Ứng phó các vấn đề về mắt trong đại dịch COVID-19 thế nào?
Dịch COVID-19 đã khiến cho rất nhiều người từ trẻ em đến người lớn phải làm việc, học tập trực tuyến, làm tăng đột biến thời lượng mắt phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… dẫn đến vô số hệ lụy cho mắt.
Vậy có những cách nào giúp bảo vệ mắt trong đại dịch?
Các vấn đề về mắt do tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử
Cận thị: Dùng mắt để nhìn gần trong thời gian dài, với cường độ cao gây ra cận thị. Nghiên cứu trên sinh viên tại Singapore sau 3 tháng ôn thi miệt mài chúng sẽ phát sinh cận thị khoảng 0.50 D đến 0.75D. Nghiên cứu cỡ mẫu lớn (meta-analysis) tại Mỹ cho những người dùng các loại màn hình trên 7 giờ một ngày, sau 2 năm có tới 80% sẽ bị cận thị. Ngưỡng dùng máy tính và các loại màn hình khác dưới 5 giờ một ngày được coi là an toàn.
Khô mắt: Với các khó chịu như chói, cộm, dàn dụa nước mắt, nhìn mờ thoáng qua, không tiếp tục công việc được hoặc giảm tập trung khi làm việc máy tính. Màn hình LCD hiện đại vẫn không cản được hoàn toàn ánh sáng xanh, môi trường điều hòa thông khí nhân tạo, giảm chớp mắt do tăng chú ý… là tổng hợp các nguyên nhân làm khô mắt nhiều hơn, nặng hơn ở những người phải tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều.
Mỏi mắt, đau đầu, rối loạn và co quắp điều tiết: Mỏi mắt, cảm giác giật mắt- tic, đau nhức trong hốc mắt, nhìn mờ cả xa và gần thoáng qua… là những khó chịu ai cũng đã từng bị khi làm việc quá nhiều với máy tính do mệt mỏi thị giác, tình trạng co cơ mắt hay mệt mỏi điều tiết. Nó báo hiệu có điều gì đó không ổn và nên nghỉ ngơi.
Giải pháp nào ứng phó?
Giãn cách việc ngồi trước màn hình, nghỉ ngơi xen kẽ: Sau 2 giờ làm việc với máy tính nên nghỉ 15 phút, sau một giờ học nên nghỉ 5 phút. Không ra ngoài hay thả tầm mắt được thì cũng nhắm mắt lim dim, massage quanh mắt, chườm ấm nếu mắt mệt mỏi. Qui tắc 20-20-20: Cứ 20 phút lại cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra xa 20 feets (6m) trong 20 giây.
Mát xa mắt giúp mắt được thư giãn khi phải làm việc quá nhiều.
Chiếu sáng và tăng độ tương phản: Màn hình có nấc tăng chiếu sáng tự thân, có nút tăng tương phản, chỉnh cỡ chữ và ký tự to lên… nhưng không nên tạo hiệu ứng glare (lóa, sáng quoắc). Chiếu sáng từ bên ngoài là nguồn phụ nhưng quan trọng nên chiếu từ phía trên và phía sau màn hình. Bóng đèn công suất bé, compact và đèn vàng là thích hợp, không nên dùng đèn neon. Không nên để máy tính ở gần cửa sổ hay nguồn sáng mạnh, gây giao thoa ánh sáng và hiệu ứng glare.
Cự ly, khoảng cách: Học bằng iphone nhìn khó do màn hình bé nếu chỉ nghe giảng và học ngoại ngữ thì ổn. Nên dùng laptop và destop là thích hợp. Khoảng cách từ mắt đến màn hình khoảng 1.5 lần đường ché, destop khoảng 60-80 cm, laptop – ipad 30-40 cm. Màn hình cao hoặc thấp hơn mắt một chút, tạo với trục nhìn góc 15-20 độ. Với laptop bố mẹ cũng nên quan tâm đến bàn, ghế hợp với tầm vóc của trẻ.
Video đang HOT
Dinh dưỡng: Nên ăn nhiều rau, củ, quả màu đỏ hoặc vàng. Các loại hải sản, các loại cá, nhuyễn thể cũng rất tốt cho mắt và não.
Đảm bảo tổng thời gian tương tác với màn hình đừng quá 7 giờ một ngày.
Tăng cường dinh dưỡng các loại rau củ có màu cam giúp ích cho hoạt động của mắt.
