Ứng phó ngập lụt tại đô thị
Chuyện đô thị bị ngập lụt đã thấy có từ xa xưa trên thế giới. Dân số tăng, biến đổi khí hậu trên trái đất và sự tàn phá của thiên nhiên, của con người là một trong những nguyên nhân chính khiến chuyện đô thị bị lũ lụt nhiều hơn và mức độ trầm trọng hơn.
Con người đã tạo nên kỳ tích với những công trình kỹ thuật và kiến trúc ngăn đô thị bị ngập lụt bởi nước biển dâng cao, với hệ thống đê điều hai bên bờ những dòng sông lớn và với kỹ thuật, công nghệ tiêu thoát nước trong đô thị
Buenos Aires, Argentina: Thành phố xinh đẹp này hứng chịu nhiều trận lụt khủng khiếp gây thiệt hại nặng nề cả về con người và vật chất. Gần đây nhất, trận lụt vào tháng tư khiến hàng trăm người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: The Bubble.
Xây dựng đê điều và chống tàn phá rừng ở thượng nguồn các dòng sông trải qua biết bao thế kỷ đến nay vẫn được coi là biện pháp phòng ngừa và đối phó ngập lụt công hiệu nhất. Trên phương diện này, một quan điểm khoa học ngày càng thắng thế là trả lại cho những con sông dòng chảy tự nhiên của nó. Nhiều TP ở châu Âu đã dần phục hồi những dòng sông, dòng suối chảy qua TP, để cho dòng sông chảy vòng vèo, uốn lượn chứ không làm thẳng dòng chảy của chúng. Khôi phục lại sông, hồ và thảm thực vật ở hai bên bờ những dòng sông là giải pháp được cho là rất đắc dụng về lâu dài.
Ở bên trong TP, những giải pháp phòng ngừa và đối phó ngập lụt được đưa ra. Trước hết là quy hoạch và phát triển mạng lưới hệ thống cống rãnh thoát nước phù hợp với mức độ phát triển của đô thị về xây dựng, giao thông và cuộc sống của dân cư đô thị tăng lên cho khoảng thời gian ít nhất từ 20 đến 30 năm. Tiếp đến là việc phủ xanh đô thị như có thể được cả trên mặt đất lẫn trên mái nhà để hạn chế được nước chảy tràn trên mặt đất. Những sân vận động hay công viên được chủ ý xây dựng thấp hơn nền mặt đường trong đô thị để trong trường hợp mưa to nước ngập sẽ trở thành nơi hút nước tạm thời, giúp cho hạn chế ngập lụt trên đường phố. Những biện pháp này được rất nhiều đô thị ở châu Âu và Mỹ áp dụng.
Video đang HOT
Theo kinhtedothi
Nhiều vết nứt, sạt lở bất thường trên núi đe dọa người dân
Nhiều vết nứt rộng 20-30cm và kéo dài xuất hiện tại nhiều điểm trên núi Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định). Hiện, địa phương nâng cấp độ cảnh báo đến hàng trăm người dân sống lân cận, đề phòng thảm họa vỡ núi vào mùa mưa.
Ngày 11/7, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định) cho biết, đoàn công tác huyện này đã có kết luận ban đầu về tình trạng núi Goi Ra Hách bị nứt hàng chục vết. Theo đó, những vết nứt, sạt không phải phải do tác động địa chất gây nên.
Người dân lo lắng trước những vết nứt, sạt lở tại trên Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định).
"Khu vực gần núi Goi Ra Hách không có mỏ đá nào hoạt động. Núi này có nhiều đá, người dân thường xuyên làm nương rẫy mở đường mòn và có cả đường xe ô tô của lâm nghiệp. Rất có thể do quá trình mưa, rửa trôi nước làm làm xói mòn, núi bị sạt lở sâu xuống", ông Nam cho hay.
Theo UBND huyện An Lão, nguyên dân ban đầu là do núi Goi Ra Hách, ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão) địa hình sườn dốc; thảm thực vật bị cạn kiệt do phong trào trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy của người dân.
Cũng theo phỏng đoán của huyện này, núi Goi Ra Hách bị nứt, sạt theo kiểu ở vùng núi các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện này, phải giữ nguyên diện tích trồng keo trên đó chứ không được khai thác; vận động bà con giữ thảm thực vật cho núi, không được tác động thêm vào đó.
"Đó chỉ là đánh giá bằng mắt thường của đoàn kiểm tra huyện. Để có đánh giá chính xác hơn, sắp tới địa phương sẽ mời Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ về khảo sát lại để có đánh giá cụ thể hơn mức độ ảnh hưởng. Từ đó, có giải pháp ứng phó hoặc di dời để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân", ông Nam thông tin.
Người dân lo lắng vào mùa mưa lũ dễ gây ra sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân.
Ông Nam cho biết thêm: "Trước mắt, nhận thấy mức độ ảnh hưởng chưa cao nên chúng tôi chưa lên phương án di dời dân. Địa phương chỉ khuyến cáo người dân vào mùa mưa lũ, hạn chế tối đa không nên đi làm rẫy hoặc thăm ruộng ở vùng núi đó".
Trong khi đó, theo báo cáo trước đó của UBND xã An Vinh, những năm trở lại đây, tình trạng nứt, sạt lở ở núi Goi Ra Hách ngày càng nghiêm trọng. Hiện có hàng chục vết nứt trên đỉnh núi này, nhiều vết nứt có độ dài vài chục mét. Đặc biệt, có vết nứt rộng gần 0,5m, người có thể chui vào sâu được...
Theo ông Đinh Văn Cung, Chủ tịch UBND xã An Vinh, cho biết núi Goi Ra Hách rộng 5ha, nằm ở thượng nguồn khu dân cư thôn 5 (với 65 hộ dân/275 nhân khẩu). Trước nay, núi Goi Ra Hách là nơi người dân thường xuyên đi lại, chăn thả gia súc; có ruộng tập trung, rừng trồng cây công nghiệp của người dân và lâm trường...
Do mùa mưa tại địa phương thường kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chính quyền phải thường xuyên cảnh báo người dân vào mùa mưa lũ, đề phòng núi Goi Ra Hách có thể bị vỡ đất.
Doãn Công
Theo Dantri
"Rừng" người chen chúc, đội nắng tắm biển xả xui ngày Tết Đoan Ngọ Giữa trưa nắng, biển Quy Nhơn (Bình Định) đông nghịt người trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trưa nay, hàng nghìn người dân đổ xô đến biển Quy Nhơn để tắm biển xả xui, cầu may mắn. Hàng nghìn người kéo về biển Quy Nhơn trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, đúng 12h Tết Đoan ngọ (ngày 5.5 Âm lịch)...