Ung thư là “trời kêu ai nấy dạ, đành chịu”?
Tháng qua trong khi chờ khám tại trung tâm Ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, ông L., 62 tuổi, đến từ Lâm Đồng, tâm sự: “Tôi không bao giờ hút thuốc, ăn uống lành mạnh, sống trong môi trường tốt lành nhưng không hiểu sao lại bị ung thư phổi. Trời kêu ai nấy dạ, đành chịu”.
Xui rủi thì bị ung thư
Cách đây hai năm, nhà toán học Cristian Tomasetti và di truyền học ung thư Bert Vogelstein thuộc đại học Y khoa Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã gây tranh cãi khi công bố một nghiên cứu trên tờ Science, cho rằng phần lớn ung thư là do đột biến ngẫu nhiên và không thể tránh khỏi trong tế bào. Nói nôm na, xui rủi thì bị ung thư.
Những giải pháp phát hiện ung thư sớm trong tương lai sẽ giúp con người chiến thắng căn bệnh này. Ảnh có tính minh họa.
Sở dĩ nghiên cứu của Tomasetti và Vogelstein bị phản bác vì họ phân tích số liệu ở Mỹ và không đưa vào hai bệnh ung thư phổ biến và gây chết người nhiều nhất là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Chuyện xảy ra trên thế giới, chứ ở Việt Nam ý tưởng của hai nhà khoa học trên có lẽ được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt, bởi dân gian thường nói “ung thư trời kêu ai nấy dạ”.
Thế nhưng mới nhất, hồi tháng 3 qua trên tờ Science, sau khi mở rộng nghiên cứu của mình, Tomasetti và Vogelstein cũng đi đến kết luận tương tự. Theo tính toán của họ, chỉ có 29% ung thư gây ra do những yếu tố môi trường như hút thuốc, ăn uống hay tiếp xúc với ánh nắng, 5% ung thư gây ra do đột biến gien có tính di truyền, và 66% ung thư còn lại do lỗi sao chép ADN ngẫu nhiên. Nếu thế, theo Tomasetti, ung thư thật khó tránh khỏi!
Video đang HOT
Trong nghiên cứu của mình, Tomasetti và Vogelstein thu thập dữ liệu của 423 ca ung thư ở 68 quốc gia với 32 dạng bệnh ung thư khác nhau. Trong số này, 17 bệnh ung thư có một sự tương quan mạnh mẽ giữa tần suất ung thư và số lần tế bào bình thường phân chia, củng cố giả thiết đưa ra trước đó là tế bào càng phân chia nhiều thì khả năng chúng tạo ra sai lầm trong DNA dẫn đến ung thư càng cao.
Thí dụ trong trường hợp ung thư não, xương và tiền liệt tuyến, người ta thấy 95% trường hợp gây ra do đột biến xuất phát từ những sai lầm khi sao chép ngẫu nhiên. Tương tự, phần lớn ung thư ở trẻ em cũng gây ra do yếu tố này. Tomasetti và Vogelstein nói: “Trong số này không có bệnh ung thư nào có thể phòng ngừa được”.
Vogelstein nói thêm: “Hy vọng nghiên cứu của chúng tôi sẽ an ủi phần nào cho hàng triệu bệnh nhân bị ung thư nhưng có một đời sống gần như hoàn hảo, họ không hút thuốc, tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tránh ánh nắng mặt trời nếu không xoa kem chống nắng. Cha mẹ của những đứa trẻ bị ung thư cũng sẽ nhẹ nhõm, vì biết rằng họ không thể làm gì được để ngăn chặn bệnh cho con cái họ”.
Nhưng phát hiện sớm có thể chữa lành
Bất chấp nghiên cứu đưa đến một kết luận buồn bã – xui rủi thì bị ung thư – Vogelstein tin rằng phần lớn người ta có thể thoát được án tử ung thư nếu tăng cường tầm soát và phát hiện bệnh sớm.
Tháng qua, ông M., 52 tuổi, ngụ tại Bến Tre, qua đời sau một năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi. Cái chết khá trẻ của ông để lại đau buồn lẫn tiếc nuối cho người thân. T., 28 tuổi, con dâu ông M. kể: “Ba chồng tôi rất khoẻ và sống lành mạnh. Ông khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm, làm mọi xét nghiệm nhưng lại không bao giờ… chụp X-quang phổi, vì cho rằng mình không hút thuốc thì không thể bị bệnh phổi. Phải chi ông chịu khó chụp X-quang phổi thì biết đâu phát hiện được bệnh sớm và có cơ may chữa lành”.
Ông M. không phải là cá biệt. Chị X., 40 tuổi, ngụ tại TP.HCM, cũng rơi vào hoàn cảnh như thế. Làm chủ một công ty phân phối quần áo nhập khẩu, chị dành phần lớn thời gian cho kinh doanh nhưng không quên tập luyện và nghỉ ngơi đúng mức. Tuy nhiên, sau một đợt rối loạn tiêu hoá và sụt cân, chị đi kiểm tra sức khoẻ và phát hiện bị ung thư gan. Chị nói: “Tôi nghĩ mình còn trẻ và sống lành mạnh không thể bị ung thư nên không bao giờ kiểm tra sức khoẻ, nào ngờ… “.
