Ung thư: nghiên cứu mới nâng cấp hoá trị, ngăn ngừa hiện tượng ung thư kháng thuốc
Hiện tượng ung thư kháng thuốc là một trong những nguyên nhân khiến trị liệu ung thư khó khăn, thậm chí gây ra tái phát ung thư ở một số người. Hiện tại, các nhà khoa học đã thành công trong bước đầu ngăn ngừa hiện tượng này.
Từ lâu, hiện tượng tế bào ung thư kháng thuốc là một trong những vấn đề đau đầu trong quá trình trị liệu, nhất là đối với hoá trị. Cụ thể, trong hoá trị có sử dụng một loại thuốc là cisplatin, thuốc này được dùng để chữa tất cả các bệnh ung thư phổ biến như ung thư bàng quang, đầu, cổ, phổi, tử cung, tinh hoàn… Thuốc này ngăn chặn cơ chế tự sữa chữa ADN, khiến ADN bị hư hại và theo đó, dẫn tới cái chết của những tế bào ung thư.
Tuy nhiên, các tế bào ung thư thường có khả năng kháng lại thuốc này.
Hoá trị thường không hiệu quả do hiện tượng tế bào ung thư kháng thuốc.
Graham Walker, giáo sư nghiên cứu hiệp hội ung thư Mỹ trực thuộc khoa sinh học của MIT (Massachusetts Institute of Technology) tại Cambridge là một trong số những người đứng sau nghiên cứu này. Trong công trình trước của ông, giáo sư đã nghiên cứu về quá trình sửa chữa ADN bằng cách tổng hợp đồng hoá (translesion synthesis) TLS. Đây được cho là nguyên do lớn giúp các tế bào ung thư tránh khỏi tổn thương đến từ hoá trị, dẫn đến trị liệu không hiệu quả.
Các nhà khoa học giải thích rằng, thông thường, những tế bào khoẻ mạnh có thể sửa chửa AND bằng cách loại bỏ những ADN bị hư hại một cách chính xác. Thế nhưng khi những tế bào này trở nên ung thư, chúng không thể dựa vào cách sửa chữa bình thường này nữa. Thay vào đó, chúng sử dụng TLS. Đây là quá trình dùng loại enzym đặc biệt có khả năng tái tạo các bản mô phỏng kém chính xác của ADN. Những bản mô phỏng kém chính xác này sau đó dẫn tới các đột biến, khiến tế bào ung thư kháng cự lại các phương pháp trị liệu phá huỷ ADN, như hoá trị chẳng hạn.
Mặt khác, các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng phương pháp chữa ung thư bằng hoá trị cần được nâng cấp một cách bức thiết, không chỉ vì nó thường kém hiệu quả và hay bị kháng cự bởi tế bào ung thư, mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như suy thận, mất chức năng nghe, trĩ, dị ứng, suy giảm chức năng miễn dịch…
Video đang HOT
1 trong 10.000 loại thuốc được các nhà khoa học tìm ra có khả năng giúp hoá trị tiêu diệt được nhiều tế bào ung thư hơn.
Trong quá trình nghiên cứu nâng cấp, các nhà khoa học đã phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm, trong đó bao gồm việc xét nghiệm hơn 10.000 loại thuốc khác nhau, và tìm ra trong số đó 1 loại thuốc duy nhất có khả năng giúp cisplatin tiêu huỷ các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra một phương thuốc ngăn chặn quá trình TLS, khiến các tế bào ung thư trở nên dễ bị phá huỷ hơn. Họ thử nghiệm bằng cách kết hợp thuốc này cùng với cisplatin trong nhiều tế bào ung thư của con người và phát hiện ra hiệu quả phá huỷ tế bào ung thư nhiều hơn so với chỉ sử dụng mỗi hoá trị đơn thuần.
Hiện tại, các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm sự kết hợp trên mô hình chuột phòng thí nghiệm cùng với các tế bào ung thư của người, và phát hiện ra các khối u đã tiêu biến rất nhiều. Giáo sư Graham Walker cho hay: “Chất này làm tăng hiệu quả tiêu huỷ tế bào ung thư khi sử dụng cùng với cisplatin và ngăn chặn sự đột biến”.
Trong tương lai, các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu thêm để hiểu sâu hơn cơ cấu đằng sau sự kết hợp này. Họ đặt mục tiêu hoàn thiện nó để có thể bắt đầu thử nghiệm trên người. Đây có thể xem là một trong những bước tiến trong việc chữa trị ung thư.
Source (Nguồn): Medical News Today
Theo Helino
Trong 10 năm nữa sẽ có thuốc chữa ung thư, các nhà khoa học hàng đầu của Vương quốc Anh tuyên bố
Họ nói rằng các loại thuốc mới sẽ kiểm soát các khối u gây ung thư và ngăn chặn chúng gây tử vong cho người bệnh.
