Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả.
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ASEAN và trên thế giới.
Để tận dụng ưu thế mà xu hướng công nghệ cốt lõi này mang lại, thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả.
Thiết bị quan trắc môi trường nhỏ gọn với tên gọi là Fi-Mi, được lắp đặt trên tuyến xe buýt tại Hà Nội, giúp thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí ở các nơi mà xe đi qua. Trung tâm điều khiển sẽ tổng hợp, phân tích dữ liệu truyền về, sau đó đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí. Do ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nên mức độ chính xác sẽ được cải thiện dần theo thời gian khi dữ liệu thu thập được ngày càng nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – chia sẻ: “Chúng tôi sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán chất lượng không khí ở những vùng mà không có xe buýt đi qua và cả dự báo chất lượng không khí trong tương lai nữa. Trí tuệ nhân tạo cũng được sử dụng để tối ưu hóa hoạt động của thiết bị như tự động điều chỉnh tần suất lấy mẫu của các thiết bị sao cho nó tiết kiệm năng lượng nhất mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao nhất”.
Video đang HOT
Trong khi đó, một nhóm đang nghiên cứu và phát triển một giải pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thu thập và phân tích thông tin trên mạng Internet. Sau khi liệt kê danh sách các bài báo, bài viết, bình luận trên mạng xã hội có liên quan tới từ khóa cần tra cứu, hệ thống sẽ đánh giá thông tin đó mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Thống kê số lượng theo thời gian, nguồn bài viết hay từng tên miền.
Thạc sĩ Đào Quang Toàn – Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam – cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã trang bị những phần mềm như này cho các đơn vị như UBND và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương. Họ sẽ giám sát các chính sách khi mà đưa ra sẽ được phản hồi từ phía người dân, các cơ quan báo chí thông qua các bài viết ủng hộ chính sách đó hay phản đối chính sách đó, từ đó điều chỉnh chính sách ngày càng tốt hơn”.
Trí tuệ nhân tạo có thể ứng dụng trong nhận diện mệt mỏi của tài xế, tránh tai nạn xảy ra, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân, chuyển văn bản thành giọng nói, trợ giúp cho những người khiếm thị hoặc chẩn đoán bệnh ung thư… Dữ liệu là yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ ứng dụng nào của trí tuệ nhân tạo.
PGS. TS. Nguyễn Long Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Tiên tiến về Trí tuệ nhân tạo, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam – cho rằng: “Để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì việc đầu tiên chúng ta phải làm đó là đầu tư vào hạ tầng chia sẻ dữ liệu và hạ tầng mạng lưới tính toán. Nó là nền tảng cho các nhóm nghiên cứu cùng xây dựng những mô hình chia sẻ các công cụ về trí tuệ nhân tạo từ đó phát triển các giải pháp giải quyết các bài toán cụ thể”.
Theo dự báo, sự phát triển trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ tập trung vào các xu hướng xe tự lái, trợ lý ảo và gia tăng trải nghiệm trên các thiết bị di động thông minh.
Ứng dụng AI giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hơn 50%
Hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có đang thử nghiệm Al. Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến Al với phong thái thăm dò, thử nghiệm.
Trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Đặc biệt, các công ty này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng Al.
Chiều 22-9, tại Hà Nội, các hoạt động đầu tiên của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 (AI4VN 2022) với chủ đề "Phục hồi kinh tế, định hình tương lai" đã diễn ra. Với mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ sinh thái AI tại Việt Nam, chương trình AI Workshop được tổ chức với 3 phiên nội dung tương ứng với các chủ đề về "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng", "Đào tạo và kết nối nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo" và "Tự động hóa trong sản xuất".
Quang cảnh chương trình AI Workshop với nội dung "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng" trong chiều 22-9. Ảnh: TRẦN BÌNH
Tại nội dung "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng", trình bày tham luận, ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel cho biết, tại Viettel, trung tâm không gian mạng được hình thành từ năm 2017 và đã nghiên cứu ứng dụng AI cho đa dạng ngành nghề tại Việt Nam. Thời gian qua, Viettel cũng mang những giải pháp tới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tại các hội nghị từ đầu năm, mọi người thường nhắc tới giải pháp cho AI ở góc độ nhà nghiên cứu, chỉ số công nghệ nhưng Viettel muốn mang tới góc nhìn mới, thiên về ứng dụng nhiều hơn.
