Ung thư tinh hoàn: Ngại khám nên khó chữa
Ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 1% tổng các loại ung thư ở nam giới ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bệnh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn trễ đã di căn mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn
Ngại đi khám vì bệnh chỗ “nhạy cảm”
Mới đây, BV Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh Văn T. (25 tuổi, ngụ tại TPHCM) đi kiểm tra sức khỏe vì thấy ho chút ít và không có triệu chứng gì khác. Khi làm các xét nghiệm kiểm tra thì bác sĩ phát hiện nam thanh niên này có rất nhiều nốt trên phổi – hình ảnh điển hình của ung thư từ một cơ quan khác di căn đến phổi.
Ths.BS. Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp – BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi có dấu hiệu như vậy thì bác sĩ cần phải tìm kiếm bộ phận nào trong cơ thể bị ung thư (gọi là ổ nguyên phát) dẫn đến di căn đến phổi. Các bộ phận bị ung thư di căn đến phổi thường hay gặp là vú (ở phụ nữ), tinh hoàn (ở nam giới), đại tràng, thận, vòm hầu, xương, tuyến giáp…
Người bệnh này có kết quả các xét nghiệm tổng quát (bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu) bình thường và có sức khoẻ tương đối tốt nên bác sĩ lưu ý đến các cơ quan thường bị bỏ sót trong quá trình khám và xét nghiệm tổng quát là tinh hoàn.
Khi hỏi về các triệu chứng ở tinh hoàn, người bệnh cho biết hiện tại không có gì bất thường, ngoại trừ trước đó vài tháng có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết. Khi khám tinh hoàn phải, BS Vinh phát hiện khối u cứng, không sưng đau. Vì không gây đau nên người bệnh đã không đi khám trong một thời gian tương đối dài. Đây chính là lý do ung thư tinh hoàn có thời gian di căn lên phổi.
TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu – BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, vấn đề cần lưu ý ở trường hợp này là mặc dù phát hiện có bất thường ở bìu từ trước nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi khám, và ngay cả khi đi khám vẫn không nói với bác sĩ về bất thường này.
Lý do có thể là người bệnh cho rằng triệu chứng như vậy là bình thường nhưng phần lớn hơn là khi bị bệnh ở những chỗ nhạy cảm như bộ phận sinh dục sẽ khiến người bệnh ngại đi khám hay ngại khai bệnh với bác sĩ. Những thanh niên từ 15-35 tuổi có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất lại là những người còn quá trẻ nên rất ngại khi khám vùng nhạy cảm này. Đây là nhóm đối tượng rất cần chú ý bất thường ở vùng tinh hoàn.
Phát hiện trễ, điều trị khó
Video đang HOT
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức cho biết, các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm tinh hoàn lạc chỗ – tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng không xuống đến bìu và người bệnh chỉ thấy có 1 tinh hoàn còn bên kia không có, bất thường bẩm sinh về hệ tiết niệu sinh dục (thận, dương vật) và có tiền căn gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.
Các biểu hiện của bệnh như có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường. Một số người bệnh có cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng hay bẹn. Nếu phát hiện trễ khi ung thư đã di căn đến nơi khác thì tuỳ nơi di căn sẽ có các biểu hiện triệu chứng của cơ quan đó như ho, khó thở khi di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày, đau nhức xương nếu di căn đến xương, yếu liệt, nhức đầu hay hay hôn mê nếu di căn lên não….
Về diễn tiến nếu phát hiện sớm khi ung thư còn nằm tại tinh hoàn mà chưa di căn đến nơi khác thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện trễ thì tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều cơ quan khác và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên ung thư tinh hoàn di căn xa vẫn còn khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức lưu ý ung thư tinh hoàn không có triệu chứng ban đầu rõ ràng nên khiến người bệnh không chú ý hoặc chủ quan cho rằng khối cứng nhỏ ở tinh hoàn không có gì nghiêm trọng nên không đi khám.
Nhiều người bệnh và nhân viên y tế thường nghĩ rằng ung thư chỉ xuất hiện ở người có tuổi (từ trung niên trở lên) nên ít nghi ngờ ở người trẻ tuổi. Qua trường hợp người bệnh 25 tuổi này, BS Đức khuyến cáo nếu các bạn trẻ thấy có gì bất thường dù không thấy các dấu hiệu gì bất thường cũng nên khi khám để bác sĩ theo dõi. Khám sức khoẻ định kỳ là một phương pháp tốt để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và từ đó đi tìm nguyên nhân để điều trị trong đó có cả nguyên nhân ung thư.
Các ung thư phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ luôn có kết quả điều trị tốt hơn các ung thư được phát hiện trễ khi người bệnh đi khám với triệu chứng rõ ràng (như khối u đã to gây ra các triệu chứng do khối u đó chèn ép các cấu trúc xung quanh, xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh hay di căn đến các cơ quan khác).
“Người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này”, BS Đức khuyến cáo.
Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi
Ung thư tinh hoàn là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là 95% (nghĩa là nếu có 100 người bị ung thư tinh hoàn thì khi được điều trị sẽ có 95 người còn sống sau 5 năm). Nếu so với một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi tỷ lệ sống sau 5 năm là 1% – 49% hay ung thư dạ dày là 4% – 71% tuỳ theo giai đoạn thì thấy rằng ung thư tinh hoàn tương đối nhẹ hơn nhiều.
Theo PNSK
7 bệnh ung thư quý ông dễ mắc nhất
Thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu cùng cách sinh hoạt không ổn định khiến nhiều quý ông phải đối mặt với vô số những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là cả hàng dài danh sách các bệnh ung thư có thể tấn công cánh mày râu bất cứ lúc nào.
ảnh minh họa
Ung thư tuyết tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư bắt đầu ở tuyến tiền liệt, có kích thước bằng quả óc chó nằm ở đáy của bàng quang nam giới.
Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt bao gồm đi tiểu thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm, tiểu khó, nước tiểu rò rỉ.
Ung thư đại trực tràng
Giống như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng rất khó phát hiện, chỉ biết được khi cơ thể có những dấu hiệu như: suy nhược, giảm cân không ngừng và chảy máu trực tràng... Việc đi nội soi trực tràng là cần thiết đối với nam giới ngay giữa một môi trường đầy rẫy thực phẩm bẩn như hiện nay.
Ung thư bàng quang
Tương tự như ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang khiến nam giới phải đi tiểu tiện nhiều lần, cảm giác đau rát kéo dài và có khi rỉ máu. Hãy luôn kiểm tra và chữa trị khi căn bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn phát triển trong tinh hoàn, là một phần của hệ thống sinh sản nam giới.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh, các dấu hiệu chính của ung thư tinh hoàn là sưng tinh hoàn, bìu cứng, nặng gây khó chịu, đau ở tinh hoàn hoặc bìu.
Ung thư da
Con số 43.000 nam giới bị ung thư da đã thể hiện sự "bành trướng" của căn bệnh này. Để khắc phục, chỉ cần một tuýp kem chống nắng hằng ngày sẽ là cứu tinh của chúng ta. Sạm da không đáng sợ nhưng ung thư thì có, vậy nên hãy dùng kem chống nắng mỗi ngày ngay từ bây giờ.
Ung thư dương vật
Ung thư dương vật có thể phát triển bất cứ vị trí nào trên dương vật, nhưng phổ biến nhất là vùng dưới da quy đầu ở nam giới không được cắt bao quy đầu hoặc trên đầu dương vật.
Các triệu chứng bao gồm tăng kích thước hoặc đau dương vật, chảy máu dương vật, dương vật tiết dịch hôi, dương vật phát ban, khó lộn bao quy đầu, màu sắc dương vật hoặc bao quy đầu thay đổi.
Ung thư tuyến tuỵ
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nạp quá nhiều bia, rượu vào cơ thể trong thời gian dài. Với những dấu hiệu đặc trưng như: vàng da hoặc mắt, da bị ngứa và kích ứng, buồn nôn và ói mửa,... ung thư tuyến tụy sẽ khiến sức khỏe bạn tệ đi trông thấy. Hãy hạn chế sử dụng bia rượu ngay bây giờ để bản thân không phải hối hận sau này.
Ung thư phổi
Đây là ăn bệnh phổ biến của nam giới. Với con số không tưởng: "1 phút 3 người chết" đã đủ để nói lên sự nguy hiểm của căn bệnh này. Những điếu thuốc lá bạn hút hằng ngày cũng như khói thuốc mà bạn hít phải ngày một nhiều sẽ khiến bạn bị dằn vặt bởi những cơn khó thở, ho triền miên kèm theo đờm và máu. Hãy từ bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc, để căn bệnh ung thư phổi không phải là người đi cùng bạn vào những năm cuối đời.
Theo TPO
Ung thư tinh hoàn: biết sớm, chữa nhanh Từ hơn 30 năm nay, số ca ung thư tinh hoàn tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, mọi người không nên hoang mang bởi căn bệnh này đang được hưởng những thành quả to lớn của điều trị sinh hóa, làm thay đổi bản chất về tiên lượng bệnh, với tỷ lệ chữa khỏi hơn 95%. Cho dù không phải là loại phổ...