang HOT
Tiếp đó, chị em dùng tay phải kiểm tra vú trái và ngược lại. Dùng 4 ngón tay xoa đều xung quanh ngực, nặn núm vú có dịch bất thường, sờ các hạch quanh nách, tuyến vú phụ có bất thường khác với lần kiểm tra trước.
Nếu có những u, mảng cứng bất thường hay chảy dịch, núm vú thụt vào trong, hình dạng vú bất thường thì nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra sàng lọc ung thư vú sớm nhất.
Các phương pháp để phát hiện và sàng lọc sớm Ung thư vú
1. Khám lâm sàng
-Bác sĩ sẽ quan sát hình dạng, kích thước, sắc da vú, núm vú xem có bất thường, có tụt núm vú, có chảy dịch đầu vú hay không
-Đánh giá kích thước, mật độ, ranh giới, sự co kéo tổ chức xung quanh
-Sờ nắn xem có hạch nách, hạch cổ không, tính chất, sự di động
2. Chụp Xq tuyến vú (Mammography): đánh giá xem có tổ chức vi vôi hóa không, có dấu hiệu co kéo tổ chức xung quanh không, số lượng, kích thước tổn thương.
3. Siêu âm tuyến vú: xác định vị trí, kích thước, tính chất của tổn thương, xem có tình trạng hạch nách. Siêu âm chia 5 mức độ nguy cơ từ Braf 1- Braf 5, Braf 4,5 là nguy cơ cao cần chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm chẩn đoán; Braf 3 cần cân nhắc.
Xét nghiệm tế bào học thường được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mammography định vị. Các nhà Giải phẫu bệnh sẽ quan sát dưới kính hiển vi tìm tế bào ung thư tuyến vú.
Bớt gánh nặng mặc cảm cho người bệnh ung thư vú
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, với ca phẫu thuật "2 trong 1" giúp người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, vừa giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh.
Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay Bệnh viện Đại học Y đã thực hiện thành công trên 40 ca bệnh tái tạo lại vú sau ung thư.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng 600.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Theo thống kê, năm 2018 nước ta có gần 165.000 ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.000 người mắc, chiếm tỷ lệ 9,2%, và ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong.
Cho dù tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vú cũng ngày một cao hơn so với trước đây, song nhiều người đến viện muộn phải phẫu thuật cắt 1 bên vú khá nhiều. Thời gian gần đây, phẫu thuật tạo hình lại vú đã mang đến cho người bệnh ung thư bớt gánh nặng mặc cảm, tự tin trong giao tiếp, làm việc hơn.
Một ca phẫu thuật tái tạo vú sau cắt bỏ do ung thư ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Giúp người bệnh bớt đi mặc cảm
Ngày 3/10, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi gặp bệnh nhân Đào Thị K. (42 tuổi, Hà Nội) khi chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật "2 trong 1" cắt bỏ 1 bên vú trái do ung thư và phẫu thuật tạo hình lại chính bên vú vừa được cắt bỏ.
Theo lời kể của chị K, cách đây hơn 3 tháng, khi đi tắm, chị thấy ngực mình có bất thường. Vì bận rộn nên phải nửa tháng sau chị mới tới Bệnh viện Đại học Y khám. Qua chụp chiếu bác sĩ xác định chị có khối u trong vú, kết quả sinh thiết là ác tính.
"Lúc đó tôi sốc lắm, nhưng sốc hơn nữa là bác sĩ tư vấn cho tôi về ca phẫu thuật cắt 1 bên vú. Tôi đã khủng hoảng suốt 3 ngày đưa ra quyết định phẫu thuật", chị K. kể lại. Bác sĩ đã tư vấn cho chị K. về phẫu thuật "2 trong 1", vừa cắt bỏ khối ung thư vú, vừa phẫu thuật tạo hình lại.
Các bác sĩ của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y kết hợp với Khoa Tạo hình thẩm mỹ cùng can thiệp, tái tạo lại bầu ngực ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ để loạt bỏ các tế bào ung thư, tất cả diễn ra trong cùng 1 ca phẫu thuật.
Theo chia sẻ của chị K., khi tỉnh lại sau ca phẫu thuật, không phải chứng kiến một bên ngực không còn, vì thế chị không bị hụt hẫng, mất mát như nhiều chị em cùng cảnh khác. Đặc biệt, để thực hiện ca phẫu thuật này, các bác sĩ đã lấy vạt da mỡ vùng bụng làm chất liệu để tái tạo lại ngực cho chị K.
"Điều này có "lãi" với những bệnh nhân có vùng bụng thừa mỡ, vì sau phẫu thuật bụng sẽ nhỏ gọn lại", BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đại học Y cho biết.
Giống chị K., nhiều bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2 đã thực hiện phẫu thuật "2 trong 1", đem lại cho họ sự tự tin sau này. Có người phẫu thuật cắt 1 bên ngực cách đây 5 năm, khi biết về kỹ thuật này đã tới bệnh viện để phẫu thuật tái tạo lại ngực.
Kể với chúng tôi, chị Bùi Thanh Q. (48 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị bị ung thư vú giai đoạn 2, đã phẫu thuật cắt 1 bên ngực cách đây 5 năm. Nhưng 5 năm qua, chị luôn mất tự tin khi đi làm, giao tiếp. Khi biết về phẫu thuật tạo hình lại vú, chị đã tìm đến Bệnh viện Đại học Y để thực hiện.
