Ứng dụng ‘Y tế HCM’ vừa ra mắt đã nhận nhiều đánh giá một sao
Nhiều người dùng đánh giá ứng dụng Y tế HCM điểm kém trên kho ứng dụng với lý do cập nhật sai và để lộ thông tin.
“Y tế HCM” là ứng dụng dùng để khai báo y tế điện tử của Sở Y tế TP.HCM, thay thế cho hình thức khai báo giấy trên địa bàn thành phố. Vừa được công bố chính thức, ứng dụng này đã nhận phải nhiều phản hồi tiêu cực từ người dùng.
Trên kho ứng dụng Google Play, “Y tế HCM” đang có điểm số trung bình 1,6/5 sao với gần 900 phản hồi, trong đó có nhiều đánh giá một sao. Trong khi đó trên App Store, ứng dụng này có điểm đánh giá trung bình 3,1/5 sao với khoảng 100 nhận xét.
Ứng dụng “Y tế HCM” đang có điểm đánh giá trung bình 1,6/5 sao trên Google Play.
Lượng đánh giá tiêu cực dành cho “Y tế HCM” xuất hiện nhiều hơn trong những ngày gần đây. Theo ghi nhận của PV vào ngày 11/9, ứng dụng này có điểm đánh giá trung bình 3,9/5 trên Android và 3,4/5 trên hệ hiều hành iOS.
Các vấn đề người dùng phản ánh về “Y tế HCM” gồm có F0 khai báo trên app nhưng không được cơ sở y tế tại phường hỗ trợ, kết quả xét nghiệm Covid-19 của người dùng không được cập nhật, sai thông thông tin tiêm chủng….
Video đang HOT
“Tôi ở Hóc Môn, 4 tháng rồi không đi đâu, nhưng trên thông tin khai báo lại hiện tôi ở quận 10, quận Tân Phú, bệnh viện dã chiến. Thông tin hoàn toàn sai lệch, đề nghị chỉnh sửa”, tài khoản Trịnh Đăng Khoa đánh giá một sao và để lại nhận xét.
Ngoài ra trong ngày 14/6, nhiều tài khoản phản ánh tình trạng ứng dụng “Y tế HCM” để lộ lọt thông tin cá nhân của người dùng. Cụ thể, khi truy cập mục Theo dõi sức khỏe tại nhà trên app, người dùng sẽ nhìn thấy thông tin khai báo F0 của nhiều tài khoản khác. Những dữ liệu bị lộ bao gồm nơi khai báo, triệu chứng, trường hợp theo dõi, nhiệt độ cơ thể, nồng độ oxy trong máu…
Theo ghi nhận của PV , đến 13h ngày 14/9, tình trạng lỗi nói trên đã không còn, thông tin cá nhân của người dùng không còn hiện trên mục Theo dõi sức khỏe tại nhà.
Ứng dụng “Y tế HCM” được Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với sở Y tế phát triển từ ứng dụng khai báo y tế điện tử thành nền tảng ứng dụng thống nhất để phục vụ người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19.
Mỗi người dân được cấp một mã QR trên ứng dụng “Y tế HCM”. Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh thì sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại hoặc được cơ quan Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ.
Quận 7, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè là 3 địa phương đầu tiên của TP.HCM triển khai thí điểm nền tảng này.
Dùng thử ứng dụng Y tế HCM
Ứng dụng Y tế HCM trả kết quả xét nghiệm Covid-19 cho người dân bằng mã QR, giao diện dễ dùng nhưng dữ liệu y tế chưa lưu thông toàn bộ.
Ứng dụng Y tế HCM đang có sẵn trên hai kho ứng dụng CH Play và App Store. Người dân chỉ cần tải về, đăng nhập bằng số điện thoại cá nhân là có thể sử dụng. Thao tác đăng nhập đơn giản, người dùng chỉ cần nhập số điện thoại và xác nhận bằng mã OTP gửi về tin nhắn.
Giao diện của Y tế HCM khá trực quan. Từ màn hình chính, người dùng có thể chọn mẫu khai báo y tế khi đến bệnh viện hoặc cơ quan, công sở. Nội dung tương tự trên các ứng dụng khai báo sức khoẻ toàn dân như VHD, Bluezone. Sau khi khai báo, ứng dụng sẽ tự động cập nhật vào mã QR cá nhân. Người dùng chỉ cần đưa mã QR để cơ quan chức năng kiểm tra.
