Ung thư không phải là chết: Bệnh nhân mắc K vú giai đoạn 4 vẫn chạy bộ
Luôn giữ tinh thần sống lạc quan, bệnh nhân này luôn hy vọng rằng tất cả mọi người nên duy trì năng lượng tích cực và tinh thần hăng hái tập luyện để bảo vệ sức khỏe.
Từ một người chỉ thỉnh thoảng tham gia chạy bộ khi còn học cấp 2 lên tới khi vào trường Đh, Sarah Smith bắt đầu tập luyện marathon nghiêm túc vào năm 2011. Sau đó, cô tham gia hàng loạt giải marathon cự ly 42km và dài hơn 42km.
Tuy nhiên, đầu năm 2018, cô phát hiện mình có khối u ở vú. Bác sĩ nói cô có 7 khối u ở ngực phải, u đã di căn vào các hạch bạch huyết, phổi và xương. Cô được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4. Sarah lo lắng hỏi bác sĩ liệu cô có thể tiếp tục đam mê chạy bộ không vì cô sợ có thể bị gãy xương khi ung thư đã di căn. Ngược với những lo lắng của cô, bá sĩ đã khuyên cô hãy tiếp tục vì chạy bộ giúp xương chắc khỏe và tinh thần sẽ vui vẻ hơn, miễn là phải luôn lắng nghe cơ thể.
Video đang HOT
Được động viên như vậy, Sarah lại tiếp tục chạy đường dài nhưng đôi khi, cô cảm thấy mệt. Vì thế, thời gian chạy không thể kéo dài, tốc độ chậm lại. Nhưng cô vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày. Tháng 9/2018, cô thậm chí đã đăng kí cuộc thi chạy Columbus Marathon.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, có nhiều khi cô cảm thấy mình không thể gượng dậy được. Khoảng thời gian này, cô cũng đang vừa điều trị ung thư lại vừa tiêm phòng cúm nên sức khỏe không được tốt. Buổi sáng diễn ra cuộc thi, cô bỗng chốc thấy cuộc sống mình tối sầm lại. Nhưng bài hát “Thunderstruck” của ACDC vang lên khi ấy đã vực cô dậy. Cô cùng chồng mặc chiếc áo có in dòng chữ “Sống chung với ung thư di căn” ở mặt trước và “Ràng buộc và quyết tâm” ở mặt sau để cùng bước vào đường đua.
Với thể trạng bệnh của mình, Sarah luôn cố gắng thử mọi cách để tạo ra cơ hội sống tốt nhất cho bản thân. Không chỉ duy trì tập thể dục, tiếp tục chạy và ăn uống có khoa học, cô cũng đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về ung thư vú di căn để hiểu về bệnh của mình và cơ thể mình. Theo dữ liệu từ Chương trình Giám sát, dịch tễ học và Viện Ung thư quốc gia, những người mắc ung thư vú ở giai đoạn 4 có thể kéo dài sự sống được thêm 2-3 năm.
“Bạn sẽ chẳng bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc đời mình. Hãy tiếp tục làm điều mình yêu thích và nở nụ cười trên môi, tận hưởng mọi khoảnh khắc khi còn sống”, Sarah luôn giữ tinh thần sống lạc quan như vậy.
70% bệnh nhân ung thư thực quản phát hiện trễ, khối u đã di căn
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phần lớn bệnh nhân phát hiện ung thư thực quản giai đoạn trễ.
Ung thư thực quản có tỷ lệ mắc đứng thứ chín, tỷ lệ tử vong đứng thứ sáu trên thế giới. Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận mỗi năm trên 100 trường hợp ung thư thực quản, trong đó, 70% phát hiện trễ, khối u đã di căn. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu giúp người bệnh sớm nhận biết ung thư thực quản.
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Ông H.H.N, 56 tuổi, ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu trong tình trạng khó nuốt khi ăn, ăn uống kém khiến cơ thể gầy yếu, suy kiệt, cân nặng giảm sút nhanh chóng trong vòng 3 tháng. Qua nội soi thực quản dạ dày, bác sĩ phát hiện ông N bị ung thư thực quản ngực 1/3 giữa giai đoạn 2. Người bệnh được truyền dinh dưỡng 1 tuần trước mổ.
Sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi ngực, bụng để cắt thực quản và tạo hình thực quản bằng dạ dày. 8 ngày sau, ông được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Ông tiếp tục điều trị hóa trị hỗ trợ sau mổ 8 đợt và được theo dõi định kỳ trong 3 năm sau phẫu thuật, kết quả tái khám cho thấy bệnh nhân chưa có dấu hiệu di căn. Đây là trường hợp điển hình người bệnh được can thiệp kịp thời dù phát hiện ung thư ở giai đoạn 2.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phần lớn bệnh nhân phát hiện ung thư thực quản giai đoạn trễ. Đáng lo ngại hơn, ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng khiến người bệnh chủ quan, không chủ động đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Khi các triệu chứng rõ ràng thì người bệnh đã ở giai đoạn trễ.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, ở giai đoạn đầu, người bị ung thư thực quản thường có triệu chứng nghẹn khi ăn, khó nuốt. Ban đầu có thể bị nghẹn bởi thức ăn dạng đặc như thịt, cá, nhưng lâu dần cảm giác nghẹn xảy ra ngay cả khi người bệnh dùng thức ăn dạng lỏng như canh, súp, cháo, thậm chí có trường hợp không uống được nước, sữa. Các triệu chứng khác cũng có thể gặp như: Đau ngực, khàn tiếng, sụt cân, gầy yếu, suy kiệt...
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Duy Long khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư thực quản, nên hạn chế rượu bia, bỏ hoàn toàn hút thuốc lá. Nếu có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh phải điều trị triệt để. Ngay khi có các dấu hiệu như: Nuốt khó, nghẹn, nóng rát sau xương ức, đau ngực..., người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh lao hạch có lây không? Bệnh lao hạch là một trong những bệnh lao ngoài phổi dễ mắc phải, xuất hiện nhiều nhất là ở trẻ em. Lao hạch là bệnh không lây nhiễm. Lao hạch khác với lao phổi là không lây lan cho những người xung quanh qua tiếp xúc bởi vi khuẩn này chỉ khu trú và phát triển trong hạch, không bùng phát ra...