Ứng dụng Zoom gây tranh cãi vì xem nhẹ sự riêng tư của người dùng miễn phí
Ứng dụng gọi điện video và họp trực tuyến Zoom đã gây ra nhiều tranh cãi khi cho biết sẵn sàng cho phép FBI và cảnh sát truy cập cuộc gọi của những người dùng miễn phí.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc những người dùng có trả phí luôn được ưu đãi và trang bị nhiều tính năng hơn so với người dùng miễn phí là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với những dịch vụ trực tuyến, thì cho dù là người dùng có trả phí hay miễn phí, quyền riêng tư của người dùng luôn phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, Zoom mới đây đã có một tuyên bố gây tranh cãi khi xem nhẹ quyền riêng tư của những người dùng miễn phí và chỉ ưu tiên cho người dùng có trả phí.
Zoom gây tranh cãi vì ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư của người dùng có trả phí và bỏ qua người dùng miễn phí
Theo đó, Zoom xác nhận rằng ứng dụng này sẽ không kích hoạt chức năng mã hóa cuộc gọi cho những người dùng miễn phí của Zoom, mà lý do là để cho phép các lực lượng thực thi pháp luật như cục điều tra liên bang (FBI) hay cảnh sát có thể truy cập vào những cuộc gọi này nếu cần.
Video đang HOT
Điều đáng nói là với những người dùng có thu phí, Zoom vẫn sẽ trang bị tính năng mã hóa cuộc gọi để giúp tăng cường bảo mật và không cho phép người ngoài, ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật, truy cập vào các cuộc gọi này.
“Chúng tôi nghĩ rằng tính năng này (mã hóa cuộc gọi) nên là một phần của dịch vụ”, Eric Yuan, CEO của Zoom cho biết trong một cuộc họp với các nhà đầu tư. “Người dùng miễn phí, rõ ràng chúng tôi không muốn trao cho họ tính năng này bởi vì chúng tôi muốn làm việc với FBI, với cơ quan thực thi pháp luật địa phương, trong trường hợp người dùng sử dụng Zoom cho mục đích xấu”.
Tuy nhiên, lời giải thích của Eri Yuan đã gây ra nhiều tranh cãi, khi nhiều người cho rằng phải chăng chỉ có người dùng miễn phí của Zoom mới có các hành vi xấu cần lực lượng thực thi pháp luật can thiệp, còn những người dùng có trả phí thì không? Sẽ thế nào nếu những người dùng có trả phí của Zoom cũng lợi dụng công cụ này cho những mục đích xấu của mình, nhưng cơ quan chức năng không thể can thiệp được do cuộc gọi đã được mã hóa?
Không ít người đã lên tiếng chỉ trích Zoom khi cho rằng dịch vụ này đã quá xem thường sự riêng tư của người dùng miễn phí. Dĩ nhiên, việc người dùng có trả phí được trang bị thêm nhiều tính năng hơn là điều dễ hiểu, nhưng những vấn đề liên quan đến sự riêng của người dùng, một ứng dụng như Zoom không nên lợi dụng để kiếm lời.
Mã hóa cuộc gọi là một vấn đề quan trọng đối với Zoom, sau khi công cụ này đã để lộ ra những điểm yếu như cuộc họp trực tuyến dễ dàng bị người lạ xâm nhập và quậy phá. Việc mã hóa cuộc gọi trên Zoom có thể giúp bảo vệ người dùng tốt hơn, đặc biệt với những người sử dụng Zoom cho mục đích giáo dục và học trực tuyến.
Trước những lời chỉ trích nhằm vào mình, Zoom đã đưa ra một thông cáo để trấn an người dùng.
“Zoom không chủ động giám sát nội dung cuộc gọi và chúng tôi sẽ không chia sẻ thông tin với cơ quan thực thi pháp luật, trừ các trường hợp như lạm dụng tình ái trẻ em. Chúng tôi không có cửa hậu để cho phép một người có thể bí mật tham gia vào cuộc họp mà những người khác không hay biết”, Zoom cho biết trong thông cáo đưa ra.