Ngoài ra ứng dụng còn có thêm tính năng quét QR code để khai báo và đánh dấu điểm đến. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng xem lại lịch trình di chuyển của mình, đã đến đâu, thời gian nào. Cơ quan y tế cũng có thể dựa trên đó để truy vết trong trường hợp cần thiết.
Giao diện ứng dụng Y tế HCM với các tính năng giúp người dân dễ dàng khai báo y tế và nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng mã QR.
Tính năng đáng chú ý nhất trên ứng dụng Y tế HCM là trả kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng mã QR. Việc này không chỉ giúp người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, hạn chế tiếp xúc, mà còn giúp số hóa dữ liệu sức khoẻ người dân, thay vì dùng giấy xác nhận như truyền thống.
Để xem kết quả xét nghiệm, người dùng đăng nhập vào phần "Thông tin của tôi - My QR" kéo xuống mục "Kết quả xét nghiệm Covid-19". Thông tin xét nghiệm được hiển thị dưới dạng mã QR. Theo Sở Y tế TP HCM, mã QR này có giá trị tương tự tờ xác nhận kết quả xét nghiệm, có thể xuất trình cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Dưới mã QR xét nghiệm Covid-19 có thêm thông tin về người được xét nghiệm, thời gian, địa điểm, thời gian, kỹ thuật và lý do xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người cho biết họ đã làm xét nghiệm nhưng kết quả vẫn thông báo chưa có trong ứng dụng.
Kết quả xét nghiệm Covid-19 sẽ được trả về dưới dạng mã QR, có giá trị tương đương giấy kết quả xét nghiệm.
Trên ứng dụng Y tế HCM, mỗi người dân được định danh bằng một mã QR. Theo Sở Y tế TP HCM, sau khi đăng ký kích hoạt tài khoản người dùng, hệ thống sẽ tự động kết nối với hệ thống cấp mã định danh QR cá nhân của Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ đó, mã định danh QR cá nhân của người dân có thể được sử dụng đồng bộ với ứng dụng Truy vết tiếp xúc Bluezone và ứng dụng khai báo y tế VHD của Bộ Y tế.
Trước khi trả kết quả xét nghiệm qua mã QR trên toàn thành phố, hệ thống đã được thí điểm tại 4 bệnh viện, gồm Nhân dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương, TP Thủ Đức và Lê Văn Thịnh.
Trước đó, ngày 12/7, Sở Y tế TP HCM ghi nhận gần 100 đơn vị kết nối dữ liệu xét nghiệm về trung tâm dữ liệu, với trên 50.000 kết quả xét nghiệm được trả. Dữ liệu được liên thông từ hệ thống phần mềm của các đơn vị được cấp phép xét nghiệm Covid-19 (gồm cả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm khẳng định RT-PCR). Để kết quả được liên thông, các cơ sở y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng cần xây dựng hệ thống, chuẩn hóa dữ liệu với ứng dụng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP HCM đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ để kiểm soát dịch bệnh, giúp người dân ổn định với cuộc sống. Ngoài ứng dụng Y tế TP HCM, TP HCM còn dùng Robocall vào việc sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ mắc Covid-19. Hệ thống AI sẽ tự động gọi đến số điện thoại của người dân, hỏi thăm tình hình sức khoẻ và sàng lọc người có nguy cơ dương tính thông qua các triệu chứng.
Trước khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, ứng dụng bản đồ tránh Covid-19 đã giúp người dân tìm đường di chuyển, tránh những nơi đang phong toả hoặc có ca dương tính. Sau khi các chợ truyền thống phải đóng cửa một số quận huyện như thành phố Thủ Đức còn phát xây dựng thêm ứng dụng "Mua sắm an toàn", giúp người dân TP Thủ Đức tìm kiếm địa điểm mua bán đang hoạt động gần mình kèm thông tin chỉ đường hoặc đặt hàng trực tuyến.
Khi số ca nhiễm Covid-19 của thành phố tăng cao, lượng người tiếp xúc gần lớn, gây quá tải các cơ sở y tế tập trung, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đề xuất dùng công nghệ để kiểm người cách ly tại nhà. Ứng dụng sẽ quản lý người cách ly bằng nhận diện khuôn mặt và định vị.
Tỷ lệ người cài ứng dụng Bluezone của Bắc Ninh đã đạt trên 41% dân số Tính đến 17h ngày 30/5, tỉnh Bắc Ninh đã có 565.616 lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone, chiếm hơn 41% dân số và vươn từ vị trí thứ 4 tại thời điểm chiều 26/5 lên xếp thứ 2 trong 63 tỉnh, thành. Bluezone là ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nghiễm Covid-19 đã được Bộ Y tế...