Ông Phạm Quang Vinh dẫn báo cáo gần nhất của Accenture (công bố ngày 8-6-2022) cho thấy, hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có đang thử nghiệm AI. Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến AI với phong thái thăm dò, thử nghiệm trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Đặc biệt, các công ty này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng AI. "AI sẽ trở thành phương thức chính thức để khách hàng tương tác với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng", ông Phạm Quang Vinh cho biết.
Cũng theo ông Vinh, trong 3 năm tới, tích luỹ về cơ sở dữ liệu AI sẽ mang lại giá trị lớn, góp phần giải quyết nhiều vấn đề. Đây là giai đoạn rút ngắn thời gian để đưa lại giá trị cho doanh nghiệp. "42% chuyên gia tại các doanh nghiệp chưa hiểu nguy cơ bị tụt hậu nếu không tiếp cận AI. Do đó với vai trò đơn vị tư vấn và mang giải pháp, chúng tôi tập trung xây dựng khái niệm chung về AI, từ đó góp phần giúp công ty đưa ra quyết định đầu tư để tối ưu chi phí", ông Vinh cho biết.
Triển lãm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học tại sự kiện. Ảnh: TRẦN BÌNH
Ông Đặng Hoàng Vũ, Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh của MoMo cho biết, với công nghệ AI, MoMo cho phép người dùng mở tài khoản ngân hàng trực tiếp trên MoMo App, không cần gặp mặt. Người dùng có thể chọn các ngân hàng đối tác MoMo, trong trường hợp không thành công có thể chuyển sang đăng ký ngân hàng khác mà không cần thực hiện lại các bước đăng ký. Hệ thống phân phối và khám phá dịch vụ của MoMo được đầu tư rất nhiều.
Ứng dụng AI được triển khai khắp các điểm chạm với người dùng như: tìm kiếm, hiển thị dịch vụ, phân phối quảng cáo, khuyến mãi... để thúc đẩy tương tác và đem lại trải nghiệm đơn giản, tiện lợi hơn. Nhờ đó, MoMo đạt được một số thành công nhất định khi áp dụng AI như: tỷ lệ click tăng 16%; thời gian trung bình từ lúc người dùng tìm kiếm đến khi click giảm 7% thời gian; số lượng dịch vụ trung bình được mỗi người dùng khám phá qua màn hình tăng 15%; quảng cáo của đối tác bên ngoài tăng 6%... Theo ông Đặng Hoàng Vũ, hiệu quả AI mang lại không phải là một con số cụ thể. Việc ứng dụng AI tại MoMo hướng tới mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cộng đồng người dùng, nhất là những người không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện tài chính khác.
Đông đảo bạn trẻ tham quan và trải nghiệm các sản phẩm ứng dụng AI tại sự kiện AI4VN 2022. Ảnh: TRẦN BÌNH
Xuyên suốt 2 ngày hoạt động của AI4VN 2022 là triển lãm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học. Khách tham quan có cơ hội trải nghiệm sản phẩm, tìm hiểu các ứng dụng AI do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển. Đây cũng là cơ hội để các đơn vị quảng bá và kết nối với các đối tác tiềm năng. Mục tiêu AI4VN 2022 là hướng tới, giúp cộng đồng hiểu hơn về công nghệ AI đã thay đổi cuộc sống như thế nào thông qua chuỗi hoạt động gồm 3 hội thảo chuyên đề, diễn đàn AI Summit, triển lãm và lễ trao giải cho các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI xuất sắc. Trong ngày đầu còn có chương trình AI Tech Matching, kết nối các nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp với nhà đầu tư.
AI4VN 2022 do Bộ KH-CN chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức, với sự phối hợp của Bộ KH-ĐT, Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU). Đơn vị tài trợ chính là Aus4Innovation, chương trình hỗ trợ củng cố hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ, quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO. Aus4Innovation dành tổng ngân sách 16,5 triệu AUD cho các chương trình AI tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022 với đối tác chiến lược là Bộ KH-CN.
AI tạo ra bước nhảy vọt về năng suất cho các doanh nghiệp Trong những năm qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành một trong những công nghệ then chốt góp phần thay đổi và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Ngày 23-9, tại Hà Nội, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam...