Ung thư sẽ không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người
Bệnh ung thư từ lâu được xem là “bản án tử”- một cái chết được báo trước đối với nhiều người. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, hoàn toàn có thể phát hiện sớm ung thư từ giai đoạn sơ khởi, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Những con số “biết nói”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 trên thế giới có 12,6 triệu người mắc ung thư, trong đó có 7,5 triệu người tử vong. Năm 2015, có khoảng 90,5 triệu người bị ung thư. Mỗi năm có 14,1 triệu mới mắc, trong đó, tử vong 8,8 triệu (15,7%).
Ở Mỹ và các nước phát triển, tử vong do ung thư chiếm khoảng 25%, hàng năm có khoảng 0,5% dân số được chẩn đoán ung thư.
Hiện nay, toàn cầu có khoảng 23 triệu người đang bị ung thư. Mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong. Trong đó ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (12,4%), sau đó là ung thư dạ dày, vú, đại trực tràng, gan, tiền liệt tuyến, cổ tử cung.
Việt Nam là một trong số nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên thế giới (thuộc nhóm 2). Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), thuộc tạp chí The Economist đăng trên Sáng kiến ung thư Thế giới , Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao hàng đầu châu Á, trên 70%.
Tiếp đó là Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, tỷ lệ từ 60% đến 70%. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Văn Quảng- Giám đốc bệnh viện K, Hà Nội, thực tế số tử vong của các nước xấp xỉ nhau và chỉ là con số ước tính.
Hiện tại, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong. Theo EIU, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tử vong ngay trong năm đầu tiên tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là 29%. PGS.TS.BS Lê Văn Quảng cho biết thêm mô hình bệnh tật của mỗi nước khác nhau.
Trong nghiên cứu của EIU, ở Australia tỷ lệ mắc ung thư vú, tiền liệt tuyến cao nhất, còn Hàn Quốc là dạ dày, giáp trạng, đại tràng. Nhóm ung thư này có tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ sống cao, đặc biệt ung thư giáp trạng gần như được chữa khỏi hoàn toàn.
Ở Việt Nam, ba loại ung thư thường gặp là phổi, gan, dạ dày. Những bệnh lý này thường tiên lượng rất xấu, có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, người bệnh đến khám ở giai đoạn muộn, các bác sĩ không thể can thiệp, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ, điều này làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
Biết bệnh sớm có thể chữa lành
Theo PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, với những tiến bộ của khoa học, y học ngày nay, ung thư hoàn toàn có thể được phát hiện từ giai đoạn sớm để chữa lành, cũng như có nhiều biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư.
Trước đây, 2/3 bệnh nhân ung thư đến bệnh viện trong giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật. Song, gần đây số bệnh nhân được phát hiện sớm đã tăng hơn trước, chủ yếu ở bệnh nhân ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng.
PGS.TS.BS Lê Văn Quảng nhấn mạnh, phòng bệnh ban đầu bằng việc hạn chế hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ung thư và sàng lọc phát hiện sớm là mấu chốt cho việc điều trị. Khi sàng lọc ưu tiên các loại ung thư như cổ tử cung, vú, đại trực tràng… vì bệnh có khả năng khám bằng lâm sàng và các biện pháp đơn giản; bệnh có khả năng chữa khỏi.
Phòng bệnh bước 1: Phòng ngừa ban đầu, nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để phòng không cho xảy ra sự khởi phát và khởi động bệnh ung thư như không hút thuốc, không uống rượu, bảo hộ lao động tốt khi làm công tác phóng xạ.
Video đang HOT
Đây là bước phòng bệnh tích cực nhất. Cụ thể, đã có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có liên quan tới bệnh ung thư.
Hút thuốc lá, yếu tố môi trường, béo phì, chế độ dinh dưỡng không phù hợp và tình trạng nhiễm vi sinh vật là nguyên nhân dẫn tới khoảng 2/3 tổng số bệnh ung thư ở Mỹ.
Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới khoảng 21% tổng số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới, trong đó 90% ung thư phổi, 75% ung thư miệng, thực quản, hạ họng thanh quản, 5% ung thư bang quang và nhiều loại ung thư khác nữa
Phòng bệnh bước 2: Sàng lọc và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư như sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại trực tràng…
Quá trình sàng lọc này chỉ có hiệu quả ở trên một số bệnh có những phản ứng đặc hiệu, nhưng là chiến lược duy nhất có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong trong ung thư. Sàng lọc là cách đánh giá mỗi cá thể hay cộng đồng khỏe mạnh về mặt lâm sàng, nhằm phát hiện ung thư tiền ẩn hay thương tổn tiền ung thư để điều trị. Mục tiêu của sàng lọc nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Nguyên tắc sàng lọc trước tiên phụ thuộc vào bệnh ung thư: dịch tễ học, sinh bệnh học, chẩn đoán và điều trị.
Phòng bệnh bước 3: Tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Lời khuyên của thầy thuốc
-Bỏ hút thuốc lá. Duy trì cân nặng phù hợp. Tập thể dục thường xuyên.
-Ăn chế độ ăn hợp lý như ăn nhiều trái cây, rau, củ quả; hạn chế chất béo, thịt đỏ và thịt đóng hộp. Hạn chế rượu, bia.
-Phòng ngừa những bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiêm phòng HIV cho đối tượng phù hợp.
-Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức.
-Khám sàng lọc bệnh ung thư vú, cổ tử cung và ung thư đại trực tràng định kỳ.
PGS.TS.BS Lê Văn Quảng – Giám đốc bệnh viện K, Hà Nội: SÀNG LỌC SỚM LÀ MẤU CHỐT CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ
Phòng bệnh ban đầu bằng việc hạn chế hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ung thư và sàng lọc phát hiện sớm là mấu chốt cho việc điều trị. Khi sàng lọc ưu tiên các loại ung thư như cổ tử cung, vú, đại trực tràng… vì bệnh có khả năng khám bằng lâm sàng và các biện pháp đơn giản; bệnh có khả năng chữa khỏi
Làm gì để phát hiện sớm mầm mống ung thư hiện hữu trong cơ thể?
Với 14,1 triệu ca mắc mới, 8,2 triệu người tử vong mỗi năm, ung thư là nỗi ám ảnh của toàn nhân loại. Tuy nhiên, có thể phát hiện mầm mống ung thư từ rất sớm bằng các phương pháp tầm soát hiện đại.
Ung thư là gì??
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi khác (di căn). Các tế bào ung thư rối loạn và gây ảnh hưởng đến hệ thống mô và cơ quan đó, cuối cùng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Hiện nay có khoảng 200 loại ung thư khác nhau. Bệnh ung thư có thể phát sinh từ bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Tên mỗi loại ung thư thường được gọi theo vị trí phát bệnh. Một số loại ung thư khá thường gặp hiện nay là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư đại - trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư phế quản.......
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào
Có nhiều nhân tố tác động gây ung thư trong đó chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể, gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân này thường không thay đổi được. Ngược lại, có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố môi trường sống, bao gồm: lối sống thiếu khoa học, các thói quen, tật xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không an toàn, hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn, yếu tố liên quan nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường........
Tại sao cần phải phát hiện sớm ung thư?
Ung thư là bệnh lý ác tính không trừ một ai. Mặc dù bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi mắc bệnh đang trẻ hóa dần, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư mất một thời gian dài để hình thành và phát triển. Nếu thực hiện các phương pháp tầm soát có thể phát hiện sự thay đổi của tế bào-tiền ung thư-ung thư giai đoạn sớm, và điều trị hiệu quả.
Các triệu chứng thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Do vậy, đa số các trường hợp phát hiện bệnh muộn, tỷ lệ tử vong cao.
Hầu hết các bệnh ung thư có cơ hội điều trị thành công nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Tất cả các loại ung thư đều có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện sớm thì tỷ lệ thành công và nâng cao chất lượng sống càng cao.
Chẳng hạn:
Ung thư vú: 93%
Ung thư cổ tử cung: 93%
Ung thư da: 97%
Ung thư đại trực tràng: 90%
Ung thư buồng trứng: 94%
Ung thư tuyến giáp: 98%
Ung thư tuyến tiền liệt: 98%
Ung thư tinh hoàn: 98%...
Ngay cả các bệnh ung thư nguy hiểm khác như: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng cũng có thể chữa khỏi nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Phát hiện mầm mống ung thư bằng cách nào?
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), sàng lọc phát hiện sớm ung thư là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh trên những người bề ngoài khỏe mạnh, chưa hề có triệu chứng của bệnh. Việc sàng lọc sẽ giúp làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong.
Với bệnh ung thư, thấy đau đã là giai đoạn muộn. Có thể phát hiện ung thư từ "trứng nước" bằng các phương pháp tầm soát ung thư. Tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm tìm ra ung thư ở giai đoạn sớm, giúp điều trị thành công.
Theo Bệnh viện K Trung ương, các phương pháp giúp phát hiện ung thư sớm có thể bao gồm: xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), nội soi thăm dò chức năng,... và sinh thiết nếu phát hiện có khối u.
Tùy vào từng bộ phận, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như:
- Ung thư phổi: xét nghiệm Cyfra 21-1, CA 19-9, chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực,...
- Ung thư cổ tử cung: xét nghiệm Pap Smear, xét nghiệm HPV... (phát hiện sự thay đổi của tế bào, từ đó điều trị sớm và có thể ngăn ngừa ung thư)
- Ung thư đại trực tràng: xét nghiệm CEA, tìm máu trong phân, nội soi đại trực tràng (phát hiện được polyp và loại bỏ, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư)...
- Ung thư vú: xét nghiệm CA 15-3, CA 125, siêu âm tuyến vú, chụp X-quang tuyến vú...
Chủ động tầm soát u Carcinoid đường tiêu hóa U Carcinoid đường tiêu hóa có nhiều điểm khác với các loại ung thư thông thường. Nó phát triển rất chậm và ít khi có triệu chứng, trừ khi ở giai đoạn muộn. Do đó, người bệnh chỉ được phát hiện khi tình cờ nội soi tiêu hóa. Bản chất của u Carcinoid là gì? Trong hệ tiêu hóa các tế bào thần...