Dùng thuốc: Có thể dùng một loại thuốc bổ mắt hay thực phẩm chức năng chứa vitamin A-E-C theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi làm việc với máy tính tần số chớp mắt sẽ giảm xuống còn 5-7 lần thay vì 15 lần như bình thường, dẫn đến tăng nguy cơ khô mắt. Vì vậy có thể dùng thêm nước mắt nhân tạo, thuốc bôi trơn và làm ẩm ướt bề mặt nhãn cầu, thuốc chống mỏi mắt. Các dạng thuốc không cần kê đơn này sẽ làm giảm bớt cơn mỏi mắt, chảy nước mắt, đau rát mắt có thể phát sinh khi làm việc với máy tính và các thiết bị điện tử. Thuốc chống mỏi mắt dạng nhỏ tác dụng khiêm tốn và không giải tỏa tức thì chuyện mỏi mắt. Các thuốc chống mỏi mắt thường chứa vitamin nhóm B, chorondine sunfat…
Dùng kính chuyên dụng: Kính dùng cho máy tính chuyên dụng có thể làm bạn thoải mái hơn khi dùng máy tính nhiều giờ trong ngày. Những người đang đeo kính thuốc (lão thị, cận-viễn- loạn thị) có thể sắm riêng một đôi kính chỉ dùng cho mắt nhìn thật tốt ở cự ly trung bình 20-26 inches (50-65 cm) tương ứng với khoảng cách từ mắt đến màn hình. Kính đa tròng cũng có tác dụng tương tự nếu người đeo dung nạp tốt.
Đối với những người đang đeo kính tiếp xúc sẽ rất dễ bị lạm dụng kính khi làm việc với máy tính do mải mê, bỏ qua qui trình sử dụng và vệ sinh kính. Vì vậy có thể nên thay đổi dùng kính gọng và kính tiếp xúc xen kẽ, đừng đeo kính khi đi ngủ, tuân thủ qui định vệ sinh và làm sạch kính.
Không nên xem phim 3D khi nghỉ giãn cách do COVID-19. Phim 3D gây mệt mỏi cho não và nhất là mắt do cưỡng bức mắt luôn lệch vào trong thái quá để tạo hiệu ứng 3D.
Hai mối nguy hiểm cần biết khi đeo kính áp tròng
Đằng sau sự tiện lợi và tính thẩm mỹ, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ trước những tác dụng của kính áp tròng.
Kính áp tròng (hay kính tiếp xúc) đang trở thành "cứu cánh" đối với một bộ phận lớn người trẻ bị cận thị. Không còn mờ trắng mắt kính mỗi khi thở mạnh lúc đeo khẩu trang hay ăn đồ nóng, người bị tật khúc xạ giờ đây có thể sinh hoạt, làm việc bình thường với loại kính đặc biệt này.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại trước các sản phẩm kính áp tròng khi những lợi ích của sản phẩm này có đi kèm với mối nguy hiểm nào đằng sau hay không?
Những nguy cơ người dùng kính áp tròng phải đối mặt
Trao đổi với Zing , tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), nhận định: "Thực tế hiện nay, kính áp tròng được sử dụng rất nhiều. Sản phẩm này giúp chúng ta đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, hạn chế sự bất tiện. Ngoài ra, kính áp tròng còn giúp người bệnh có trường nhìn rộng hơn so với loại kính truyền thống".
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết người sử dụng kính áp tròng phải đối mặt với 2 nguy cơ chính là nhiễm trùng và khô mắt. Nguyên nhân là kính áp tròng được đặt ngay trên bề mặt giác mạc. Kính tiếp xúc với giác mạc chỉ qua một lớp nước mắt.
Dù vậy, những nguy cơ này chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng sản phẩm kính áp tròng không đảm bảo chất lượng hay chưa tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian, vệ sinh, bảo quản kính...
Người đeo kính áp tròng thường phải đề phòng trước nguy cơ khô mắt và nhiễm trùng. Ảnh minh họa: Self .
"Việc sử dụng sản phẩm kính áp tròng đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Chất liệu sản xuất kính không đạt tiêu chuẩn khiến khả năng thấm hút, trao đổi khí của kính kém dẫn đến tình trạng khô mắt, gây tổn thương giác mạc và không đảm bảo chất lượng thị giác", bác sĩ Hiền nói.
Bên cạnh đó, việc không tuân thủ hướng dẫn trong vệ sinh, tháo, lắp kính áp tròng cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ này giải thích: "Trong quá trình sử dụng, các loại vi khuẩn, bụi bẩn có thể đã bám trên bề mặt kính. Lúc này, nếu không đảm bảo vệ sinh khi ngâm, rửa kính hay tháo, lắp kính sai cách, kính áp tròng khi được đeo lên mắt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, môi trường bên trong mắt sử dụng kính áp tròng lâu ngày thường bị khô cũng khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn".