Ca phẫu thuật của chị thuộc dạng khó vì đã phẫu thuật cắt bỏ trước đây 5 năm, do xạ trị nên ngực có sẹo lớn, xơ cứng, nên không áp dụng được kỹ thuật tái tạo vú đơn giản, phải đặt túi độn. "Ca phẫu thuật đã rất thành công, bây giờ tôi thấy tự tin hơn nhiều", chị Q. chia sẻ.
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, nhiều bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật cắt 1 bên vú thường bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề, mỗi khi nhìn vào vết sẹo sẽ gợi lại rằng mình đang mắc bệnh, có người khóc, có người tự ti, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
"Việc chúng tôi phối hợp với Khoa Ung bướu tái tạo lại vú ngay sau khi cắt bỏ điều trị ung thư về mặt thẩm mỹ hay tâm lý đều rất quan trọng với người bệnh, giúp họ gạt bỏ được gánh nặng mặc cảm", BS Dung nói.
Kỹ thuật khó, hiệu quả cao
Hiện nay, nhiều bệnh viện có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ - Tạo hình đã thực hiện được kỹ này như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K... Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện được phẫu thuật "2 trong 1" thì trên cả nước chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo BS Phạm Thị Việt Dung, sau khi cắt bỏ hết phần vú bị ung thư, phẫu thuật viên tạo hình sẽ lấy vạt da mỡ ở bụng dưới (vạt da mỡ động mạch thượng vị sâu dưới), đưa lên ngực, nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu và tạo hình lại vú ngay trong một lần mổ. Do vừa cắt bỏ khối u, các tổ chức lành còn tươi mới, các mạch máu được bảo vệ tối đa nên việc tạo hình nối vạt nuôi sẽ dễ dàng, đơn giản hơn so với phương pháp tạo hình vú thì hai. Nếu không tạo hình vú ngay lần đầu thì thành ngực bên cắt vú sẹo sẽ xơ hoá, co kéo. Đặc biệt, những bệnh nhân cần phải điều trị xạ trị hoặc hoá xạ trị bổ sung thì tổ chức sẹo co kéo, dính xương, phần da thành ngực xung quanh sẽ bị thâm nhiễm, teo đét, do đó, phẫu thuật tạo hình vú thì hai rất khó, rủi ro cao do mạch nuôi bị teo nhỏ và nền sẹo bị xơ hóa.
Bên cạnh giải pháp lấy vạt da mỡ ở bụng dưới đưa lên để tạo hình vú, còn có thể chuyển vạt da cơ lưng rộng vào thay thế vú bị cắt. Phương pháp tạo hình vú bằng vạt da và mỡ thành bụng dưới giúp che phủ được phần khuyết da, đồng thời không phải dùng đến vật liệu ngoại lai vì có khối mỡ đầy đặn đưa vào để tạo hình, mạch nuôi hằng định. Vú được tạo hình bằng vạt da mỡ này sẽ chịu được tia xạ, hoá chất vì nó cũng là một phần của cơ thể, chịu đựng bình thường như các tổ chức khác trong cơ thể. Do vậy, đây vẫn được lựa chọn là giải pháp tối ưu nhất.
Theo BS Dung, để thực hiện kỹ thuật chuyển vạt da, mỡ thành bụng để tạo hình vú đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng xử lý mạch máu. Các bác sĩ phải sử dụng sợi chỉ mảnh hơn cả sợi tóc để khâu nối các mạch máu nhỏ li ti được phóng đại dưới kính hiển vi phẫu thuật. Mỗi ca phẫu thuật tạo hình vú một thì thường mất khoảng 6 giờ đồng hồ. Các ca phẫu thuật này cũng dễ đối mặt với nhiều khó khăn như khả năng hoại tử, tắc mạch.... nếu không phát hiện xử lý kịp thời, kết quả cuộc phẫu thuật bằng không, bệnh nhân buộc phải thực hiện cuộc phẫu thuật lần 2 sau 6 tháng bình phục.
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, với ca phẫu thuật "2 trong 1" giúp người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, vừa giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay Bệnh viện Đại học Y đã thực hiện thành công trên 40 ca bệnh tái tạo lại vú sau ung thư.
BS Dung cho biết, có bệnh nhân 75 tuổi đã thực hiện thành công kỹ thuật này. Giá một ca phẫu thuật "2 trong 1" có chi phí khoảng 50 triệu đồng, thời gian nằm viện không lâu, chỉ hơn vài ngày so với cắt khối ung thư đơn thuần, sau 1 tháng người bệnh hoàn toàn tự tin như người bình thường.
Khám u tuyến vú phải, phát hiện ung thư vú trái Đi kiểm tra u tuyến vú phải, nữ bệnh nhân than phiền với bác sĩ cảm giác bất thường vùng ngực trái. Trên hình ảnh cộng hưởng từ phát hiện tổn thương, bác sĩ xác định vú trái người bệnh bị ung thư. Trường hợp hi hữu trên là nữ bệnh nhân Nguyễn Lê Bích Ph. (45 tuổi) vừa được phát hiện, điều...