Ung thư tuyến giáp chiếm 90% bệnh nhân ung thư nội tiết, dấu hiệu âm thầm nhưng có thể điều trị được
Ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, gần 100% bệnh nhân có cơ hội sống trên 5 năm nếu phát hiện sớm.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác. Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra 5 điều quan trọng cần biết về ung thư tuyến giáp mà ai cũng cần biết:
1. Ung thư tuyến giáp có thể không có triệu chứng
Trong một số trường hợp ung thư tuyến giáp hoàn toàn không có triệu chứng. Thực tế, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện bệnh nhờ siêu âm hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.
Khi ung thư tuyến giáp có triệu chứng thì xuất hiện các dấu hiệu như sờ thấy khối u trước cổ, khàn tiếng, nuốt khó hoặc nuốt vướng.
2. Ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần điều trị quá mức
Mặc dù phương pháp điều trị cơ bản cho hầu hết ung thư tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, sau đó điều trị iốt phóng xạ (I-131) để tiêu diệt các mô tuyến giáp còn sót lại, nhưng hiện nay các chuyên gia đều cho rằng ung thư biểu mô thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần thiết điều trị theo quy trình như thế.
Một số khuyến nghị đưa ra phương pháp tiếp cận theo dõi và chờ đợi đối với “vi ung thư biểu mô” thể nhú và các nhà nghiên cứu cho rằng nếu được yêu cầu phải phẫu thuật thì các khối ung thư có kích thước dưới 4,0 cm có thể chỉ cần phẫu thuật cắt thùy – phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp trong đó chỉ một thùy hoặc nửa tuyến giáp.
3. Vai trò không chắc chắn của chọc hút bằng kim nhỏ (Fine needle aspiration: FNA)
Video đang HOT
Khi có một khối u tuyến giáp nghi ngờ là ác tính, bước đầu tiên thường là sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ để tìm tế bào ung thư. Nếu xác định chắc chắn là ung thư thì các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, FNA không phải lúc nào cũng mang tính kết luận.
Tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng 450.000 bệnh nhân có các khối u tuyến giáp nghi ngờ được sinh thiết và có tới 30% trong số đó được phân loại là “không xác định được” hoặc “không thể kết luận”. Điều này có nghĩa là không thể loại trừ ung thư và chẩn đoán thường không rõ ràng. Gần đây, các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân này nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Khoảng 70 đến 80 phần trăm những bệnh nhân có khối u không xác định, đánh giá cuối cùng là lành tính – không phải ung thư – và bệnh nhân bị mất tuyến giáp và phải điều trị suy giáp suốt đời.
Tuy nhiên nghiên cứu “Phân tích tuyến giáp Veracyte Afirma” khi được tiến hành dựa trên kết quả FNA có thể cung cấp kết quả gần như chính xác và loại bỏ hầu hết các kết quả FNA không xác định hoặc không thể kết luận được, cũng như các chỉ định phẫu thuật cho các khối u tuyến giáp lành tính.
4. Có thể không cần dừng hormone tuyến giáp để chụp xạ hình
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì sẽ tiếp tục được điều trị iốt phóng xạ (I-131) để loại bỏ mô tuyến giáp còn sót lại, bệnh nhân phải dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu của cơ thể. Nhưng trước đây theo định kỳ thì những bệnh nhân này phải ngừng thuốc, chờ xét nghiệm TSH đạt mức cao (tức là 30, 40, v.v.) và trải qua nhiều tuần suy giáp nặng và suy nhược, trước khi chụp xạ hình để phát hiện ung thư tái phát.
Tuy nhiên những năm gần đây một loại thuốc có tên là Thyrogen đã được sử dụng để giúp bệnh nhân tránh được giai đoạn suy giáp. Bệnh nhân ngừng thay thế hormone tuyến giáp và tiêm một liều Thyrogen và sau đó xạ hình chính xác mà không có triệu chứng của suy giáp.
5. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp đối mặt với nguy cơ ung thư thứ phát tăng lên
Hầu hết ung thư tuyến giáp – đặc biệt là ở giai đoạn I, II và III – có khả năng sống thêm cao, nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp không được giải thích nguy cơ phát triển ung thư thứ hai sẽ tăng 30%. Nguy cơ cao nhất trong năm đầu tiên sau khi điều trị ung thư nhưng không thuộc nhóm ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư tuyến thượng thận và u lympho không Hodgkin.
Bác sĩ Ngô Trường Sơn còn lưu ý: “Bệnh ung thư tuyến giáp tiên lượng tốt sống thêm lâu nhưng lựa chọn điều trị đúng là quan trọng nhất. Vì sau khi khỏi bệnh thì vấn đề chất lượng cuộc sống khỏe mạnh mới là điều cần hướng tới cho bệnh nhân”.