TS.BS Trần Thanh Phương, trưởng khoa ngoại 3 bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nói: “Người Việt Nam ít có thói quen kiểm tra sức khoẻ và tầm soát bệnh, nên phần lớn bệnh nhân ung thư đến bệnh viện thường là giai đoạn muộn, khó điều trị. Về nguyên tắc, càng phát hiện sớm thì cơ hội chữa lành ung thư càng cao. Thậm chí có bệnh còn chữa khỏi hoàn toàn”.
Trong tác phẩm Ung thư biết sớm trị lành, GS.TS Nguyễn Chấn Hùng, chủ tịch hội Ung thư Việt Nam, khuyến cáo cộng đồng: “Phải thật lưu tâm một số triệu chứng báo động bệnh mới chớm. Phải đi khám bệnh không được ỷ y (…) Ngày nay bác sĩ có nhiều cách định rõ bệnh rất hay. Biết sớm trị lành. Việc tấn công ung thư ngày càng hiệu quả”.
Cho dù đã “nâng cấp”, nhưng nghiên cứu của Tomasetti và Vogelstein có lẽ vẫn gây tranh cãi. Nhưng có lẽ họ cũng chẳng bận tâm điều này vì thực tế họ đã mở ra một hướng chiến thắng ung thư, đó là phát hiện bệnh sớm bằng những giải pháp hiện đại. Vogelstein nói: “Trong 50 năm qua, con người vẫn quanh đi quẩn lại với những giải pháp công nghệ phát hiện ung thư quen thuộc”.
Hy vọng mới đang mở ra cho con người vì trong năm nay Grail, một công ty tại San Francisco (Hoa Kỳ), tự tin sẽ nhận được tài trợ 1 tỉ USD để nghiên cứu cách thử máu dựa trên việc giải trình tự gien DNA và RNA mà tế bào ung thư rơi rớt trong dòng máu. Cần nói thêm, Grail là một công ty khởi nghiệp, họ đã nhận được 100 triệu USD góp vốn từ nhiều đối tác, trong đó có Bill Gates.
Theo Bài, ảnh Bình Yên (Thế Giới Tiếp Thị)
Johnson & Johnson lĩnh phạt hơn 100 triệu USD vì sản phẩm chứa chất gây ung thư
Bồi thẩm đoàn tại St. Louis (Mỹ) vừa yêu cầu Johnson & Johnson (J&J) bồi thường hơn 100 triệu USD cho một người phụ nữ 62 tuổi ở bang
Một số sản phẩm của J&J đang bị cáo buộc chứa chất gây ung thư. Ảnh:Reuters
Năm 2012, bà Lois Slemp được chẩn đoán bị ung thư buồng trứng. Bà cáo buộc nguyên nhân căn bệnh này là do đã sử dụng sản phẩm có chứa bột (talc) Johnson's Baby Powder và Shower to Shower suốt hơn 40 năm. Vì thế, bà đã kiện công ty J&J.
Bồi thẩm đoàn tại St. Louis (Mỹ) đã yêu cầu J&J phải bồi thường hơn 100 triệu USD cho bà Slemp. Đồng thời, Imerys Talc America - hãng cung cấp bột (talc) cho J&J cũng phải nộp 100.000 USD.
Trước đó, công ty J&J đã phải nhận hơn 3.000 đơn kiện vì phớt lờ những nghiên cứu chỉ ra sản phẩm Johnson's Baby Powder và Shower to Shower chứa chất gây ung thư buồng trứng, đồng thời, không cảnh báo nguy cơ này với người tiêu dùng. Năm ngoái, hãng này từng mất 72 triệu USD, 55 triệu USD và 70 triệu USD cho các vụ kiện.
Người phát ngôn của J&J - Carol Goodrich cho biết sẽ kháng cáo với phán quyết của toà án ngày hôm kia. "Chúng tôi đang chuẩn bị cho các phiên toà bổ sung trong năm nay và sẽ tiếp tục bảo vệ uy tín của sản phẩm Johnson's Baby Powder", Goodrich nhấn mạnh.
Goodrich cho rằng vụ thắng kiện của công ty J&J hồi tháng ba và toà án New Jersey bác đơn kiện họ năm ngoái là điển hình cho những cáo buộc thiếu bằng chứng khoa học của các nguyên đơn.
Gwen Myers - người phát ngôn của Imerys cho biết những cáo buộc của bồi thẩm đoàn là trái sự đồng thuận của Chính phủ và các tổ chức khoa học đã xác định bột (talc) là an toàn.
"Phán quyết này nhằm xoá bỏ những nỗ lực của cộng đồng khoa học nhằm xác định nguyên nhân thực sự dẫn đến ung thư buồng trứng", bà viết trong một báo cáo.
Trong khi đó, Ted Meadows - một trong những luật sư của bà Slemp chỉ trích: "Một lần nữa, chúng ta lại thấy các doanh nghiệp phớt lờ những nghiên cứu khoa học và tiếp tục chối bỏ trách nhiệm với phụ nữ Mỹ. Họ đặt lợi nhuận trên con người, chi hàng tỷ USD để thao túng các quy định kiểm soát".
Năm 2012, J&J đã bán thương hiệu Shower to Shower.
(Theo vnExpress)
Thuốc chữa ung thư bị tiêu hủy: Đừng đặt mạng người bên cạnh thủ tục Cần tới gần một năm cho thủ tục để nhập được những viên thuốc cứu người. Quãng thời gian này khiến cho câu nói của tiền nhân "cứu người như cứu hỏa" phần nào trở nên mỉa mai. 7 năm trước, mẹ của các con tôi được phát hiện mắc bạch cầu, sau một liệu trình gồm 6 đợt hóa trị, bệnh viện...