Ung thư đang gia tăng ở những nước nghèo
Sự càng lọc cùng lối sống thay đổi đã giúp tỉ lệ ung thư giảm ở các quốc gia giàu, nhưng ngược lại nó lại tăng mạnh ở nhóm nước nghèo do áp dụng thói quen xấu từ phương Tây.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 14/12/2015 trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention thì riêng năm 2012, ước tính có khoảng 14,1 triệu trường hợp mắc ung thư và có đến 8,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia thì những con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng do bùng nổ dân số, tuổi thọ kéo dài và lối sống không lành mạnh.
Nhà dịch tễ học Lindsey Torre đến từ Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết “Đó không phải là điều đáng ngạc nhiên khi mà tỉ lệ ung thư vẫn còn khá cao ở các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy sự ra tăng rõ rệt của căn bệnh này tại các nước có mức thu nhập thấp và trung bình bởi sự lây nhiễm của lối sống không lành mạnh của phương Tây liên quan đến thuốc lá và béo phì”. Theo Lindsey Torre, các bệnh thường gặp nhất bao gồm ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư vú.
Ung thư giảm ở nước giàu, tăng ở nước nghèo (Ảnh minh họa)
Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng hút thuốc nhiều hơn, ăn đồ ăn vặt nhiều và ít vận động, do đó khả năng mắc bệnh ung thư ngày một cao. Tuy nhiên, đối với nhóm nước có thu nhập thấp thì điều này không tốt chút nào. Các quốc gia này chưa đủ nguồn lực và khả năng để đối phó tốt với căn bệnh ung thư đang phát triển tràn lan này. Nhiều nơi chưa thể triển khai các chương trình sàng lọc, khả năng phát hiện hay điều trị bệnh vẫn còn hạn chế nhiều so với các quốc gia giàu có trên thế giới.
Đồng thời, các quốc gia này vẫn còn đang phải gồng mình lên để chiến đấu với các loại ung thư do nhiễm trùng như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung. “Đó là lí do vì sao, đối với các nước này, đây là một gánh nặng gấp đôi”, Torre nhận định.
Video đang HOT
Torre và các đồng nghiệp từ Hiệp hội Ung thư Mỹ đã tiến hành thu thập dữ liệu về các trường hợp mắc bệnh và tử vong liên quan đến ung thư từ năm 2003 đến 2007. Cụ thể, họ nhận thấy có 8 loại ung thư chính mà mọi người gặp phải đó là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư thực quản và ung thư cổ tử cung.
Tiến sĩ David Katz, giám đốc Trung tâm nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) cho biết: “Vấn đề điều trị ung thư đang được thực hiện rất tốt ở các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, các yếu tố ung thư và bệnh mãn tính khác đang được xuất khẩu tích cực từ nước giàu sang nước đang phát triển”.
Chẳng hạn như việc Mỹ hạn chế tiêu thụ thuốc lá nhưng lại đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác. Cùng với đó, các mặt hàng đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt cũng được xuất khẩu tràn lan. Điều đó đã đẩy các nước tiêu thụ lớn các mặt hàng này tiến gần hơn với các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, bệnh béo phì và ung thư.
Ung thư đang là căn bệnh “giết người” đứng thứ 2, chỉ sau bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh ung thư hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh, mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ.
Theo_Eva
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai mạc Hội nghị COP21
Chiều 30/11 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm hội nghị Bourget ở thủ đô Paris.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: Vietnam )
Mục tiêu lớn nhất mà hội nghị đặt ra là đạt được Thỏa thuận Paris 2015 với cam kết của các nước trong việc cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1990.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự và có phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể của Hội nghị lần này.
Hội nghị COP21 thu hút sự tham gia của 1.300 đại biểu, trong đó có 150 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các quốc gia và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Trước khi diễn ra lễ khai mạc hội nghị, Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các trưởng đoàn đến tham dự hội nghị COP21.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trong loạt vụ khủng bố tại Paris tối 13/11 vừa qua cùng các vụ khủng bố mới đây tại nhiều nơi trên thế giới và tuyên bố các nhà lãnh đạo thế giới dành một phút tưởng niệm các nạn nhân bị khủng bố.
Phát biểu khai mạc COP21, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ có quyết tâm cao để cùng đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm chung tay đối phó với biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh "hôm nay là một ngày lịch sử" khi nước Pháp đón 150 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các quốc gia trên thế giới, theo đó cho rằng Pháp đang có được cơ hội lớn chưa từng có nhưng cũng đứng trước những thách thức không nhỏ khi tổ chức hội nghị.
Tổng thống Francois Hollande bày tỏ cảm ơn đến các nước trên thế giới sát cánh cùng nước Pháp trong thảm kịch khủng bố vừa qua.
"Tôi muốn nói đến hai thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt là khủng bố và thảm họa do biến đổi khí hậu. Chúng ta phải để cho thế hệ con cháu một thế giới không phải lo sợ khủng bố đồng thời có một môi trường sống bền vững. Năm nay chúng ta đang sống ghi nhận nhiều kỷ lục, mức nóng lên của thế giới, các thảm họa thiên tai... Chúng ta phải hành động nhân danh công lý về khí hậu."
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh thông điệp "Thành công tại COP21 Paris phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo của các quốc gia thế giới... Người dân trên thế giới và các thế hệ sau này trông chờ vào tầm nhìn và lòng dũng cảm của các nhà lãnh đạo trên thế giới trong việc nắm lấy thời cơ lịch sử này."
Mục tiêu chính của COP21 là thông qua một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020, gọi là Thỏa thuận Paris 2015 với sự cam kết của các nước cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1990. Nếu Thỏa thuận Paris 2015 được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm đàm phán về khí hậu trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế mới đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với sự tham gia của tất cả các quốc gia thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.
Nếu các nước không nỗ lực cắt giảm phát thải thì nhiệt độ Trái Đất có thể tăng lên 4,8 độ C vào cuối thế kỷ này và đây sẽ làm thảm họa đối với nhân loại, nhất là mức nước biển có thể dâng cao đến 2 mét, nhấn chìm nhiều quốc gia đảo nhỏ và các vùng cửa sông, ven biển và đồng bằng trù phú trên trái đất, trong đó Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.
Theo chương trình Hội nghị COP21, cùng với các bài phát biểu của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng các nước như Anh, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản... vào đêm nay theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp cấp cao của COP21, khẳng định với thế giới cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế.
Trước khi tham dự Hội nghị COP21, Việt Nam là một trong 150 nước đã chủ động đưa ra mức cam kết quốc gia để cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải nhà kính nhằm đảm bảo mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất vào năm 2100 tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hai vợ chồng chết trên vũng máu tại nhà trọ Ông Cường và bà Ngọc được đưa vào Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ cấp cứu. Tuy nhiên, bà Ngọc tử vong trước khi đến bệnh viện. Công an đến khám nghiệm hiện trường. (Nguồn ảnh: Dân Việt) Theo thông tin trên báo Dân Việt cho biết, tối 16/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đang...