Nhiều người cho rằng mục đích cao nhất của Zoom đó là buộc người dùng phải trả phí để sử dụng tính năng mã hóa cuộc gọi, hơn là nhằm mục đích hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật để điều tra và ngăn chặn các hành vi phạm pháp được chia sẻ qua Zoom.
Zoom tạm dừng dịch vụ miễn phí với người dùng cá nhân Trung Quốc
Nikkei đưa tin ứng dụng gọi video trực tuyến Zoom Video Communications đã dừng việc đăng ký người dùng mới tại Trung Quốc.
CEO Zoom Eric Yuan. Ảnh: Reuters
Từ ngày 1/5, người dùng tài khoản miễn phí không còn được tổ chức họp qua Zoom nhưng vẫn có thể tham gia họp. Chỉ có tài khoản khách hàng doanh nghiệp trả tiền và cá nhân đã nâng cấp lên tài khoản tính phí trước ngày 1/5 được phép làm việc này.
Theo thông tin trên website tiếng Trung của Donghan Telecom, một đại lý của Zoom, trong tương lai, nền tảng chỉ cho phép khách hàng doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ đăng ký kinh doanh và tài khoản ngân hàng được mua dịch vụ. Website viết khách hàng cá nhân không được phép mua dịch vụ Zoom.
Zoom đang được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc cho các khóa học miễn phí của những trường hàng đầu như Đại học Chiết Giang, Đại học Tsinghua. Công ty thương mại điện tử JD.com, website đặt phòng du lịch Ctrip, nhà sản xuất smartphone Oppo và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc... đều là khách hàng của Zoom.
Dù vậy, Zoom - công ty do kỹ sư gốc Trung Eric Yuan thành lập năm 2011 - lại bị giám sát từ cả Mỹ và Trung Quốc khi căng thẳng thương mại leo thang. Theo Donghan Telecom, hạn chế đối với tài khoản cá nhân tại nước này là do "yêu cầu pháp lý" của nước sở tại. Đây không phải lần đầu Zoom được các nhà chức trách Trung Quốc để mắt: dịch vụ họp video từng bị chặn tại nước này mùa thu năm 2019 khi chiến tranh thương mại lên đỉnh điểm.
Tại Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi Zoom là "thực thể Trung Quốc" vào tháng 4/2020 sau khi công ty thừa nhận một số dữ liệu thoại bị định tuyến "nhầm" về Trung Quốc đối với những người dùng không phải người Trung Quốc. Công ty cam kết không để xảy ra sai sót lần nữa.
Trước những câu hỏi về Zoom và Trung Quốc, ông Yuan từng viết blog làm rõ quan điểm. Ông nhấn mạnh Zoom là công ty Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq. Ông cũng trở thành công dân Mỹ vào tháng 7/2007 và đã "sống hạnh phúc tại Mỹ từ năm 1997".
Về trung tâm phát triển và nghiên cứu của Zoom tại Trung Quốc, ông cho rằng điều này tương tự với nhiều công ty công nghệ đa quốc gia khác. Văn phòng của hãng tại đây do chi nhánh của công ty mẹ tại Mỹ điều hành.
Tuần trước, Zoom thông báo mở hai trung tâm nghiên cứu phát triển mới tại Mỹ. Ngoài ra, để giải quyết các điểm yếu về bảo mật và quyền riêng tư, hãng đã mời cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster làm Giám đốc độc lập và cựu Giám đốc bảo mật Facebook Alex Stamos làm cố vấn. Zoom cũng mua lại công ty an ninh Keybase để tích hợp mã hóa đầu cuối vào dịch vụ.
Nguy cơ đe dọa an ninh mạng trong các ứng dụng họp trực tuyến Các chuyên gia Kaspersky đã nghiên cứu về mức độ bảo mật của những ứng dụng hội họp trực tuyến để đảm bảo an toàn an ninh mạng, trong giai đoạn nhiều quốc gia đang tiến hành cách ly xã hội. Kết quả phân tích phát hiện khoảng 1.300 tệp có tên tương tự những ứng dụng hội họp phổ biến như Zoom,...