Viện nghiên cứu ung thư nổi tiếng thế giới (Institute of Cancer Research - ICR) đang cho thực hiện chương trình mà họ gọi là Chương trình ung thư đầu tiên của Darwinian. Họ nói rằng, cũng giống như với thuốc kháng sinh, ung thư có thể tiến hóa để trở nên kháng với các loại thuốc được sử dụng để điều trị chúng.
Các tế bào ung thư không bị tiêu diệt bằng hóa trị hoặc thậm chí là liệu pháp miễn dịch cuối cùng sẽ biến đổi và chúng sẽ thích nghi để hình thành khối u mới, di căn hoặc tiến triển ở những nơi khác trong cơ thể và gây tử vong.
Các tế bào ung thư không bị tiêu diệt bằng hóa trị hoặc thậm chí là liệu pháp miễn dịch cuối cùng sẽ biến đổi và hình thành khối u mới.
ICR muốn tập trung vào mục tiêu không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn phải phá hủy khả năng tiến hóa của chúng. Mục đích là để loại bỏ căn bệnh ung thư và nếu như không thể chữa khỏi thì có thể biến nó thành một căn bệnh có thể kiểm soát được.
Các chuyên gia tin rằng trong khoảng 10 năm nữa, loại thuốc mới sẽ cho phép bệnh ung thư được chữa khỏi một cách hiệu quả và được kiểm soát như đối với bệnh HIV hoặc hen suyễn. Bệnh nhân vẫn sẽ kết hợp cả xạ trị, hóa trị và phẫu thuật để đẩy lùi bệnh. Nhưng sau đó họ sẽ dùng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư còn phát triển hoặc lan rộng. Mục tiêu cuối cùng là giữ cho căn bệnh trong tầm kiểm soát để người bệnh sống lâu nhất có thể.
Giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành của ICR, cho biết nhóm của ông vô cùng phấn khích về loại thuốc mới này.
Giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành của ICR, cho biết nhóm của ông vô cùng phấn khích về loại thuốc mới này. Ông nói về việc giải quyết thách thức lớn nhất gặp phải trong điều trị ung thư là tình trạng kháng thuốc.
Loại thuốc đầu tiên của họ làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư có thể sẽ có trong 10 năm tới. Thuốc sẽ nhắm mục tiêu tới một phân tử có tên APOBEC. Phân tử này rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhưng ở hơn một nửa các loại ung thư, nó bị tấn công nên dẫn tới tăng tốc độ tiến hóa kháng thuốc.
"Thuốc có thể được dùng cùng với các loại thuốc diệt ung thư khác. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên trên thế giới, thay vì đối phó với hậu quả của sự tiến hóa và kháng ung thư, nhằm mục đích đối đầu trực tiếp với khả năng thích nghi và tiến triển của bệnh", giáo sư Paul Workman nói.
Chia sẻ của Christine O'Connell, 46 tuổi, một bệnh nhân ung thư vú đến từ Tây Nam London
Ban đầu, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào tháng 12 năm 2012, ở tuổi 40. Sau khi điều trị tích cực trong năm sau đó, tôi dần lấy lại được cuộc sống bình thường. Tôi khỏe mạnh và nghĩ rằng bệnh ung thư đã bị đầy lùi phía sau.
Nhưng vào tháng 2 năm 2018, tôi đã lên cơn co giật. Hình ảnh chụp chiếu cho thấy tôi có một khối u não và tôi có triệu chứng ung thư vú tái phát.
Tôi hoàn toàn sốc, thật khó để tin rằng mình không còn bệnh ung thư và một lần nữa tôi phải đối mặt với căn bệnh nan y có thể tiến triển ở bất kỳ giai đoạn nào.
Tôi may mắn được sử dụng một liệu pháp nhắm mục tiêu có tên là palbociclib với các tác dụng phụ dễ chịu hơn nhiều so với hóa trị, cho phép tôi có một cuộc sống tương đối bình thường.
Nó cho phép tôi hi vọng thằng bệnh ung thư của tôi có thể được kiểm soát trong thời gian dài cho đến khi có những thành tựu mới trong điều trị ung thư vú thứ phát.
Điều trị ung thư như một bệnh mãn tính có thể điều trị lâu dài có vẻ như là một tham vọng khiêm tốn so với những nỗ lực chữa khỏi hoàn toàn, nhưng đối với những bệnh nhân như tôi thì đây là một chiến thắng đáng kể.
Nguồn: Thesun/Theguardian
Theo Helino
Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi? Dù không hút thuốc, bạn vẫn có nguy cơ ung thư phổi do hít phải khói thuốc, tiếp xúc với khí radon hoặc sống trong môi trường ô nhiễm. Người không hút thuốc vẫn có thể bị ung thư phổi. Trên Journal of the Royal Society of Medicine, các nhà khoa học từ Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết 20% bệnh nhân...