Nhiều diện tích chè ở Con Cuông bị thối rễ, nấm lá
Đang vào vụ thu hái lứa chè sau đợt mưa kéo dài từ cuối tháng 7. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng chè trên địa bàn huyện Con Cuông không khỏi lo lắng khi nhiều diện tích chè bị thối rễ, nấm lá.
Bà Nguyễn Thị Mai ở thôn Tân Lập, xã Bồng Khê trồng 5 sào chè, hiện nay có đến hơn 1/3 diện tích bị nấm lá.
Với diện tích này, trước đây, mỗi lứa gia đình bà thu hoạch trên 3 tấn, nhưng lứa này chỉ còn khoảng 2,7 tấn chè. Để khôi phục lại diện tích chè đã bị hư hại, gia đình bà Mai tuốt hết những lá chè bị khô héo, tỉa cành 2 bên rãnh và xới lại gốc.
Do bị nấm bệnh dẫn đến năng suất chè ở Con Cuông bị giảm sút. Ảnh: Minh Hạnh
Xã Bồng Khê hiện có 47 ha trồng chè công nghiệp tập trung tại các thôn Tân Lập, Tân Trà, Lam Trà, thôn 2/9.
Với đặc điểm diện tích đất trồng chè bằng, không có độ dốc nên khi gặp thời tiết mưa kéo dài như thời gian vừa qua, trên nhiều diện tích chè khó thoát nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Trên 30% diện tích chè của người dân bị nấm gây hại.
Mặc dù năng suất giảm nhưng lứa thu hoạch này giá chè khá ổn định và cao hơn so với mọi năm, mức giá giao động từ 40.00 – 49.000 đồng/yến.
Video đang HOT
Nhiều diện tích chè ở xã Bồng Khê đã bị nhiễm bệnh.Ảnh: Bá Hậu
Còn tại xã Yên Khê, địa phương có diện tích chè công nghiệp lớn nhất của huyện Con Cuông, với 245 ha. Hiện nay, có khoảng 40% diện tích chè bị nhiễm nấm và 10 ha chè bị thối rễ.
Theo ông Nguyễn Đình Hà – Bí thư chi bộ thôn Trung Yên, xã Yên Khê, đây không phải là năm đầu tiên cây chè bị hiện tượng này. Hàng năm, vào các tháng mưa nhiều dẫn đến độ ẩm thấp, diện tích chè ở các vùng trũng không thoát được nước đều bị nhiễm nấm, lá khô cháy.
Mặc dù người dân đã kết hợp sử dụng phun thuốc diệt nấm cộng với các biện pháp thủ công nhưng vẫn chưa loại trừ được bệnh trên cây chè. Theo ước tính của người dân, do nhiễm sâu bệnh, thối rễ nên lứa chè này bị giảm năng suất và thu nhập giảm 30% so với lứa chè trước.
Tại xã Yên Khê (Con Cuông) nhiều diện tích chè có hiện tượng khô lá, héo cành. Ảnh: Bá Hậu
Huyện Con Cuông hiện có 366 ha chè, trong đó gần 355 ha đã cho thu hoạch. Với thời tiết thất thường như hiện nay, việc xuất hiện nhiều loại nấm gây thiệt hại trên cây chè mà chưa có thuốc đặc trị khiến nhiều hộ trồng chè không khỏi lo lắng vì thất thu.
Bà Trần Thị Ngân – Trạm Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện cho biết: Hiện nay, cây chè bị nhiễm bệnh tập trung chủ yếu ở hai xã có diện tích chè lớn nhất huyện là Bồng Khê,Yên Khê.
Trạm đang tập trung hướng dẫn người trồng chè các biện pháp vệ sinh nương chè, làm sạch cỏ dại, tỉa bớt cành cây che bóng, tạo độ thông thoáng trong nương chè. Mặt khác, các hộ trồng chè tăng cường bón thêm phân kali để tăng sức chống chịu bệnh cho cây chè…
Minh Hạnh – Bá Hậu
Theo baonghean
Trường mầm non cho trẻ ăn miến luộc lộ thêm nhiều sai phạm
Liên quan tới vụ việc Dân Việt từng phản ánh về trường mầm non cho trẻ ăn miến trắng luộc, theo kết quả kiểm tra của huyện Con Cuông, trường này có nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Trước đó, Dân Việt đã thông tin về vụ việc Trường mầm non Thạch Ngàn (xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) cho trẻ ăn miến trắng luộc. Vụ việc gây bức xúc, phản ứng trong dư luận bởi liên quan trực tiếp tới sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ.
Từ hình ảnh học sinh chỉ ăn miến trắng luộc đã lộ ra chuỗi sai phạm của Trường mầm non Thạch Ngàn.
Ngay sau khi báo chí nêu, huyện Con Cuông đã thành lập đoàn kiểm tra. Bước đầu cho thấy sai phạm là khá nghiêm trọng.
"Các cá nhân sai phạm trong vụ việc sẽ được xử lý nghiêm, ngoài việc yêu cầu nhà trường phải hoàn trả lại cho phụ huynh tiền thu chi sai mục đích, huyện sẽ còn giáng chức, điều chuyển một số cán bộ vi phạm. Sự việc đã làm ảnh hưởng tới nỗ lực chăm lo, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn" - Bí thư Huyện ủy Con Cuông Nguyễn Đình Hùng.
Cụ thể, qua kiểm tra, số tiền xã hội hóa, trường này không niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí huy động cũng như kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp.
Đặc biệt, năm học 2015-2016, nhà trường không nộp vào kho bạc 60 triệu đồng, tự quản lý, sử dụng không đúng với quy định về chế độ tài chính kế toán chứng từ, quyết toán.
Tới năm học 2016-2017, học sinh ở điểm trường trung tâm đóng 585.000 đồng (90.000 đồng tiền nước; 495.000 đồng tiền nuôi cô). Số tiền này sau đó thừa gần 80 triệu đồng. Nhà trường chỉ trả lại hơn 16 triệu đồng còn hơn 60 triệu đã chi sai mục đích.
Ngoài ra, nhà trường thu vượt nhiều so với chi thực tế là sai nguyên tắc thu đủ bù chi do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An quán triệt.
Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cũng làm rõ việc phụ huynh tố nhà trường bớt xén khẩu phần ăn của học sinh là chưa chính xác bởi trường nhập thực phẩm từ 4 hộ cung cấp thay vì một hộ như phản ánh của phụ huynh.
Nhưng trường này có lỗi là nhập thực phẩm ngoài không có chứng nhận an toàn thực phẩm là sai.
Liên quan tới hình ảnh học sinh chỉ ăn miến trắng luộc, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông thông tin, đó là bữa ăn phụ, bữa trưa các cháu đã ăn cơm có thịt, bữa phụ buổi chiều thì dùng xương hầm nước luộc miến. Việc điều tiết bữa ăn cho các cháu học sinh là không phù hợp.
Theo Danviet
Hiệu trưởng trường nấu bữa ăn 'chỉ có bún luộc' cho trẻ bị đình chỉ Nghi vấn trường mầm non Thạch Ngàn còn nhiều khoản thu sai quy định, UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) lập đoàn kiểm tra. Ngày 27/11, UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) ký quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc thu chi đầu năm học tại trường mầm non xã Thạch Ngàn nhằm làm rõ nghi vấn lạm...