Lúc này, việc sử dụng kính áp tròng có thể trở thành tác nhân gây một số bệnh như viêm kết mạc, viêm giác mạc, thậm chí loét giác mạc. Tình trạng loét giác mạc dù được điều trị thành công vẫn có thể để lại sẹo, ảnh hưởng tới thị giác.
Bác sĩ Hiền chia sẻ mới đây, một trường hợp được xét nghiệm và chẩn đoán loét giác mạc do amip cũng bởi nguyên nhân trên. Trước đó, bệnh nhân này được tiến sĩ Hiền theo dõi từ khi còn đeo kính gọng do cận thị. Khi ra trường, bệnh nhân chuyển vào TP.HCM làm việc và sử dụng kính áp tròng mềm. Sau một tuần điều trị, ổ loét của bệnh nhân vẫn chưa liền.
"Bệnh nhân này bị loét giác mạc cả hai mắt. Đây là trường hợp chúng tôi rất ái ngại bởi dù có thể điều trị khỏi vết loét, bệnh vẫn có thể để lại sẹo và khiến thị giác giảm sút", vị chuyên gia này nói.
Kính áp tròng không làm tăng độ cận
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định thông tin việc đeo kính áp tròng làm tăng độ cận thị là không chính xác.
"Chúng tôi cũng chỉ định cho một số trường hợp sử dụng kính áp tròng để kiểm soát tốc độ cận. Ví dụ, kính áp tròng mềm loại đa tiêu cự vẫn thường xuyên được các bác sĩ sử dụng làm biện pháp hạn chế tốc độ tăng cận ở trẻ em", bác sĩ Hiền cho biết.
Do đó, người đeo kính áp tròng hoàn toàn không có nguy cơ bị tăng độ cận do sử dụng sản phẩm này.
Kính áp tròng không phải nguyên nhân gây tăng độ cận. Ảnh minh họa: Contactsdirect.
Theo bác sĩ Hiền, thị trường hiện có rất nhiều loại kính áp tròng. Tuy nhiên, chuyên gia của Bệnh viện Mắt Trung ương chia sản phẩm này có 3 loại chính gồm kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng ban ngày và kính áp tròng cứng chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm.
Trong đó, kính áp tròng mềm sử dụng trong các trường hợp cận thị, loạn thị, viễn thị hoặc một số vấn đề liên quan thẩm mỹ như bệnh nhân bị sẹo giác mạc, tạo màu...
Kính áp tròng cứng ban ngày được sử dụng để đeo lúc thức, điều trị các tật cận thị, loạn thị, viễn thị cho bệnh nhân.
Một loại khá thịnh hành thời gian gần đây là kính áp tròng cứng chỉnh hình giác mạc đeo vào ban đêm. Loại kính áp tròng này được khá nhiều bác sĩ và bệnh nhân sử dụng nhằm điều chỉnh tật khúc xạ tạm thời.
Tuy nhiên, nhược điểm của kính áp tròng ban đêm là sản phẩm này được sử dụng khi mắt trong trạng thái nhắm. Lúc này, môi trường trong mắt rất dễ bị viêm nhiễm nếu kính không sạch sẽ. Người dùng có thể bị nhiễm khuẩn hay các loại nấm, ký sinh trùng...
Do đó, người sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn bảo quản, tháo lắp kính, nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên và đi khám đúng hạn để được phát hiện sớm những biến chứng nếu có.
Đặc biệt, bác sĩ Hiền cho hay để kính đạt hiệu quả tối đa, người sử dụng phải đảm bảo thời gian ngủ khi đeo kính ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
"Khi sử dụng kính áp tròng, người bệnh phải tuân thủ đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Với bất kể loại kính áo tròng nào, người dùng đều phải đảm bảo việc vệ sinh, bảo quản và tháo lắp an toàn. Ngoài ra, chúng ta cần đeo kính theo chỉ định và kiểm soát của bác sĩ", bác sĩ Hiền nhấn mạnh.
Người bị cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không? Bị cận thị có cần đeo kính không? Có nên đeo kính thường xuyên khi bị cận không? Bị cận thị nhẹ thì có nên đeo kính hay không? Đây là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bị cận thị. 1. Không đeo kính cận khi bị cận có sao không? Có người bị cận thấp chỉ 0,25 - 0,5...