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có các dấu hiệu khác thường về sức khỏe để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể, cũng như có thể phát hiện các bệnh tật và có hướng điều trị sớm nhất. Khi đó, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tốt nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp, thì cần thực hiện các phương pháp bao gồm: siêu âm tuyến giáp, chụp phim X- quang, CT- scan và MRI ở khu vực cổ, kèm theo xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện các tế bào ung thư…
Những điều cần biết về chế độ ăn ít iốt
Iốt là một khoáng chất thiết yếu đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Nó được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm như trứng, hải sản, thịt và thường xuất hiện trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi chế độ ăn uống của bạn nên hạn chế iốt.
Mặc dù iốt rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đôi khi iốt trong chế độ ăn uống có thể cần phải hạn chế chẳng hạn như trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ cho những người bị ung thư tuyến giáp. Đây là khi một chế độ ăn ít iốt có thể được chỉ định.
Chế độ ăn ít iốt cho phép bổ sung nhiều nhóm thực phẩm lành mạnh như tất cả các loại rau tươi, ngũ cốc, các loại hạt,... Ảnh: NHẬT LINH
Chế độ ăn ít iốt là gì?
Iốt là một khoáng chất quan trọng có nhiều vai trò trong cơ thể. Tuyến giáp sử dụng nó để sản xuất hormone tuyến giáp, hỗ trợ nhiều quá trình quan trọng. Điều này bao gồm điều chỉnh sự trao đổi chất, hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa mô.
Chế độ ăn ít iốt là chế độ ăn kiêng ngắn hạn có thể được chỉ định cho những người trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ đối với các tình trạng như ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang.
Là một phần của chế độ ăn kiêng này, mọi người được yêu cầu hạn chế lượng iốt hàng ngày của họ xuống dưới 50 mcg (micrôgam) iốt mỗi ngày, tức là một phần ba mức cho phép hàng ngày là 150 mcg, theo Healthline.
Tác dụng của việc ăn ít iốt
Mục tiêu chính của chế độ ăn ít iốt là cải thiện liệu pháp iốt phóng xạ. Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể có lợi cho sức khỏe của bạn theo một số cách khác nhau.
Có thể làm giảm huyết áp
Như một tác dụng phụ, chế độ ăn ít iốt có thể giúp giảm huyết áp. Điều này là do chế độ ăn uống hạn chế nhiều nhóm thực phẩm không lành mạnh chẳng hạn như: thịt chế biến và thực phẩm ăn nhanh đã qua chế biến. Những nhóm thực phẩm cụ thể này bị hạn chế vì chúng thường chứa nhiều muối iốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ cao huyết áp hơn. Ngoài ra, giảm lượng thức ăn đã qua chế biến thay vì thức ăn toàn phần có liên quan đến việc giảm huyết áp.
Chế độ ăn ít iốt có thể giúp giảm huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH
Để đạt được sự thay đổi lâu dài về huyết áp, bạn nên giảm thiểu lượng thực phẩm chế biến sẵn trong suốt thời gian dài.
Có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống
Chế độ ăn ít iốt có thể giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn uống. Điều này là do nhiều loại thực phẩm không lành mạnh có rất nhiều muối iốt như thức ăn nhanh, bữa ăn đông lạnh và các mặt hàng đóng gói sẵn như khoai tây chiên... Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều muối iốt mà còn chứa nhiều chất béo và calo không lành mạnh. Hầu hết những thực phẩm này nằm ngoài giới hạn trong chế độ ăn kiêng này, do đó nó có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, trong khi chế độ ăn ít iốt loại bỏ tạm thời những thực phẩm này, bạn có thể tiếp tục lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn trong tương lai như một phần của lối sống lành mạnh, theo Healthline.
Các thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn ít iốt
Chế độ ăn ít iốt hạn chế nhiều loại thực phẩm thông thường chẳng hạn như: hải sản, thịt chế biến hoặc đã qua xử lý, trứng và lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, bánh nướng, nhiều loại thức ăn nhẹ, những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, thịt nội tạng,...
Thực phẩm bạn có thể ăn theo chế độ ăn ít iốt
Chế độ ăn ít iốt cho phép bổ sung nhiều nhóm thực phẩm lành mạnh bao gồm tất cả rau tươi, thịt tươi (trừ hải sản), ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt,...
Tuy nhiên, lượng thịt được phép tiêu thụ hàng ngày của bạn nên được giới hạn không quá 170 gram mỗi ngày, vì thịt có chứa iốt tự nhiên, theo Healthline.
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm nhất là gì? Theo bác sĩ, nếu gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt,...